Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học



Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học

Đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác).

Quảng cáo

Các ý cần trình bày:

   - Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

       + Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Quang cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

       + Cách sinh hoạt đầy kiểu cách

   - Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thơi thấy được sự suy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.

Đề 2: Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa?

Gợi ý:

   - Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.

Quảng cáo

   - Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.

   - Qua bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt nam thời xưa được thể hiện nổi bật ở những phẩm chất:

       + Người phụ nữ chịu nhiều gian nan, vất vả:

Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.

Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình.

Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.

       + Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương

Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.

Quảng cáo

Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.

Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưởng) của Nguyễn Công Trứ.

Gợi ý: Về nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Nguyễn Công Trứ

   - Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này được thể hiện chủ yếu ở tầm nhìn xa trông rộng của Cao Bá Quát.

   - Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vpo nghĩa của lối học khoa cử, của con đường theo công danh lối cũ. Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh đến chốn quan trường là một liên tưởng sáng tạo độc đáo nhưng cũng rất logic.

   - Nhìn thấy con đường danh lợi đầy chông gai, gian nan ấy, tuy chưa thể tìm ra một con đường nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 cực ngắn, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên