Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11 (có đáp án): Tổng kết lịch sử thế giới



Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11 (có đáp án): Tổng kết lịch sử thế giới

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có đáp án, chọn lọc với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử lớp 12.

Câu 1. Trật tự thế giới mới được hình thành ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là

Quảng cáo

A. trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.

B. trật tự thế giới đơn cực.

C. trật tự hai cực Ianta.

D. trật tự thế giới đa cực.

Đáp án: C

Giải thích: Trật tự thế giới mới được hình thành ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là trật tự hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.

Câu 2. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới khi nào ?

A. Năm 1945.       B. Năm 1947.

C. Năm 1949.       D. Năm 1950.

Quảng cáo

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1949, với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống trên thế giới.

Câu 3. Nhận xét nào là đúng về hệ thống xã hội chủ nghĩa trong thế kỉ XX?

A. Chủ nghĩa xã hội là một lực lượng hùng hậu về kinh tế - quân sự, chi phối mọi hoạt động quốc tế.

B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành lực lượng tồn tại duy nhất trên thế giới.

C. Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự, kinh tế.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã vượt xa hệ thống tư bản chủ nghĩa về kinh tế - khoa học kĩ thuật.

Quảng cáo

Đáp án: C

Giải thích: Trong nhiều thập niên của thế kỉ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự, kinh tế.

Câu 4. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã vào năm

A. 1989.

B. 1990.

C. 1991.

D. 1992.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã.

Câu 5. Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi bị xóa bỏ vào năm

A. 1990.       B. 1991.       C. 1992.       D. 1993.

Quảng cáo

Đáp án: D

Giải thích: Bản Hiến pháp tháng 11/1993 ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai. Đến tháng 4/1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi ?

A. Thắng lợi của cách mạng Libi (1952).

B. Thắng lợi của cách mạng Angiêri (1962).

C. Thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbích (1975).

D. Thắng lợi của cách mạng Nammibia (1990).

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Ănggôla và Môdămbích trước thực dân Bồ Đào Nha đã đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.

Câu 7. Trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mĩ.       B. Tây Âu.

C. Nhật Bản.        D. Liên Xô.

Đáp án: A

Giải thích: Trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Mĩ.

Câu 8. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới trong thế kỉ XX là

A. Liên Xô, Mĩ và Nhật Bản.

B. Mĩ, Liên Xô và Anh.

C. Mĩ, Nhật Bản và Trung Quốc.

D. Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.

Đáp án: D

Giải thích: Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới trong thế kỉ XX là Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.

Câu 9. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên thành một cường quốc về

A. tài chính.

B. chính trị.

C. quân sự.

D. công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên thành một cường quốc về chính trị.

Câu 10. Chiến tranh lạnh kết thúc vào năm

A. 1985.       B. 1986.

C.1989.       D. 1990.

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 12/1989, tại Manta (Địa Trung Hải), Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 11. Trung Quốc bắt đầu thực hiện đường lối cải cách - mở cửa từ năm

A. 1978.       B. 1987.

C. 1979.       D. 1982.

Đáp án: A

Giải thích: Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa.

Câu 12. Nước Cộng hoà Cuba thành lập vào năm

A. 1958.       B. 1959.

C. 1953.       D. 1945.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1959, sau khi lật đổ chính quyền độc tài thân Mĩ Batixta, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

Câu 13. Tổ chức Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu vào:

A. năm 1991.       B. năm 1993.

C. năm 1999.       D. năm 1967.

Đáp án: B

Giải thích: Tổ chức Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu vào ngày 1/1/1993.

Câu 14. Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. phát triển hợp tác với các nước Đông Nam Á.

D. vươn lên trở thành cường quốc chính trị.

Đáp án: A

Giải thích: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ, điều này được thể hiện qua việc kí kết và khẳng định sự tồn tại vĩnh viễn của Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

Câu 15. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. kĩ thuật đi trước mở đường cho khoa học phát triển.

B. kĩ thuật trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ công nghệ.

C. khoa học trở lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là khoa học trở lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 16. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vào thời gian nào ?

A. Năm 1989.         B. Năm 1990.

C. Năm 1988.         D. Năm 1991.

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1991, với sự sụp đổ của Liên Xô, trật tự thế giới hai cực Ianta cũng sụp đổ.

Câu 17. Nội dung nào không là nhân tố thúc đẩy sự xói mòn của trật tự thế giới hai cực Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.

B. Sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập trên thế giới.

C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản.

D. Sự vươn lên của Trung Quốc sau chiến tranh thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô không phải là nhân tố thúc đẩy sự xói mòn của trật tự thế giới hai cực Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 18. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập vào ngày ?

A. 1/ 1/ 1959.       B. 1/ 11/1950.

C. 1/10/ 1949.       D. 1/11/1949.

Đáp án: C

Giải thích: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập vào ngày 1/10/ 1949.

Câu 19. Sự kiện nào dưới đây được xem là một bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.

B. Thắng lợi của cách mạng Chi-lê.

C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.

D. Thắng lợi của cách mạng Pê-ru.

Đáp án: C

Giải thích: Cách mạng Cuba giành thắng lợi (1959) được xem là một bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mở ra cao trào đấu tranh lật đổ ách thống trị chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở khu vực này.

Câu 20. Một trong những nước sáng lập tổ chức ASEAN là

A. Việt Nam.      B. Lào.

C. Campuchia.       D. Thái Lan.

Đáp án: D

Giải thích: Các nước sáng lập tổ chức ASEAN (1967) bao gồm: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philipin.

Câu 21. Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã

A. làm sụp đổ hệ thống chủ nghĩa đế quốc.

B. dẫn đến sự thay đổi bản đồ chính trị thế giới.

C. khiến chủ nghĩa tư bản không còn là duy nhất trên thế giới.

D. khiến chủ nghĩa xã hội xuất hiện và trở thành hệ thống thế giới.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến sự thay đổi bản đồ chính trị thế giới với sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.

Câu 22. Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra chủ yếu ở

A. châu Á, châu Phi và châu Âu.

B. châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.

C. châu Á, châu Âu và Mĩ Latinh.

D. châu Âu, châu Phi và Mĩ Latinh.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra chủ yếu ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.

Câu 23. Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh là

A. Liên hợp quốc.

B. Liên minh châu Âu.

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Đáp án: B

Giải thích: Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh là Liên minh châu Âu.

Câu 24. Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Trung Quốc.

D. Nhật Bản.

Đáp án: B

Giải thích: Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là Liên Xô.

Câu 25. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc

A. Mĩ và Trung Quốc.       B. Mĩ và Anh.

C. Mĩ và Đức.        D. Mĩ và Liên Xô.

Đáp án: D

Giải thích: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.

Câu 26. Trong những năm 1946 – 1950, nhân dân Liên Xô đã

A. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

B. tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

C. chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

D. tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Đáp án: D

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã để lại cho Liên Xô nhiều hậu quả nặng nề. Vì vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã thực hiện kế hoạch năm năm 1946 – 1950 để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 27. Thành tựu quan trọng nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng cơ cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX là

A. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

B. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

C. mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

D. đi đầu thế giới trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

Đáp án: B

Giải thích: Thành tựu quan trọng nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng cơ cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX là trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Đây là thành tựu khẳng định sức mạnh của kinh tế Liên Xô, tạo nên thế cân bằng chiến lược so với Mĩ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên