Giải VBT Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh



Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

I. Đặc điểm chung (trang 19 VBT Sinh học 7)

1. (trang 19 VBT Sinh học 7): Đánh dấu (✓) hoặc điền cụm từ: vi khuẩn, vụ hữu cơ, hồng cầu, roi, lông bơi, chân giả, tiêu giảm, không có, phân đôi, phân nhiều, tiếp hợp.

Quảng cáo

Trả lời:

   Bảng 1. Đặc điểm chung ngành Động vật nguyên sinh

Giải vở bài tập Sinh học 7 | Giải VBT Sinh học 7
Quảng cáo

2. (trang 19 VBT Sinh học 7): Dựa vào kết quả bảng 1, trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

   - Đặc điểm của động vật nguyên sinh sống tự do?

   Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm: Cơ quan di chuyển phát triển, dị dưỡng kiểu động vật và là 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.

   - Đặc điểm của động vật nguyên sinh sống kí sinh?

   Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm: Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, dinh dưỡng kiểu hoại sinh, sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh (1 phần phân chia cho nhiều cá thể con, còn gọi là liệt sinh hay phân nhiều).

Quảng cáo

   - Đặc điểm của động vật nguyên sinh?

   - Động vật nguyên sinh dù sống tự do hay kí sinh đều có đặc điểm chung: Cấu tạo cơ thể là một tế bào nhưng đảm nhận chức năng của một cơ thể độc lập.

II. Vai trò thực tiễn (trang 20 VBT Sinh học 7)

1. (trang 20 VBT Sinh học 7): Điền tên các đại diện của động vật nguyên sinh tương ứng với các vai trò thực tiễn vào bảng 2

Trả lời:

   Bảng 2. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Vai trò thực tiễn của ĐVNS Tên các đại diện
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ Trùng giày, trùng roi, trùng biến hình
Gây bệnh ở động vật Trùng tầm gai, trùng cầu
Gây bệnh ở người Trùng kiết lị, trùng sốt rét
Có ý nghĩa về địa chất Trùng lỗ
Quảng cáo

Ghi nhớ (trang 20 VBT Sinh học 7)

   Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống. Phần lớn chúng: dị dưỡng, di chuyển bằng chân gải, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. Chúng có vai trò: là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước. Một số không nhỏ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.

Câu hỏi (trang 20, 21 VBT Sinh học 7)

1. (trang 20 VBT Sinh học 7): Đặc điểm chung nào của ĐVNS vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh?

Trả lời:

   - Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi hoạt động sống

   - Dị dưỡng, di chuyển bằng lông bơi, roi hay chân giả

   - Sinh sản vô tính bằng hình thức phân đôi

2. (trang 21 VBT Sinh học 7): Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá?

Trả lời:

   Trùng roi

3. (trang 21 VBT Sinh học 7): Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh?

Trả lời:

    Trùng kiết lị, trùng sốt rét

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 7 (VBT Sinh học 7) khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Sinh học lớp 7 | Giải VBT Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung VBT Sinh học lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên