Top 10 Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Lịch Sử 10, dưới đây là Top 10 Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 10.

Top 10 Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)

Quảng cáo

Xem thử Đề CK2 Sử 10 KNTT Xem thử Đề CK2 Sử 10 CTST Xem thử Đề CK2 Sử 10 CD

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 2 Lịch Sử 10 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

Quảng cáo

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Khoảng thế kỉ XVI, tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt?

A. Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Hin-đu giáo.

D. Công giáo.

Câu 2. Loại hình nhà ở truyền thống của người Kinh là

A. nhà nửa sàn, nửa trệt.

B. nhà nhiều tầng, dựng bằng gỗ.

C. nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

D. nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.

Câu 3. Tín ngưỡng dân gian nào của người Việt được đưa vào cung đình từ thời Lý, được triều đình bảo trợ và phát triển dưới hình thức một nghi lễ nhằm giữ đạo trung hiếu với vua và quốc gia?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Thờ đức Chúa Trời.

C. Thờ thần Đồng Cổ.

D. Thờ Thành hoàng làng.

Quảng cáo

Câu 4. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (năm 1930), khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

A. được hình thành.

B. ngày càng bị thu hẹp.

C. bộc lộ những dấu hiệu rạn nứt, chia rẽ.

D. ngày càng được củng cố, mở rộng, phát triển.

Câu 5. Một trong những tác phẩm văn hóa chữ Nôm tiêu biểu của người Việt là

A. Thượng kinh kí sự.

B. Bạch Đằng giang phú.

C. Đoạn trường tân thanh.

D. Bình Ngô đại cáo.

Câu 6. Ở Việt Nam, ngày 18/11 hằng năm là

A. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

B. Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo.

C. Ngày gia đình Việt Nam.

D. Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

Quảng cáo

Câu 7. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới triều Nguyễn?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Hoàng Việt luật lệ.

D. Quốc triều hình luật.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về an ninh - quốc phòng?

A. Giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.

B. Củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.

C. Giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.

D. Tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc của Đảng và nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc?

A. Đoàn kết.

B. Bình đẳng.

C. Tôn trọng sự khác biệt.

D. Tương trợ nhau phát triển.

Câu 10. Chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực kinh tế là gì?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.

B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.

D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

Câu 11. Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm ngữ hệ?

A. 2 nhóm ngữ hệ.

B. 3 nhóm ngữ hệ.

C. 4 nhóm ngữ hệ.

D. 5 nhóm ngữ hệ.

Câu 12. Đảng và nhà nước Việt Nam có chủ trương gì trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa?

A. Tiếp thu mọi giá trị văn hóa du nhập từ bên ngoài vào.

B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.

D. Xây dựng văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 13. Nhà nước phong kiến Đại Việt dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập của nhân dân.

B. Vinh danh những người tài giỏi, đỗ đạt cao trong các kì thi.

C. Tạo nên các công trình kiến trúc độc đáo, làm phong phú văn hóa Đại Việt.

D. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với nước, với dân để xứng với bảng vàng.

Câu 14. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay có điểm gì nổi bật?

A. Tính tổng thể.

B. Tính dung hoà.

C. Tính toàn diện.

D. Thiếu trọng điểm.

Câu 15. Việc người Việt sáng tạo ra chữ Nôm không phản ánh ý nghĩa nào dưới đây?

A. Cho thấy tinh thần dân tộc và sự phát triển cao về tư duy của cư dân.

B. Phản ánh tính khép kín trong quan hệ với các nền văn minh bên ngoài.

C. Chữ viết là phương tiện để ghi chép, lưu trữ nhiều thành tựu văn minh khác.

D. Là minh chứng cho sự tiếp thu có sáng tạo các thành tựu văn minh bên ngoài.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?

A. Góp phần tạo dựng nên bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam.

B. Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống.

C. Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.

D. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.

Câu 17. Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây?

A. Quy mô lễ hội khá đa dạng.

B. Mang đậm tính truyền thống.

C. Lễ hội chỉ diễn ra vào mùa xuân.

D. Hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú.

Câu 18. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?

A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.

B. Là công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.

C. Là sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.

D. Là cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước.

Câu 19. Truyền thuyết nào dưới đây giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Đẻ đất đẻ nước.

B. An Dương Vương.

C. Con Rồng cháu Tiên.

D. Chử Đồng Tử - Tiên Dung.

Câu 20. So với dân tộc Kinh, trang phục của các dân tộc thiểu số có điểm gì khác biệt?

A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.

B. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.

C. Trang phục chủ yếu là áo và quần váy.

D. Ưa thích dùng đồ trang sức.

Câu 21. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công là

A. truyền thống đoàn kết.

B. sự viện trợ của bên ngoài.

C. vũ khí chiến đấu hiện đại.

D. thành lũy, công sự kiên cố.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?

A. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Nhu cầu mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

C. Các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của nhà nước.

D. Yêu cầu liên kết để làm thủy lợi, phục sụ sản xuất nông nghiệp.

Câu 23. Văn minh Đại Việt không được hình thành trên cơ sở nào sau đây?

A. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

B. Ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

C. Cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

D. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu các nền văn minh bên ngoài.

Câu 24. Ở Việt Nam, việc xây dựng các trường Thổ thông Dân tộc nội trú, miễn giảm học phí cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Y tế.

C. An ninh - quốc phòng.

D. Văn hóa - giáo dục.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Kỉ nguyên văn minh Đại Việt là kỉ nguyên văn minh thứ hai trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trong phát triển kinh tế, chấn hưng văn hoá và những vũ công hào hùng trong chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước..." (Phan Huy Lê, Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 409). Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của người Kinh và các dân tộc thiểu số.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-D

3-C

4-D

5-C

6-A

7-C

8-A

9-C

10-A

11-D

12-B

13-C

14-C

15-B

16-B

17-C

18-A

19-C

20-B

21-A

22-B

23-B

24-D

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm

(*) Tham khảo:

- Văn minh Đại Việt có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh phát triển rực rỡ.

- Văn minh Đại Việt đạt được những thành tựu tực rỡ trên lĩnh vực phát triển kinh tế:

+ Nông nghiệp: các triều đại đều đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp; kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ; cư dân du nhập và cải tạo những giống cây trồng từ bên ngoài…

+ Thủ công nghiệp: trong các làng xã, đã xuất hiện một số làng chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công trình độ cao; các xưởng thủ công của nhà nước chuyền sản xuất các mặt hàng độc quyền của triều đình…

+ Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

- Trong quá trình phát triển, văn minh Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: tôn giáo - tín ngưỡng; giáo dục - khoa cử; chữ viết - văn học; nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật.

- Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Giống nhau: hoạt động kinh tế chính đều là sản xuất nông nghiệp và các nghề thủ công truyền thống.

- Khác nhau:

Người Kinh

Các dân tộc thiểu số

Sản xuất

nông nghiệp

- Canh tác lúa nước là hoạt động chính. Bên cạnh cây lúa nước, còn trồng một số cây lương thực, cây ăn quả, hoa màu...

- Kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản,...

- Phát triển hoạt động canh tác nương rẫy với một số cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,...

Sản xuất thủ công nghiệp

- Làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề gốm, nghề dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,...

- Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Nguyễn?

A. Hoàng triều luật lệ.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình luật.

D. Hình thư.

Câu 2. Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là

A. Hoa Lư.

B. Phú Xuân.

C. Tây Đô.

D. Thăng Long.

Câu 3. Các dân tộc ở Việt Nam hiện nay được xếp vào bao nhiêu nhóm ngữ hệ?

A. 3 nhóm ngữ hệ.

B. 4 nhóm ngữ hệ.

C. 5 nhóm ngữ hệ.

D. 6 nhóm ngữ hệ.

Câu 4. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh nào dưới đây?

A. Văn minh sông Mã.

B. Văn minh phương Đông.

C. Văn minh phương Tây.

D. Văn minh Việt cổ.

Câu 5. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là

A. khai thác lâm sản.

B. nuôi trồng thủy sản.

C. trồng trọt, chăn nuôi.

D. chăn nuôi, đánh bắt cá.

Câu 6. Hiện nay, Đảng và nhà nước Việt Nam chú trọng vấn đề nào trong chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.

B. Nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

D. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

C. Củng cố, bảo vệ các địa bàn chiến lược, trọng yếu ở vùng biên giới.

Câu 7. Trang phục truyền thống trong các dịp lễ, tết của người phụ nữ Việt Nam là

A. Dân tộc Lô Lô.

B. Dân tộc Thái.

C. Dân tộc Hà Nhì.

D. Dân tộc H’mông.

Câu 8. Một trong những tác phẩm về khoa học quân sự nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn là

A. Binh thư yếu lược.

B. Hổ trướng khu cơ.

C. Tam thập lục kế.

D. Thập nhị binh thư.

Câu 9. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đại Việt

A. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.

B. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.

C. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

D. bước đầu được định hình.

Câu 10. Công trình kiến trúc nào của người Việt được đánh giá là “tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong những công trình còn lại rất ít trên thế giới”?

A. Thành Cổ Loa (Hà Nội).

B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

C. Thành Đa Bang (Ba Vì).

D. Thành Bản Phủ (Điện Biên).

Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Ngày càng phong phú, đa dạng.

B. Mang tính thống nhất trong sự đa dạng.

C. Có nét độc đáo riêng của từng tộc người.

D. Đơn điệu, nhàm chán, không có bản sắc riêng.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Là nền tảng, quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

B. Góp phần thiết thực, đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.

C. Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.

D. Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?

A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

C. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài.

D. Ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

Câu 14. Nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển nền văn minh Đại Việt là

A. tiền đề từ các nền văn minh cổ trên đất nước ta.

B. sự du nhập của các thành tựu văn minh bên ngoài.

C. nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

D. sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Quốc.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tình hình kinh tế của Đại Việt thời phong kiến?

A. Hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp.

B. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước.

C. Thủ công nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và trao đổi.

D. Không có quan hệ trao đổi, buôn bán với bất kì quốc gia nào.

Câu 16. Ở Việt Nam thời phong kiến, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?

A. Tương thân tương ái.

B. Yêu nước, thương dân.

C. Yêu chuộng hòa bình.

D. Nhân nghĩa, dũng cảm.

Câu 17. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc từ nền văn minh Trung Quốc các thành tựu về

A. tôn giáo (Hin-đu giáo), nghệ thuật, kiến trúc...

B. chữ La-tinh, thể chế chính trị, luật pháp,...

C. tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...

D. tôn giáo (Công giáo), chữ viết, luật pháp,...

Câu 18. Việc nhà nước Lê đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu đã thể hiện chính sách nào?

A. Trọng dụng nhân tài.

B. Trọng nông, ức thương.

C. Yêu nước, thương dân.

D. Đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về quá trình phát triển của văn minh Đại Việt?

A. Văn minh Đại Việt bước đầu được định hình vào khoảng thế kỉ X.

B. Phát triển mạnh mẽ, thể hiện tính dân tộc rõ nét trong các thế kỉ XI – XV.

C. Đầu thế kỉ XVI, văn minh Đại Việt có sự giao lưu với văn hóa phương Tây.

D. Nhà Nguyễn sụp đổ (1945) đã chấm dứt sự phát triển của văn minh Đại Việt.

Câu 20. So với chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh có ưu điểm gì?

A. Có hàng ngàn kí tự nên dễ dàng diễn đạt các khái niệm trừu tượng.

B. Dễ dàng ghi nhớ do sử dụng hình ảnh minh họa để diễn đạt ngôn từ.

C. Nhiều hình nét, kí tự nên dễ dàng phổ biến rộng rãi trong dân chúng.

D. Tiện lợi, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến, ghi nhớ.

Câu 21. Cư dân Nam Bộ có hình thức họp chợ độc đáo nào?

A. Họp chợ theo phiên.

B. Họp chợ trong các khu phố.

C. Họp chợ trên sông (chợ nổi).

D. Những người yêu nhau lấy chợ làm nơi hò hẹn (chợ tình).

Câu 22. Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc – tộc người của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?

A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.

B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.

C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.

Câu 23. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?

A. Mức độ ảnh hưởng của các tôn giáo tùy theo vùng miền, tộc người.

B. Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới.

C. Thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột về tôn giáo, sắc tộc.

D. Các tôn giáo cùng tồn trại và phát triển một cách hòa hợp.

Câu 24. Nhận xét nào sau đây đúng về các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam?

A. Mang tính cụ thể, chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.

B. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.

C. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.

D. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Nêu suy nghĩ của anh/ chị về việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựn khối đoàn kết dân tộc?

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Nêu suy nghĩ của anh/ chị về việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựn khối đoàn kết dân tộc?

HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-C

4-D

5-C

6-A

7-B

8-A

9-C

10-B

11-D

12-B

13-D

14-C

15-D

16-B

17-C

18-A

19-D

20-D

21-C

22-C

23-C

24-D

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Ưu điểm:

+ Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài

+ Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc

- Han chế:

+ Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.

+ Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.

+ Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội.

+ Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.

- Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

+ Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

+ Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.

+ Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

Câu 2 (2,0 điểm):

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài

(*) Tham khảo:

- Yêu cầu a. Trong lịch sử, Hội nghị Diên Hồng là hội nghị đoàn kết toàn dân tộc. Việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội là một hình thức khắc sâu ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc trong mọi hoàn cảnh,... (vì: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân).

- Yêu cầu b. Để góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, thế hệ trẻ Việt Nam cần:

+ Ủng hộ, tham gia các hoạt động xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc;

+ Không có lời nói và những hành vi mang tính kì thị, phân biệt vùng miền, dân tộc; gây chia rẽ đoàn kết dân tộc;

+ Tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc; Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng văn hóa giữa các dân tộc...

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Văn minh Thăng Long là tên gọi khác của

A. văn minh Đại Việt.

B. văn minh sông Hồng.

C. văn minh Chăm-pa.

D. văn minh Phù Nam.

Câu 2. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là

A. Hình luật.

B. Luật Hồng Đức.

C. Luật Gia Long.

D. Hình thư.

Câu 3. Bạch Vân Quốc ngữ thi tập là tập thơ tiêu biểu của

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. Bà Huyện Thanh Quan.

C. Nguyễn Gia Thiều.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 4. Ai đã chế tạo thành công súng thần cơ?

A. Trần Hưng Đạo.

B. Hồ Nguyên Trừng.

C. Đào Duy Từ.

D. Cao Thắng.

Câu 5. Yếu tố nào đã thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

B. Sự xuất hiện của đô thị Thăng Long.

C. Chính sách “trọng thương” của nhà Lê.

D. Chính sách “mở cửa” của nhà Nguyễn.

Câu 6. Thời Tây Sơn, chữ Nôm đã trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán. Điều này đã thể hiện

A. ý thức tự tôn dân tộc.

B. tính ưu việt của ngôn ngữ.

C. sự suy thoái của Nho giáo.

D. tinh thần sáng tạo của dân tộc.

Câu 7. Thời kì phát triển của văn minh Đại Việt chấm dứt khi

A. Triệu Đà đánh bại nhà nước Âu Lạc (thế kỉ II TCN).

B. nhà Minh xâm lược và cai trị Đại Ngu (đầu thế kỉ XV).

C. thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (giữa thế kỉ XIX).

D. vua Bảo Đại thoái vị, nhà Nguyễn sụp đổ (năm 1945).

Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về nền văn minh Đại Việt?

A. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

D. Phát triển rực rỡ, phong phú, toàn diện.

C. Không có sự giao lưu với văn hóa bên ngoài.

D. Có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa bên ngoài.

Câu 9. Ở Việt Nam, loại hình nhà ở phổ biến của người Kinh, người Hoa là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà trình tường.

D. nhà nửa sàn nửa đất.

Câu 10. Di sản văn hóa nào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã được Tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (năm 2005)?

A. Thực hành hát Then.

B. Nghi lễ và trò chơi kéo co.

C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

D. Không gian văn hóa Cồng chiêng.

Câu 11. Một trong những tín ngưỡng truyền thống tồn tại phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là

A. thờ Đức Phật.

B. thờ cúng tổ tiên.

C. thờ Thánh A-la.

D. thờ Thiên Chúa.

Câu 12. Loại lương thực chủ yếu của phần đông các dân tộc ở Việt Nam là

A. mèn mén nấu từ bột ngô.

B. cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp.

C. bánh khẩu xén làm từ củ sắn.

D. bánh láo khoải làm từ bột ngô.

Câu 13. Nhận xét nào dưới đây đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

A. Đa dạng, phong phú.

B. Không có bản sắc riêng.

C. Đơn điệu, nhàm chán.

D. Không có nhiều giá trị.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

A. Hầu hết các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có tiếng nói riêng.

B. Ở Việt Nam thường xuyên xảy ra xung đột giữa các tộc người.

C. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa.

D. Các dân tộc ở Việt Nam cư trú vừa tập trung vừa xen kẽ.

Câu 15. Tập quán sản xuất của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau, chủ yếu do

A. năng lực sản xuất và thái độ lao động của các dân tộc có sự khác biệt.

B. trình độ nhận thức và tuy duy của các dân tộc có sự chênh lệch nhất định.

C. khác nhau về mức độ áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.

D. địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình và điều kiện tự nhiên khác nhau.

Câu 16. Nhận xét nào dưới đây không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí.

B. Đơn điệu, không có bản sắc riêng của từng tộc người.

C. Phản ánh tập quán, óc thẩm mĩ của cộng đồng dân cư.

D. Trang phục của mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng.

Câu 17. “Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?

A. Tự quyết.

B. Đoàn kết.

C. Cùng giúp nhau phát triển.

D. Tôn trọng.

Câu 18. Khi thực hiện chính sách dân tộc, trong công tác giáo dục – đào tạo, Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay đặc biệt chú trọng vấn đề gì?

A. Củng cố các vùng và địa bàn chiến lược.

B. Hỗ trợ các dân tộc nâng cao kiến thức sản xuất.

C. Phổ cập giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

D. Bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Câu 19. Ở Việt Nam hiện nay, tổ chức nào có vai trò rất lớn trọng việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

C. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

D. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu 20. Việc nhà nước Việt Nam ban hành các chính sách hỗ tợ đồng bào dân tộc thiểu số về: đất đai, thuế, giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc,… là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Y tế.

D. Văn hóa.

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?

A. Nhu cầu trị thuỷ và thuỷ lợi để phát triển sản xuất.

B. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

C. Tập hợp lực lượng để tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

D. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

Câu 22. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

B. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.

C. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

D. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh, bền vững.

Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng vè bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

A. Tạo môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Là nhân tố duy nhất quyết định thành công của công cuộc đổi mới đất nước.

D. Góp phần khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.

Câu 24. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam?

A. Nhân tố duy nhất dẫn đến sự thắng lợi, thành công.

B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.

C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.

D. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-B

5-A

6-A

7-C

8-C

9-B

10-D

11-B

12-B

13-A

14-B

15-D

16-B

17-B

18-C

19-A

20-A

21-C

22-C

23-C

24-B

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.

(*) Tham khảo:

- Trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia (năm 2012) vì:

+ Trống đồng Ngọc Lũ thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á.

+ Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (không hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đẹp, tinh xảo, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

+ Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam

- Ý nghĩa của một số hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ:

+ Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Hình tượng Mặt Trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.

+ Các hoa văn mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, thuyền và người đánh trống, nhảy múa,….truyển tải thông điệp về cuộc sống của người xưa, khắc hoạ những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá đương thời.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.

+ Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.

+ Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

=> Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc.

Xem thử Đề CK2 Sử 10 KNTT Xem thử Đề CK2 Sử 10 CTST Xem thử Đề CK2 Sử 10 CD




Lưu trữ: Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 2 sách cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 (5đ): Chọn đáp án đúng nhất:

1. (0,5đ) Sự kiện “chè Bô-xtơn” diễn ra năm nào?

A. 1771

B. 1773

C. 1774

D. 1775

2. (0,5đ) Ngày 4/7/1776 đã diễn ra sự kiện quan trọng nào trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ?

A. Đại hội lục địa lần thứ nhất

B. Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng chỉ huy quân đội

C. Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.

D. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga.

3. (0,5đ) Theo Hiến pháp năm 1787, Mỹ là một nước

A. Quân chủ lập hiến

B. Cộng hòa liên bang

C. Cộng hòa đại nghị

D. Độc tài quân sự.

4. (0,5đ) Trên lá cờ nước Mỹ hiện nay có bao nhiêu ngôi sao và bao nhiêu đường kẻ sọc?

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 10 có đáp án (Đề 1)

A. 50 ngôi sao, 7 đường kẻ sọc

B. 51 ngôi sao, 7 đường kẻ sọc

C. 50 ngôi sao, 13 đường kẻ sọc

D. 51 ngôi sao, 13 đường kẻ sọc.

5. (0,5đ) Sau sự kiện tấn công ngục Ba-xti giai cấp, tầng lớp nào lên nắm chính quyền?

A. Đại tư sản tài chính.

B. Nông dân.

C. Tư sản vừa và nhỏ.

D. Tư sản công thương.

6. (0,5đ) Đâu KHÔNG phải là đại diện của trào lưu triết học ánh sáng?

A. Mông-te-ski-e.

B. Vôn-te.

C. Rút-xô.

D. Phu-ri-ê.

7. (0,5đ) Đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp là gì?

A. Sự kiện vua Lu-I bị xử tử.

B. Nền cộng hòa thứ nhất được thành lập.

C. Nền chuyên chính Gia-cô-banh.

D. Sự cai trị của chính quyền Gi-rông-đanh.

8. (0,5đ) Trước khi tiến hành cách mạng, chế độ chính trị của nước Anh là gì?

A. Quân chủ chuyên chế.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Độc tài quân sự.

D. Dân chủ chủ nô.

9. (0,5đ) Cách mạng tư sản ở Anh diễn ra dưới hình thức nào?

A. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

B. Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

C. Cuộc nội chiến giữa vua và quốc hội.

D. Cuộc cải cách, duy tân đất nước.

10. (0,5đ) Động lực chính của cuộc cách mạng tư sản Anh là giai cấp, tầng lớp nào?

A. giai cấp tư sản.

B. quần chúng nhân dân.

C. Nông dân.

D. Công nhân và nô lệ.

Phần tự luận

Câu 2: (1đ) Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy thực hiện các yêu cầu sau:

“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều …………………, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền……………….., quyền được ……………………….. và mưu cầu …………………..”

1. (0,25đ) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

A. Công bằng, bình đẳng, sống, hạnh phúc.

B. Tự do, sống, hạnh phúc, bình đẳng.

C. Bình đẳng, sống, tự do, hạnh phúc.

D. Bình đẳng, tự do, sống, hạnh phúc.

2. (0,25đ) Đoạn trích trên được trích dẫn trong tác phẩm nào?

A. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ.

B. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp.

C. Tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Mỹ.

D. Tuyên ngôn của đảng cộng sản.

3. (0,25đ) Tác phẩm trên ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Đại hội lục địa lần thứ hai.

B. Sự kiện phá ngục Ba-xti.

C. Lin-côn lên làm tổng thống.

D. Quốc tế thứ nhất được thành lập.

4. (0.25đ) Hồ Chí Minh đã trích dẫn đoạn trích trên trong bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam 2/9/1945. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai.

Câu 3. (1đ) Chọn Đúng/Sai đối với những nhận định, những mệnh đề sau:

1. (0.25đ) Ohm là nhà khoa học thuộc lĩnh vực Hóa học.

A. Đúng

B. Sai.

2. (0.25đ) Ma-ri Quy-ri chuyên nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ.

A. Đúng

B. Sai.

3. (0.25đ) Ma-ri Qui-ri là người phụ nữ duy nhất đạt hai giải Nobel về hai lĩnh vực khác nhau là hóa học và vật lý.

A. Đúng

B. Sai.

4. (0.25đ) Tôm-xơn là người điều chế thành công vắc-xin phòng chống bệnh dại.

A. Đúng

B. Sai.

Câu 4 (3đ): Cho dữ liệu sau

1. Cách mạng tư sản Pháp.

2. Cách mạng tư sản Anh.

3. Cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

4. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.

1. (0.5đ) Hãy sắp xếp những dữ liệu trên theo trình tự thời gian.

A. 2-3-1-4

B. 1-4-2-3

C. 3-2-4-1

D. 3-1-4-2.

2. (0.5đ) Trong những cuộc đấu tranh, cách mạng trên, cuộc đấu tranh nào mang bản chất của một cuộc cách mạng tư sản?

A. Cách mạng tư sản Pháp và Cách mạng tư sản Anh.

B. Cách mạng tư sản Pháp vầ cách mạng tư sản Anh và cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.

C. Cách mạng tư sản Pháp vầ cách mạng tư sản Anh và cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

D. Tất cả các dữ liệu trên đều mang bản chất của các cuộc cách mạng tư sản.

3. (0.5đ) Trong các nước trên, nước nào phải tiến hành 2 cuộc cách mạng tư sản?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

4. (0.5đ) Mục tiêu chính của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

A. Xóa bỏ những rào cản phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. Xóa bỏ hoàn toàn áp bức, bóc lột phong kiến, giải phóng nông dân.

C. Xóa bỏ những tư tưởng, cổ hủ lạc hậu của chế độ phong kiến, mở đường cho tư tưởng tư sản được truyền bá.

D. Xóa bỏ mọi tầng lớp áp bức bóc lột, đưa công nhân lên nắm chính quyền.

5. (0.5đ) Động lực chính của các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp, tầng lớp nào?

A. Quần chúng nhân dân.

B. Nông dân.

C. Tư sản.

D. Công nhân.

6. (0.5đ) Bản chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

A. Xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, giải phóng nông dân, công nhân.

B. Xóa bỏ áp bức bóc lọt đối với giai cấp tư sản, chuyển sang bóc lột nông dân.

C. Chuyển từ áp bức, bóc lột kiểu phong kiến sang áp bức bóc lột kiểu tư sản.

D. Xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.

Đáp án

Câu 1.1 - BCâu 1.2 - CCâu 1.3 - CCâu 1.4 - ACâu 1.5 - ACâu 1.6 - D
Câu 1.7 - CCâu 1.8 - ACâu 1.9 - CCâu 1.10 - B
Câu 2.1 - CCâu 2.2 - ACâu 2.3 - ACâu 2.4 - A
Câu 3.1 - BCâu 3.2 - ACâu 3.3 - ACâu 3.4 - B
Câu 4.1 - ACâu 4.2 - DCâu 4.3 - DCâu 4.4 - BCâu 4.5 - ACâu 4.6 - C

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 10 năm 2024 có đáp án (15 đề)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 (6đ): Chọn đáp án đúng nhất:

1. (0.5đ) Cuộc nội chiến ở Anh là cuộc nội chiến giữa

A. vua và quần chúng nhân dân.

B. vua và tư sản.

C. vua và quốc hội.

D. vua và Crom-oen.

2. (0.5đ) 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ có vị trí địa lý như thế nào?

A. Ven biển Đại Tây Dương.

B. Ven biển Thái Bình Dương.

C. Gần eo biển Ma-gien-lan.

D. Ven biển Ấn Độ Dương.

3. (0.5đ) Vì sao nước Anh lại tiến hành kìm hãm sự phát triển của kinh tế các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

A. Vì kinh tế thuộc địa phát triển không đồng đều giữa miền Nam và miền Bắc.

B. Vì thực dân Anh muốn chỉ tập trung phát triển công nghiệp ở Bắc Mỹ.

C. Vì thực dân Anh muốn điều phối giúp kinh tế Bắc Mỹ phát triển một cách bền vững.

D. Vì kinh tế Bắc Mỹ phát triển trở thành đối trọng của nước Anh.

4. (0.5) Đâu KHÔNG phải là nội dung của bản “Tuyên ngôn độc lập” nước Mỹ?

A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân.

B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ và công nhân làm thuê.

C. Tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Mỹ.

D. Tố cáo chế độ áp bức bóc lột của thực dân Anh.

5. (0.5đ) Trước khi tiến hành cách mạng tư sản xã hội nước Pháp có mấy đẳng cấp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

6. (0.5đ) Đâu KHÔNG phải là nội dung của trào lưu “Triết học ánh sáng”?

A. Phê phán sự thối nát của xã hội phong kiến.

B. Đưa ra những lý thuyết xây dựng nhà nước mới.

C. Lên án tố cáo chế độ nô lệ và chế độ công nhân làm thuê.

D. Phê phán những giáo lý của nhà thờ Ki-tô giáo.

7. (0.5đ) Ngày quốc khánh của nước Pháp (14 – 7) là lấy từ sự kiện nào?

A. Sự kiện phá ngục Ba-xti.

B. Sự kiện đại hội lục địa lần thứ nhất.

C. Sự kiện đại hội lục địa lần thứ hai.

D. Sự kiện thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền.

8. (0.5đ) Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra ở đâu?

A. Anh

B. Pháp.

C. Italia.

D. Đức.

9. (0.5đ) Gioongke là

A. Tầng lớp quý tộc tư sản hóa ở Phổ.

B. Tầng lớp quý tộc quân phiệt Áo.

C. Giai cấp tư sản ở Áo

D. Giai cấp nông dân Phổ.

10. (0.5đ) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc nội chiến ở Mỹ là gì?

A. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.

B. Mâu thuẫn giữa tư sản miền bắc và chủ đồn điền miền nam.

C. Mâu thuẫn giữa chủ đồn điền và nô lệ ở miền nam.

D. Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân ở miền Nam.

11. (0,5đ) Đâu là những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

A. Mông-te-ski-ơ; Phu-ri-ê, Rút-xô.

B. Xanh-xi-mông, Vôn-te, Rút-xô.

C. Phu-ri-ê, Xanh-xi-mông, Ô-oen.

D. Ô-oen, Vôn-te, Mông-te-ski-ơ.

12. (0,5đ) Buổi đầu của phong trào công nhân diễn ra dưới hình thức nào là chủ yếu?

A. Đập phá máy móc.

B. Bãi công.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Đấu tranh vũ trang.

Phần tự luận

Câu 2: (2đ) Dựa vào những dữ liệu sau để trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 10 có đáp án (Đề 2)

1. (0.5đ) Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

A. 1-c; 2-d; 3-a; 4-b

B. 1-b;2-d; 3-d; 4-c

C. 1-b; 2-a; 4-c; 4-d

D. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c

2. (0.5đ) Các phát minh trên thuộc về những nhà khoa học của các nước nào?

A. Anh và Pháp.

B. Pháp và Đức.

C. Chỉ thuộc về nước Anh.

D. Chỉ thuộc về nước Pháp.

3. (0.5đ) Đến giữa thế kỷ XIX nước nào được coi là công xưởng của thế giới?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

4. (0.5đ) Tác động của cách mạng công nghiệp về xã hội là gì?

A. Sự xuất hiện của hai giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

B. Sự xuất hiện của giai cấp quý tộc mới và công nhân.

C. Sự xuất hiện của giai cấp quý tộc tư sản hóa và vô sản công nghiệp.

D. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.

Câu 3: (1đ) Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Nửa cuối thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Tuy nhiên, do hoàn cảnh, đặc điểm của các nước đế quốc là không giống nhau, nên mỗi nước có một đặc điểm riêng biệt khác nhau. Trong đó,……………………….là đế quốc thực dân. ……………………..là đế quốc cho vay lãi. ………………………..là đế quốc quân phiệt hiếu chiến. ………………………… là xứ sở của những ông vua công nghiệp với những Tơ-rớt khổng lồ.

1. (0.25đ) chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm.

A. Anh, Đức, Mỹ, Pháp.

B. Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

C. Đức, Anh, Pháp, Mỹ.

D. Mỹ, Anh, Pháp Đức.

2. (0.25đ) Morgan nổi tiếng là ông vua công nghiệp trong lĩnh vực nào?

A. Thép.

B. Dầu mỏ.

C. Ô tô.

D. Tàu hỏa.

3. (0.25đ) Theo như bạn hiểu đế quốc thực dân nghĩa là gì?

A. Là đế quốc có diện tích rộng lớn.

B. Là đế quốc có nhiều thuộc địa nhất.

C. Là đế quốc có kinh tế công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất.

D. Là đế quốc có khoa học kỹ thuật phát triển nhất.

4. (0.25đ) Đâu KHÔNG phải là nguyên nhân khiến nước Anh bị tụt hạng về sản xuất công nghiệp trên thế giới?

A. Gây chiến tranh xâm lược nhiều nên bị thiệt hại nặng nề.

B. Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm nên khoa học kỹ thuật đã bị lạc hậu.

C. Tư bản Anh chủ yếu đầu tư vốn ra các nước thuộc địa để kiếm lời cao.

D. Do các nước Mỹ, Đức có sự phát triển kinh tế rất mạnh mẽ.

Câu 4: (1đ) Chọn Đúng/Sai đối với những nhận định, những mệnh đề sau:

1. (0.25đ) Ohm là nhà khoa học thuộc lĩnh vực Vật lý.

A. Đúng

B. Sai

2. (0.25đ) Tôm-xơn chuyên nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ.

A. Đúng

B. Sai

3. (0.25đ) Ma-ri Qui-ri là người phụ nữ duy nhất đạt hai giải Nobel về lĩnh vực Hóa học.

A. Đúng

B. Sai

4. (0.25đ) Hai anh em người Mỹ đã sáng chế ra chiếc máy bay tự chế đầu tiên năm 1903, đánh dấu ngành hàng không ra đời.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

Câu 1.1 - ACâu 1.2 - ACâu 1.3 - DCâu 1.4 - BCâu 1.5 - BCâu 1.6 - C
Câu 1.7 - ACâu 1.8 - ACâu 1.9 - ACâu 1.10 - CCâu 1.11 - CCâu 1.12 - A
Câu 2.1 - ACâu 2.2 - CCâu 2.3 - ACâu 2.4 - A
Câu 3.1 - BCâu 3.2 - ACâu 3.3 - CCâu 3.4 - A
Câu 4.1 - ACâu 4.2 - BCâu 4.3 - BCâu 4.4 - A

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 (6đ): Chọn đáp án đúng nhất:

1. (0,5đ) Ai là người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh?

A. Crôm-oen.

B. Vin-hem Ô-ren-giơ.

C. Bi-xmac.

D. Lin-côn.

2.(0.5đ) Cuộc cách mạng tư sản của nước nào được tiến hành dưới hình thức nội chiến?

A. Anh, Pháp.

B. Anh, Mỹ.

C. Mỹ, Đức.

D. Pháp, Đức

3. (0.5đ) Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp là gì?

A. Sự kiện “chè Bô-xton”.

B. Sự kiện phá ngục Ba-xti.

C. Sự kiện vua Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp.

D. Sự kiện vua Lu-I bị bắt.

4. (0.5đ) Ý nào SAI khi nói về đẳng cấp quý tộc, tăng lữ ở nước Pháp?

A. Chiếm số ít trong dân cư.

B. Được hưởng đặc quyền, đặc lợi của chế độ phong kiến.

C. Không phải nộp thuế, được hưởng nhiều bổng lộc.

D. Họ muốn xóa bỏ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

5. (0.5đ) Phái Gia-cô-banh là phái đại diện cho tầng lớp, giai cấp nào?

A. Tư sản vừa và nhỏ.

B. Đại tư sản tài chính.

C. Tư sản công thương.

D. Quý tộc tư sản hóa.

6. (0.5đ) Cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu được diễn ra từ thời gian nào?

A. Vào cuối thế kỉ XVII.

B. Vào đầu thế kỷ XVIII.

C. Vào cuối thế kỉ XVIII.

D. Vào đầu thế kỷ XX.

7. (0.5đ) Các phát minh kỹ thuật đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra trong ngành công nghiệp nào?

A. Công nghiệp dệt vải bông.

B. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

C. Công nghiệp khai thác khoáng sản.

D. Công nghiệp đóng tàu.

8. Đây là hình ảnh của phát minh nào và của ai?

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 10 có đáp án (Đề 3)

A. Máy kéo sợi Gien-ni của Giem Ha-gri-vơ.

B. Máy kéo sợi Gien-ni của Ác-rai-tơ.

C. Máy hơi nước của Giêm Oát.

D. Máy hơi nước của Giem Ha-gri-vơ.

9. (0,5đ) Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp ………………………………lãnh đạo, động lực chính là …………………………….. Nhằm lật đổ chế độ …………………………………, mở đường cho chủ nghĩa ………………………. phát triển.”

A. Nông dân, công nhân, phong kiến, tư sản.

B. Tư sản, quần chúng nhân dân, phong kiến, tư bản.

C. Tư sản, nông dân, tư sản, xã hội.

D. Vô sản, nông dân, phong kiến, tư bản.

10. (0.5đ) Đâu là những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Vôn-te.

B. C. Mác, O-oen, Vôn-te.

C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, O-oen.

D. C.Mác, Lê-nin, Ăng-ghen.

11. Đâu là văn kiện được coi là cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ.

B. “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.

C. “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp.

D. “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” của Mỹ.

12. (0.5đ) Nguyên nhân cơ bản nhất khiết các cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân đều thất bại là gì?

A. Giai cấp tư sản có lực lượng mạnh về kinh tế và chính trị.

B. Các phong trào diễn ra lẻ tẻ, chưa tạo được phong trào chung.

C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa đề ra được đường lối chính trị rõ ràng.

D. Lực lượng công nhân còn ít.

Phần tự luận

Câu 2: (2đ) Dựa vào những dữ liệu sau để trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 10 có đáp án (Đề 3)

1. (0.5đ) Nối nội dung ở cột A và nội dung ở cột B sao cho phù hợp:

A. 1-d; 2-a; 3-b; 4-c.

B. 1-d; 2-c; 3-d; 4-a

C. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a

D. 1-d; 2-c; 3-b; 4-a.

2. (0.5đ) Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước Anh có sự thay đổi như thế nào trong thứ hạng phát triển sản xuất công nghiệp trên thế giới?

A. Từ vị trí thứ 2 lên vị trí thứ 1.

B. Từ vị trí thứ 3 lên vị trí thứ 1.

C. Từ vị trí thứ 1 xuống vị trí thứ 2.

D. Từ vị trí thứ 1 xuống vị trí thứ 3.

3. (0.5đ) Đâu KHÔNG phải là nguyên nhân phát triển của kinh tế nước Đức vào giai đoạn cuối XIX – đầu XX?

A. Áp dụng những phát minh khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.

B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào.

C. Nước Đức có thuộc địa rộng lớn.

D. Được hưởng bồi thường chiến phí trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ.

4. (0.5đ) Hình thức tổ chức độc quyền của Mỹ là gì?

A. Các Tờ-rớt khổng lồ.

B. Các-ten.

C. Xanh-đi-ca.

D. Các-ten và Xanh-đi-ca.

Câu 3: (1đ) Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

“Chúng ta có ba câu hỏi để trả lời:

1. Đẳng cấp thứ ba là gì?

- Tất cả.

2. Cho đến nay, đẳng cấp này có vị trí như thế nào trong trật tự chính trị?

- Không là gì cả!

3. Đẳng cấp thứ ba đòi hỏi gì?

- Muốn có một địa vị nào đó trong trật tự này.

Đẳng cấp thứ ba là một quốc gia hoàn chỉnh.

Phải có gì để một quốc gia tồn tại phồn vinh?

Những lao động đặc biệt và những chức vụ chung.

Đó là những lao động làm nên xã hội:

Ai gánh vác?

Đẳng cấp thứ ba.

Đẳng cấp thứ ba bao gồm tất cả những cái gì của quốc gia và tất cả những cái gì không phải của đẳng cấp thứ ba đều không thể xem là của quốc gia.

Đẳng cấp thứ ba là gì?

Tất cả”.

(Trích Soboul (1960), Tài liệu lịch sử gốc, (tiếng Pháp), NXB xã hội Paris, tr.64-68)

1. (0.25đ) Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp bao gồm có những giai cấp, tầng lớp nào?

A. Nông dân, tư sản, tăng lữ.

B. Công nhân, nông dân, thị dân.

C. Nông dân, tư sản, thị dân.

D. Nông dân, công nhân, nô lệ.

2. (0,25đ) Trong xã hội nước Pháp lúc bấy giờ có những đẳng cấp nào?

A. Quý tộc, nông dân, đẳng cấp thứ ba.

B. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, tư sản, đẳng cấp thứ ba.

D. Tư sản, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.

3. (0,25đ) Trong những giai cấp thuộc đẳng cấp thứ ba giai cấp, tầng lớp nào có khả năng lãnh đạo các cuộc cách mạng thời bấy giờ ở Pháp (Nửa cuối thế kỷ XVIII)?

A. Tăng lữ

B. Quý tộc tư sản hóa.

C. Tư sản

D. Công nhân

4. (0,25đ) Ý nào SAI khi giải thích đẳng cấp thứ ba là tất cả?

A. Do đẳng cấp thứ ba là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội.

B. Đẳng cấp thứ ba là lực lượng lao động chính trong xã hội.

C. Đẳng cấp thứ ba có địa vị chính trị, kinh tế mạnh trong xã hội.

D. Đẳng cấp thứ ba là lực lượng nuôi sống cả xã hội.

Câu 4: (1đ) Chọn Đúng/Sai đối với những nhận định, những mệnh đề sau:

1. (0,25đ) Pharaday là nhà khoa học thuộc lĩnh vực Hóa học.

A. Đúng

B. Sai.

2. (0,25đ) Men-đê-lê-ép chuyên nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ.

A. Đúng

B. Sai.

3. (0,25đ) Pác-lốp nghiên cứu về những phản xạ có điều kiện.

A. Đúng

B. Sai.

4. (0,25đ) Pa-xtơ là người điều chế thành công vắc-xin phòng chống bệnh chó dại.

A. Đúng

B. Sai.

Đáp án

Câu 1.1 - ACâu 1.2 - BCâu 1.3 - BCâu 1.4 - DCâu 1.5 - ACâu 1.6 - C
Câu 1.7 - ACâu 1.8 - ACâu 1.9 - BCâu 1.10 - CCâu 1.11 - BCâu 1.12 - C
Câu 2.1 - ACâu 2.2 - DCâu 2.3 - CCâu 2.4 - A
Câu 3.1 - CCâu 3.2 - BCâu 3.3 - CCâu 3.4 - C
Câu 4.1 - BCâu 4.2 - BCâu 4.3 - ACâu 4.4 - A

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất:

1. (0,5đ) Trở ngại lớn nhất làm kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX là gì?

A. Đức vẫn là thuộc địa của Anh, bị Anh kìm hãm sự phát triển kinh tế.

B. Khoa học – Kỹ thuật Đức lạc hậu, kém phát triển

C. Kinh tế nông nghiệp là kinh tế chính ở nước Đức.

D. Đất nước Đức vẫn trong tình trạng chia sẻ thành nhiều vương quốc nhỏ.

2. (0,5đ) Ai là người lãnh đạo cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức?

A. Lin-côn

B. Vin-hem I

C. Bi-xmac

D. Hitler.

3. (0,5đ) Gioongke là

A. Tầng lớp quý tộc tư sản hóa ở Phổ.

B. Tầng lớp quý tộc quân phiệt Áo.

C. Giai cấp tư sản ở Áo

D. Giai cấp nông dân Phổ

4. (0,5đ) Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức, tiến hành thông qua ba cuộc chiến tranh với các quốc gia nào?

A. Anh, Pháp, Áo

B. Đan Mạch, Áo, Pháp.

C. Pháp, Đan Mạch, Anh

D. Áo, Italia, Đan Mạch.

5. (0,5đ) Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Ở Mỹ, những nhà tư bản lớn liên minh với nhau hình thành nên những …………..……….khổng lồ. Họ trở thành những “…………………………….”. Đồng thời cũng là những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Mooc-gân và Rốc-phe-lơ.

A. Các-ten, ông vua công nghiệp.

B. Các-ten, ông vua tài chính.

C. Tờ rớt, ông vua công nghiệp.

D. Tờ - rớt, ông vua tài chính.

6. (0,5đ) Đây là hình ảnh của phát minh kỹ thuật nào? Của ai?

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 10 có đáp án (Đề 4)

A. Máy kéo sợi Gien-ni của Giem Ha-gri-vơ.

B. Máy kéo sợi Gien-ni của Ác-rai-tơ.

C. Máy hơi nước của Giêm Oát.

D. Máy hơi nước của Giem Ha-gri-vơ.

7. (0,5đ) Đâu không phải là điểm tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

A. Lên tiếng phê phán sâu sắc xã hội tư bản.

B. Đưa ra con đường đi đúng đắn cho giai cấp vô sản giải phóng bản thân.

C. Lên tiếng bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân.

D. Đưa ra lời dự đoán về một xã hội trong tương lai.

8. (0,5đ) Cho đoạn dữ liệu sau:

“Sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự dồi dào, hạnh phúc của thiểu số người gây ra sự khổ ải cho đa số người khác”

Đây là quan điểm nổi tiếng của nhà tư tưởng nào?

A. Xanh-xi-mông.

B. Phu-ri-ê.

C. C. Mác.

D. Ô Oen.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (2đ) Dựa vào đoạn dữ liệu sau thực hiện những nhiệm vụ ở dưới:

“Năm 1908, 38 tỷ Phrang được xuất khẩu trong đó chỉ có 9,5 tỷ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 – 60 tỉ phrang, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 đến 3 tỷ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,4 tỷ Phrang”.

1. Đoạn tư liệu trên đang nói về đế quốc nào? Rút ra đặc điểm của đế quốc đó.

2. Việc tư sản nước trên chủ yếu dùng vốn tư bản cho vay nặng lãi có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của kinh tế trong nước và thuộc địa?

Câu 2 (2đ): Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:

“Nước Đức không trông mong gì vào chủ nghĩa tự do của Phổ mà chú trọng vào vũ lực của nó. Những vấn đề lớn của thời đại, không thể định đoạt bằng những bài diễn văn hoặc bằng cách biểu quyết theo đa số (và đó chính là sai lầm của những năm 1848 - 1849), mà phải giải quyết bằng sắt và máu”.

1. (0,5đ) Đây là câu nói của nhân vật nào? “Vấn đề lớn của thời đại” mà ông nói đến ở đây nghĩa là gì?

2. (1đ) Ông đã giải quyết vấn đề đó bằng “sắt và máu” như thế nào?

3. (05đ) Nếu là bạn trong hoàn cảnh đó bạn có giải quyết vấn đề trên bằng “sắt và máu” không? Vì sao?

Câu 3: (2đ) Suy nghĩ của bạn về nhận định sau:

“Tai họa của nó là ở chỗ giai cấp tư sản đã thay thế giai cấp phong kiến và giành quyền thống trị xã hội, nó chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi “giai cấp đông đảo nhất và nghèo khổ nhất”.

(Xanh-xi-mông nhận xét về cách mạng tư sản Pháp)

Đáp án

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.1 - DCâu 1.2 - CCâu 1.3 - ACâu 1.4 - BCâu 1.5 - CCâu 1.6 - C
Câu 1.7 - BCâu 1.8 - B

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Dựa vào đoạn dữ liệu sau thực hiện những nhiệm vụ ở dưới:

“Năm 1908, 38 tỷ Phrang được xuất khẩu trong đó chỉ có 9,5 tỷ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 – 60 tỉ phrang, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 đến 3 tỷ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,4 tỷ Phrang”.

1. Đoạn tư liệu trên đang nói về đế quốc Pháp. Đế quốc Pháp mang đặc điểm là đế quốc cho vay lãi.

2. Tác động:

- Tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vốn cho các nước kém phát triển vay nặng lãi nên sản xuất công nghiệp nước Pháp phát triển chậm, làm thứ hạng của Pháp trên thế giới về sản xuất công nghiệp cũng giảm sút từ vị trí thứ hai xuống vị trí thứ tư.

- Tư bản chủ yếu đầu tư cho vay lãi nên không tập trung đầu tư vào các nước thuộc địa. → chủ yếu là vơ vét và bóc lột nên các nước thuộc địa của Pháp kinh tế không có cơ hội phát triển như thuộc địa Anh.

Câu 2 : Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:

“Nước Đức không trông mong gì vào chủ nghĩa tự do của Phổ mà chú trọng vào vũ lực của nó. Những vấn đề lớn của thời đại, không thể định đoạt bằng những bài diễn văn hoặc bằng cách biểu quyết theo đa số (và đó chính là sai lầm của những năm 1848 - 1849), mà phải giải quyết bằng sắt và máu”.

1. (0,5đ) Đây là câu nói của Bi-xmac (đại diện cho tầng lớp quý tộc quân phiệt phổ)

“Vấn đề lớn của thời đại” mà ông nói đến ở đây là vấn đề thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng chia cắt thành các vương quốc nhỏ.

2. Ông đã giải quyết vấn đề đó bằng “sắt và máu”:

Ông tiến hành thống nhất đất nước Đức với con đường “Từ trên xuống” và bằng “sắt và máu” với việc tiến hành ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng.

- Gây chiến tranh với Đan Mạch.

- Gây chiến tranh với Áo.

- Gây chiến tranh với Pháp.

→ Với ba cuộc chiến tranh nước Đức hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

3. (05đ) Nhận định của bản thân.

Câu 3: Suy nghĩ của bạn về nhận định sau:

“Tai họa của nó là ở chỗ giai cấp tư sản đã thay thế giai cấp phong kiến và giành quyền thống trị xã hội, nó chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi “giai cấp đông đảo nhất và nghèo khổ nhất”.

(Xanh-xi-mông nhận xét về cách mạng tư sản Pháp)

- Nhận định của Xanh-xi-mông về cách mạng tư sản Pháp là đúng khi nói về bản chất của cách mạng tư sản, cũng là điểm hạn chế của cách mạng tư sản: Đó là thay đổi hình thức bóc lột, chuyển từ bóc lột kiểu phong kiến sang hình thức bóc lột kiểu tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế, giai cấp nông dân, công nhân, nhân dân lao động là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội vẫn không nhận được quyền lợi gì của chế độ mới và vẫn phải chịu áp bức, bóc lột.

- Có thể liên hệ với cách mạng xã hội chủ nghĩa: Xóa bỏ mọi tầng lớp áp bức, bóc lột, đưa quyền lợi về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động.

Xem thử Đề CK2 Sử 10 KNTT Xem thử Đề CK2 Sử 10 CTST Xem thử Đề CK2 Sử 10 CD

Xem thêm bộ đề thi Lịch Sử 10 mới năm 2024 chọn lọc khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên