Tóm tắt Bài toán dân số hay, ngắn nhất (20 mẫu)



Tóm tắt Bài toán dân số hay, ngắn nhất (20 mẫu)

Bài giảng: Bài toán dân số - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Bản tóm tắt bài Bài toán dân số Ngữ văn lớp 8 gồm các bài tóm tắt ngắn gọn, hay nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Bài toán dân số từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 8.

Quảng cáo

Tóm tắt Bài toán dân số (mẫu 1)

Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại với câu chuyện cổ về việc kén rể của nhà vua thông thái. Bài toán nhà vua đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Theo tính toán và thống kê thực tế, hiện tại dân số đã mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ. Tác giả cảnh tỉnh con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

Tóm tắt Bài toán dân số hay, ngắn nhất (20 mẫu)

Quảng cáo

Tóm tắt Bài toán dân số (mẫu 2)

Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kến rể của nhà thông thái. Bài toán nhà thông thái đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ. Ai đủ số thóc đó sẽ làm con rể của ông. Thế nhưng không ai có đủ số thóc đó bởi vì số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Chuyện bài toán cổ chính là bài toán dân số. Từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới là 5.63 tỉ người, đến năm 2015 dân số thế giới lên tới 7 tỉ người và số dân ấy đã mon men số ô thứ 34 của bàn cờ. Điều đó đặt ra vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

Tóm tắt Bài toán dân số (mẫu 3)

Bài toán dân số là văn bản đề cập đến vấn đề nhức nhối đã đặt ra từ lâu đó là tốc độ gia tăng dân số. Để cho dễ hiểu và thuyết phục tác giả đã minh chứng bằng câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ 1 bài toán cổ dựa trên 1 bàn cờ gồm 64 ô. Dựa theo bài toán cổ trong bài thì từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995 dân số thế giới đã đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Nhưng trên thực tế mỗi người phụ nữ có thể sinh nhiều hơn 2 con trong suốt cuộc đời. Tính theo bài toán cổ mà tác giả đưa ra thì dân số thế giới đã bắt đầu sang ô thứ 31 của bàn cờ. Từ đó tác giả nêu lên vấn đề mấu chốt về sự tồn tại của con người đó chính là cần kiềm hãm tốc độ gia tăng dân số như hiện nay.

Quảng cáo

Tóm tắt Bài toán dân số hay, ngắn nhất (20 mẫu)

Tóm tắt Bài toán dân số (mẫu 4)

Có một nhà vua thông thái muốn kén rể nên đã đưa ra bài toán tưởng chứng như rất dễ là đặt thóc vào ô cờ theo cấp số nhân. Theo đó ai đặt đủ được 64 ô cờ sẽ lấy được công chúa. Nhưng bất ngờ thay số thóc được tính ra bao phủ hết bề mặt trái đất này. Bài toán này là một ví dụ điển hiển cho bài toán dân số ngày nay. Hiện tại dân số đã lên tới ô thứ 34 của bàn cờ theo số liệu và thống kê thực tế. Điều tác giả mong muốn là con người hya tự nhận thức được con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính người đọc.

Quảng cáo

Tóm tắt Bài toán dân số (mẫu 5)

Vấn đề về dân số phát triển không phải là vấn đề mới. Tác giả đã liên tưởng việc phát triển dân số với chuyện kén rể của một gia đình trên bàn cờ 64 ô. Nếu mỗi phụ nữ đều sinh hai con thì từ lúc khai thiên lập địa đến năm 1995 dân số sẽ đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ. Nhưng thực tế một người phụ nữ có thể sẽ sinh nhiều hơn 2 con, theo bài toán thì dân số đã có thể chạm tới ngưỡng ô thứ 34 của bàn cờ. Tác giả nêu lên báo động về dân số và về con đường “tồn tại hay không tồn tại”. 

Tóm tắt Bài toán dân số (mẫu 6)

Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ về việc kén rể của nhà thông thái, rất nhiều chàng trai hi vọng được làm con rể của nhà thông thái nhưng trước bài toán về rải số thóc ra khắp các ô trong một bàn cờ tướng theo cấp số nhân thì không chàng trai nào đủ để lấy được cô gái, Số thóc theo cấp số nhân nhiều đến mức có thể khủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào. Theo bài toán cổ kia thì loài người phát triển theo cấp số nhân, đó là điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con và đã trừ đi tỉ lệ tử vong. Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng snh rất nhiều con. Vì vậy, văn bản đã đưa ra ý kiến: đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.

Tóm tắt Bài toán dân số (mẫu 7)

Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới. Văn bản cũng đã nêu ra thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam; sự phát triển nhanh và mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại và đưa ra giải pháp: không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.

.....................

.....................

.....................

Để học tốt bài học Bài toán dân số lớp 8 hay khác:

Các bài soạn văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 hay nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-toan-dan-so.jsp


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên