Phân tích Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên (hay, ngắn gọn)



Bài giảng: Trao duyên - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Đề bài: Phân tích bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

Bài văn mẫu

   Tai biến ập đến, Thúy Kiều đã đi theo con đường quen thuộc của những con người hiếu thảo : "Để lời thệ hải minh sơn / Làm con trước phải đền ơn sinh thành." Khi mâu thuẫn giữa hiếu và tình đã được giải quyết, Thúy Kiều lại rơi vào một bi kịch khác, đau đớn và nhức nhối hơn. Đoạn trích Trao duyên đã khắc họa sâu sắc bi kịch đó của Thúy Kiều đồng thời cũng khiến chúng ta trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng.

Quảng cáo

   Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều một mình đối diện với chính mình, với ngọn đèn in bóng đau khổ đã cạn dần với chiếc khăn thấm lệ đã đẫm nước mắt : "Dẫu chong trắng địa, lệ tràn thấm khăn". Điều gì đã khiến nàng "ngồi nhẫn tàn canh". Trong tâm trạng "bàn hoàn" đến vậy ? Chỉ đến khi Thúy Vân "ghé đến ân cần hỏi han" Kiều mới thổ lộ tâm sự sâu kín của nàng. Người con gái tài sắc ấy không chỉ có lòng hiếu thảo với cha mẹ mà trong tình yêu, nàng là con người thiết tha, sâu nặng, vị tha đến quên mình. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn ,nhân cách của Thúy Kiều. Số phận nàng ngày mai không biết sẽ ra sao nơi đất khách quê người, nhưng hiện tại trong giờ phút này, Kiều một lòng một dạ hướng về người yêu. Điều này được thể hiện rõ qua lời khẩn cầu thiết tha đối với Thúy Vân:

    Cậy em em có chịu lời

    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Quảng cáo

   Cái sâu sắc nước đời của Tố Như thể hiện ở việc lựa chọn từ ngữ diễn tả tâm trạng nhân vật. Trong những từ biểu đạt sự nhờ vả : nhờ, mượn , phiền,... Nguyễn Du chọn từ cậy, vì chỉ từ này mới hàm chứa hai nội dung : nhờ và tin. "Chịu lời"chứ không phải nhân lời vì nhận lời là sự tự nguyện của Vân. Song việc Kiều sắp nhờ cậy em gái là một sự nài nỉ, bắt buộc , không nhận không được, là đưa cả chính nàng và Vân vào hoàn cảnh khó xử. Đó là việc Vân thay Kiều trả "nghĩa" cho Kim Trọng : xót tình máu mủ thay lời nước non ". Trong quan niệm của người trung đại tình thường gắn với nghĩa. Cả ba người trong cuộc đều coi viẹc trả nghĩa này là hợp lí. Nhưng cho dù đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của Vân : "Keo loan khắp mối tơ thừa mặc em". Thúy Kiều vẫn đưa ra những lí lẽ để thuyết phục em gái. Chính những lí lẽ ấy càng thể hiện rõ tình yêu sâu nặng Thúy Kiều dành cho Kim Trọng, càng khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Nói với em, thuyết phục em mà Kiều như sống lại những kí ức tình yêu với Kim Trọng : "Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề " ; trao kỉ vật tình yêu cho Vân : chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền,...mà những mong thông qua đó, nàng có thể hiện diện trong tình yêu, trong nỗi niềm với Kim Trọng.

   Song càng nặng tình với chàng Kim bao nhiêu, Kiều càng rơi vào bi kịch khổ đau bấy nhiêu. Đó trước hết là bi kịch của tình yêu lứa đôi đang đẹp đẽ, hạnh phúc bỗng chốc tan vỡ, chia lìa. Sự dở dang, tan vỡ này được thể hiện qua một câu thơ mang sắc thái thành ngữ : "Giữa đường đứt gánh tương tư ". Hình ảnh ẩn dụ này ta đã bắt gặp trong ca dao, hóa ra, những đau khổ của Kiều nào có xa lạ gì với những số phận của người phụ nữ xưa. Tuy nhiên bi kịch tình yêu tan vỡ ở nàng vẫn đau đớn và nhức nhối hơn bất cứ thiên tình sử nào trước đó. Một phần là bởi Thúy Kiều chỉ có thể trao duyên cho Vân chứ không thể trao tình yêu cho em gái. Nàng đã trao lại cho Vân những kỉ vật tình yêu đẹp đẽ và thiêng liêng. Trong mối quan hệ chàng Kim, bao giờ Nguyễn Du cũng dành cho người chị chữ "tình", và cô em chữ "duyên"

    Khi ăn ở lúc ra vào,

    Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa

   Kiều mong muốn thông qua những kỉ vật ,nàng có thể hiện diện trở về trong tình yêu, trong tâm thức của Kim Trọng : "Mất người còn chút của tin", nhưng có nghĩa gì đâu khi "chút của tin " còn mà người đã mất, con đường trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử : "Thấy hiu hiu gió thi hay chị về ". Nhưng nàng ý thức được rằng đó là cái chết oan nghiệt : "Rảy xin chén nước cho người thác oan ". Trong thiên tình sử xưa, giọt lệ Mị Nương rơi xuống chén trà và oan hồn Trương Chi được giải tỏa, còn trong Truyện Kiều giọt lệ của chàng Kim không thể làm tan mối tình oan khuất của nàng Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về không có gặp gỡ, luôn luôn bị chia cắt bởi hai cõi âm dương : "Dạ đài cách mặt khuất lời " Sau này, trong màn "Tái hồi Kim Trọng " sự gặp mặt của Kim – Kiều cũng không còn là sự gặp lại của tình yêu, vì "sự đời đã tắt lửa lòng " "đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì ".

Quảng cáo

   Thông qua việc khám phá vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách Thúy Kiều cũng như bi kịch của nàng trong đoạn trích : "Trao duyên", người đọc nhận ra "sức cảm thông lạ lùng" của nhà đại thi hào dân tộc đối với những khổ đau và khát vọng tình yêu của con người.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


trao-duyen.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên