Bài tập về Đột biến gen có lời giải



Bài tập về Đột biến gen có lời giải

Câu 1: Đột biến gen là gì? Có những dạng đột biến nào? Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến.

Trả lời

Quảng cáo

   - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit nhất định.

   - Có 3 dạng đột biến gen thường là: mất 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

   - Đột biến gen xuất hiện do tác động của các nhân tố vật lí, hoá học, sinh học trong môi trường gây ra hoặc xảy ra ngẫu nhiên do những sai khác trong các hoạt động sống gây ra.

   - Cơ chế phát sinh: Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch của gen dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo.

    Gen → Tiền đột biến → Đột biến gen

Quảng cáo

Câu 2: Nêu hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.

Trả lời

   - Đột biến gen tạo ra các alen mới chủ yếu ở trạng thái lặn, thông qua giao phối mà phát tán rộng rãi. Thông thường, các đột biến thường có hại nhưng khi trong các tổ hợp gen khác nhau hoặc các điều kiện môi trường khác nhau có thể trở thành có lợi.

   - Đột biến gen là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.

Câu 3: Gen D dài 4080 Å. Gen D đột biến thành gen d. Khi gen d tự sao 1 đợt đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến nói trên.

Trả lời

   Số nuclêôtit của gen D là: (4080 :3,4) x 2 = 2400 (nuclêôtit)

   Gen d ít hơn gen D số nuclêôtit là: 2 nuclêôtit tức 1 cặp nuclêôtit.

   Do đó dạng đột biến đã xảy ra là mất đi 1 cặp nuclêôtit khiến gen D đột biến thành gen d.

Quảng cáo

Câu 4: Một gen có tổng số nuclêôtit là 2400. Gen có số liên kết hiđrô trong các cặp A – T bằng số liên kết hiđrô trong các cặp G – X trong gen. Gen bị đột biến thay thế hai cặp A – T bằng hai cặp G – X. Hãy tính số nuclêôtit loại X trong gen sau đột biến.

Trả lời

   Số nuclêôtit mỗi loại của gen:

   Theo đề bài ta có:

   Tổng số nuclêôtit là: 2A + 2G = 2400 (1)

   Số liên kết hiđrô: 2A = 3G (2)

   Từ (1) và (2) G = X = 480; A = T = 720 nuclêôtit

   Sau khi bị đột biến thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X, số nuclêôtit lọai X là: 480 + 2 = 482 (nuclêôtit)

Trắc nghiệm Đột biến gen có đáp án

Câu 1: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là:

   A. vi khuẩn

   B. động vật nguyên sinh

   C. 5BU

   D. virut hecpet.

Câu 2: Đột biến xảy ra trong cấu trúc gen

   A. biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử

   B. cần một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình

   C. biểu hiện ngay trên kiểu hình.

   D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.

Câu 3: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

   A. tác động của các tác nhân gây đột biến.

   B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến

   C. tổ hợp gen mang đột biến.

   D. môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến

Quảng cáo

Câu 4: Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng

   A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường

   B. ngắn hơn so với m ARN bình thường

   C. dài hơn so với mARn bình thường.

   D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.

Câu 5: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là:

   A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A.

   B. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.

   C. thay thế cặp A-T thành cặp X-G

   D. mất cặp nuclêôtit A-T hoặc G-X.

Câu 6: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình

   A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

   B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.

   C. ngay ở cơ thể mang đột biến.

   D. Khi ở trạng thái đồng hợp tử

Câu 7: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

   A. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

   B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loại quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

   C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

   D. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

Câu 8: Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen?

   A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

   B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

   C. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá

   D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng?

   A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

   B. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

   C. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.

   D. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

Câu 10: Đột biến gen có những điểm nào giống biến dị tổ hợp?

   A. Đều thay đổi về cấu trúc gen.

   B. Đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

   C. Đều là biến dị di truyền.

   D. B và C đều đúng.

Câu 11: Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau nào?

1. Đột biến gen là biến dị di truyền còn biến dị tổ hợp là biến dị tổ hợp thì không di truyền.

2. Đối với sự tiến háo của loài thì đột biến gen có vai trò quan trọng hơn; đột biến gen xuất hiện đột ngột gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước.

3. Đột bién gen làm gen thay đổi cấu trúc còn biến dị tổ hợp thì không.

4. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp lại vật chất di truyến vốn có của bố mẹ cho con qua giảm phân và thụ tinh.

Phương án đúng là:

   A. 1, 2

   B. 2, 3

   C. 2, 4

   D. 3, 4

Câu 12: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này có dang

   A. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.

   B. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba thứ 80.

   C. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.

   D. thêm 1 cặp nuclêôtit ở bị trí thứ 80.

Câu 13: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào

   A. điều kiện sống của sinh vật.

   B. điều kiện sống của sinh vật.

   C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

   D. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

Câu 14: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là

   A. có hại cho cá thể.

   B. có lợi cho cá thể.

   C. làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ.

   D. không có hại cũng không có lợi cho cá thể.

Câu 15: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ

   A. giảm 1.

   B. giảm 2.

   C. tăng 1.

   D. tăng 2.

Câu 16: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào ? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen).

   A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.

   B. Mất một cặp A – T.

   C. Thêm một cặp G – X.

   D. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.

Câu 17: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nuclêôtit là 3000. Số nuclêôtit loại A chiếm 25% tổng số nuclêôtit của gen. Gen bị đột biến điểm thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Hãy tính tổng số liên kết hiđrô của gen sau đột biến.

   A. 3749

   B. 3751

   C. 3009

   D. 3501

Câu 18: Alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình khi

   A. alen đột biến trong tế bào sinh dục.

   B. alen đột biến trong tế bào sinh dưỡng.

   C. alen đột biến là alen trội.

   D. alen đột biến hình thành trong nguyên phân.

Câu 19: Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là

   A. đột biến giao tử.

   B. đột biến tiền phôi.

   C. đột biến xôma.

   D. đột biến dị bội thể.

Câu 20: Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?

   A. 3000 nuclêôtit.

   B. 2400 nuclêôtit.

   C. 800 nuclêôtit.

   D. 200 nuclêôtit.

Đáp án và hướng dẫn giải

1 D 5 D 9 C 13 D 17 A
2 B 6 D 10 D 14 A 18 C
3 D 7 B 11 C 15 C 19 C
4 A 8 A 12 B 16 D 20 A

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 chọn lọc, có lời giải khác:

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề Sinh học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh 9 với đầy đủ Lý thuyết và rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh 9 để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


dot-bien-gen.jsp


Tài liệu giáo viên