Bài tập Sinh trưởng ở thực vật có lời giải



Bài tập Sinh trưởng ở thực vật có lời giải

Câu 1: Vì sao chúng ta không nên sử dụng thực vật đã được xử lý bằng auxin nhân tạo để làm thức ăn ?

Trả lời :

    Trong cơ thể thực vật không có các enzim để phân giải auxin nhân tạo. Do đó khi xử lý rau, củ, quả bằng auxin nhân tạo, các chất này sẽ tích lũy trong mô thực vật, làm ô nhiễm nông phẩm và gây nguy hại cho người sử dụng. Đây chính là lý do giúp giải thích vì sao chúng ta không nên sử dụng các thực vật đã được xử lý bằng auxin nhân tạo để làm thức ăn.

Câu 2: Trong nuôi cấy mô thực vật, xitôkinin có vai trò gì đối với sự hình thành chồi trong mô callus ?

Trả lời :

    Trong nuôi cấy mô thực vật, xitôkinin giúp hoạt hóa sự phân hóa và phát sinh chồi thân của mô callus nhờ khả năng kích thích sự phân chia, làm tăng số lượng tế bào của mô.

Câu 3: Em hãy nêu một số biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng của hoocmôn thực vật.

Trả lời :

   Một số biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng của hoocmôn thực vật :

   - Dùng auxin để kích thích ra rễ.

   - Dùng gibêrelin để phá trạng thái ngủ của hạt và củ .

   - Dùng auxin và gibêrelin để tạo quả không hạt.

   - Dùng xitôkinin trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách phát triển.

   - Dùng êtilen để thúc quả chín và sản xuất dứa trái vụ.

   - Dùng axit abxixic để ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.

Câu 4: Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì ?

Trả lời :

    Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân làm tăng bề ngang (độ dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên (tầng sinh bần và tầng sinh mạch). Sinh trưởng thứ cấp có ở cây Hai lá mầm – nhóm thực vật tồn tại mô phân sinh bên và kết quả của kiểu sinh trưởng này là làm cho thân, cành rễ của cây to ra (tăng kích thước bề ngang).

Câu 5: Các lớp tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu ?

Trả lời :

    Ở cây thân gỗ, mô phân sinh bên gồm có hai loại, đó là tầng sinh bần và tầng sinh mạch. Hoạt động của tầng sinh mạch cho ra mạch gỗ thứ cấp đẩy vào bên trong và mạch rây thứ cấp ở phía ngoài. Hoạt động của tầng sinh bần cho ra bần (lớp ngoài cùng của vỏ cây) và nội bì. Như vậy lớp tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ tầng sinh bần.

Câu 6: Những nét hoa văn trên lát cắt ngang thân cây gỗ vùng nhiệt đới có xuất xứ từ đâu ?

Trả lời :

    Trong một năm, vùng nhiệt đới có sự phân hóa mùa rõ rệt (xuân, hè, thu, đông) và sự sinh trưởng của những cây thân gỗ sống tại nơi đây cũng chịu chi phối mạnh mẽ bởi nhân tố này. Vào mùa xuân hè, thời tiết thuận lợi và dinh dưỡng tốt nên cây sinh trưởng mạnh hơn, tạo nên lớp gỗ dày và sáng màu. Ngược lại vào mùa đông, do điều kiện khắc nghiệt và dinh dưỡng kém nên cây sinh trưởng hạn chế, tạo nên lớp gỗ mỏng và có màu sậm. Tập hợp của hai lớp gỗ này được gọi là vòng năm. Chính sự sai khác về màu sắc trong từng thời điểm sinh trưởng đã tạo ra những đường vân sáng tối đẹp mắt trong cấu tạo thân của cây thân gỗ vùng nhiệt đới. Do đó ta có thể kết luận nét hoa văn trên lát cắt ngang thân cây gỗ vùng nhiệt đới là có xuất xứ từ các vòng năm.

Câu 7: Em hãy giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối.

Trả lời :

    Auxin là một chất kích thích sinh trưởng được tổng hợp chủ yếu trong bóng tối. Do đó, khi cây sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, hàm lượng auxin sẽ dần tăng lên, chiếm tỉ lệ áp đảo so với hàm lượng abxixic – chất ức chế sinh trưởng và kết quả là cây sinh trưởng mạnh hơn (mọc vống) so với khi sống trong môi trường có đủ ánh sáng. Ngoài ra, hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối còn có thể được giải thích theo một khía cạnh khác, đó là khi không có ánh sáng, cây ít bị mất nước hơn và đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp cây sinh trưởng mạnh hơn so với điều kiện chiếu sáng bình thường.

Câu 8: Sinh trưởng sơ cấp được tạo ra do đâu và kết quả của kiểu sinh trưởng này là gì ?

Trả lời :

    Sinh trưởng sơ cấp được tạo ra do hoạt động nguyên phân của tế bào mô phân sinh đỉnh (thân, cành, rễ). Kết quả của kiểu sinh trưởng này là làm tăng chiều dài của thân và rễ. Đây là kiểu sinh trưởng có ở cả cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm.

Câu 9: Vì sao người ta thường xếp quả chín xen kẽ với quả xanh ?

Trả lời :

    Hoạt động chuyển hóa vật chất ở quả chín thường diễn ra rất mạnh mẽ và làm phát sinh khí êtilen giải phóng ra ngoài môi trường. Loại hoocmôn thực vật này có vai trò thúc quả chóng chín, do vậy để các quả được thu hái trong cùng một lứa được chín đồng đều, người ta thường xếp xen kẽ quả chín với quả xanh.

Câu 10: Gibêrelin được sinh ra chủ yếu từ đâu và có tác dụng sinh lý như thế nào ?

Trả lời :

   - Nguồn gốc : Gibêrelin được sinh ra chủ yếu từ lục lạp, phôi hạt và chóp rễ.

   - Tác dụng sinh lí : Gibêrelin làm tăng sự phân chia tế bào và thúc đẩy sự sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào, kích thích hạt nảy mầm và sự phân giải tinh bột, góp phần làm tăng chiều cao cây và tạo quả không hạt.

Câu 11: Cây cà chua ra hoa khi nào và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm ?

Trả lời :

    Cây cà chua ra hoa khi phát sinh đủ 14 lá và tuổi của cây một năm được tính theo số lá.

Câu 12: Khi ở điều kiện quang chu kì thích hợp, cơ chế nào giúp cây chuyển từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa ?

Trả lời :

    Khi ở điều kiện quang chu kì thích hợp thì trong lá cây hình thành nên hoocmôn ra hoa (là một hợp chất bao gồm gibêrelin giúp kích thích sinh trưởng của đế hoa và antezin là chất giả thiết có vai trò kích thích sự ra mầm hoa). Sau khi hình thành, hoocmôn ra hoa sẽ được vận chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân, cành và kích thích ra hoa ở những vị trí này.

Câu 13: Em hiểu như thế nào là xuân hóa ?

Trả lời :

    Ở một số loài cây mùa đông, chúng chỉ ra hoa sau khi đã trải qua một mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lí nhiệt độ thấp thích hợp. Người ta gọi hiện tượng này là xuân hóa (sự ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp).

Câu 14: Quang chu kì là gì ? Dựa vào quang chu kì, thực vật được phân loại như thế nào ?

Trả lời :

   - Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây.

   - Dựa vào ảnh hưởng của quang chu kì đến đời sống thực vật, người ta phân chia thực vật thành 3 nhóm chính :

     + Cây trung tính : ra hoa không phụ thuộc vào quag chu kì. Ví dụ : hướng dương, lạc, cà chua…

     + Cây ngày ngắn : ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. Ví dụ : đậu tương, vừng, thược dược, mía…

     + Cây ngày dài : ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ. Ví dụ : củ cải đường, thanh long, lúa mì,…

Câu 15: Phitôcrôm có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra hoa của thực vật hạt kín ?

Trả lời :

   Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì nên nó ảnh hưởng đến sự ra hoa của thực vật hạt kín thông qua quang chu kì. Cụ thể là :

   + Ánh sáng đỏ (có bước sóng 660 nm) ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.

   + Ánh sáng đỏ xa (có bước sóng 730 nm) ức chế sự ra hoa của cây ngày dài nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 11 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chuyen-de-cam-ung-o-dong-vat.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên