Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận

(Tiếp theo)



Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận trang 155, 156, 157, 158 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận

Quảng cáo

III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

1. (trang 155 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a. Giọng điệu trong lời văn trong hai đoạn trích có điểm tương đồng: dồn dập, nồng nhiệt, có sức biểu cảm lớn.

   Nét đặc trưng, riêng biệt:

   - Đoạn văn (1) có sự đanh thép, rắn rỏi, hùng hồn trong việc luận tội kẻ thù nhưng cũng có sự đau xót khi nhắc đến những tội ác mà dân ta phải gánh chịu.

   - Đoạn văn (2) giọng điệu trầm lắng, thiết tha.

b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là ở kiểu câu, cách diễn đạt, các biện pháp tu từ cú pháp...

   - Đoạn văn (1): viết về tội ác của thực dân Pháp: “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân...”; “ Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”.

   - Đoạn văn (2): viết về thơ Hàn Mặc Tử “những lời thơ, ý thơ của Hàn Mặc Tử, những bài thơ mà anh thích gọi là “thơ điên, thơ loạn”, thực ra không điên loạn chút nào! Những bài thơ đọc nghe như là “kinh dị” thực ra không kinh dị chút nào”.

Quảng cáo

c.

   - Đoạn văn (1): sử dụng phép lặp cú pháp với cấu trúc “Chúng...”, sử dụng hình ảnh tu từ “tắm các cuộc khởi nghĩa”.

   - Đoạn văn (2): phép lặp cấu trúc câu “... thực ra...”, sử dụng các kiểu câu lập luận “...thực ra..”, sử dụng kết hợp các kiểu câu.

2. (trang 156 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a.

   - Đoạn trích (1) giọng văn thể hiện sự hào hùng, thúc giục, đầy nhiệt huyết. Tác giả sử dụng câu khẳng định, dứt khoát, kết hợp nhiều kiểu câu ngắn và câu dài một cách hợp lí.

   - Đoạn văn (2) có giọng điệu uyển chuyển, thể hiện sự da diết. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, bút pháp liệt kê.

b. Cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu:

   - Đoạn văn (1) việc lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ từ “nhưng” chỉ sự đối lập và câu đặc biệt “Không”, mạnh mẽ, dứt khoát, mạnh mẽ, sôi nổi tạo cho câu văn giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn.

   - Đoạn văn (2) việc sử dụng nhiều cụm động từ, tính từ, phép ẩn dụ, giọng văn uyển chuyển, tha thiết.

Quảng cáo

3. (trang 157 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận:

   - Giọng điệu chủ yếu trong lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc.

   - Các phần trong bài văn có thay đổi giọng điệu sao cho phù hợp.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   - Đoạn văn (1): sử dụng từ ngữ tinh tế, dùng phép ẩn dụ, sử dụng câu có từ ngữ lập luận “Sự thật là... chứ không phải là...”, giọng điệu hùng hồn, đanh thép, khả năng thuyết phục cao.

   - Đoạn văn (2): sử dụng từ ngữ có tính biểu cảm, giọng điệu tha thiết, đồng cảm với nhà thơ Tú Xương.

   - Đoạn (3): sử dụng câu ghép và phép tu từ lặp cú pháp, giọng điệu nhịp nhàng, cân xứng, các cặp từ trái nghĩa “yếu đuối – hùng mạnh, tủi nhục – vinh quang”...

Câu 2 (trang 158 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   Có thể chọn một trong các đề bài để làm.

   Gợi ý đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.

Quảng cáo

   - Lựa chọn nghề nghiệp là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người.

   - Nêu tầm quan trọng của nghề nghiệp trong xã hội hiện nay: Để tồn tại và để khẳng định mình trong cuộc sống, mỗi người cần lựa chọn nghề nghiệp và chuyên tâm theo đuổi, phấn đấu cho sự nghiệp ấy.

   - Chọn nghề mà mình yêu thích sẽ tạo nên niềm say mê, đam mê với công việc. Do đó việc lựa chọn nghề nghiệp cần suy nghĩ kỹ lưỡng, nên dựa vào khả năng phù hợp của bản thân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 cực ngắn, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên