Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Lần 1) (8 đề)



Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Lần 1) (8 đề)

Để làm tốt bài kiểm tra môn Sinh học 11, phần dưới là Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Lần 1) (8 đề), cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 11.

Quảng cáo

Trắc nghiệm

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

A.   của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

B.    định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

C.    của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển

D.   của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

Câu 2. Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp; (2) thủy tức; (3) trùng roi; (4) giun tròn; (5) tôm; (6) gián

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 3. Hệ thần kinh của nhện có dạng

A.   lưới

B.    chuỗi hạch

C.    ống

D.   chưa có tổ chức thần kinh

Câu 4. So sánh tốc độ truyền tin của trên sợi thần kinh có bao miêlin với sợi thần kinh không có bao miêlin?

A.   Nhanh hơn

B.    Chậm hơn

C.    Như nhau

D.   Chậm hơn rất nhiều

Câu 5. Các giai đoạn lần lượt của điện thế hoạt động là

A.   mất phân cực, tái phân cực, đảo cực

B.    đảo cực, mất phân cực, tái phân cực

C.    đảo cực, tái phân cực, mất phân cực

D.   mất phân cực, đảo cực, tái phân cực

Câu 6. Động vật có hệ hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì chúng sẽ trả lời bằng cách

A. duỗi thẳng cơ thể

B. co toàn bộ cơ thể

C. di chuyển đi chỗ khác

D. co ở phần cơ thể bị kích thích

Câu 7. Tập tính là

A. phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường giúp động vật thích nghi với môi trường sống.

B. chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường giúp động vật thích nghi với môi trường sống.

C. cảm ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường giúp động vật thích nghi với môi trường sống.

D. chuỗi cảm ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường giúp động vật thích nghi với môi trường sống.

Câu 8. Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần kinh

A. đầu

B. lưng

C. bụng

D. ngực

Câu 9. Kiểu học tập chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật thuộc bộ Linh trưởng là kiểu học tập nào?

A. Học ngầm

B. Điều kiện hóa

C. Học khôn

D. In vết

Câu 10. Động vật đơn bào có

A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

B. Hệ thần kinh dạng lưới

C. Chưa có tổ chức thần kinh

D. Hệ thần kinh dạng ống

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 1 - Đề 1)

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin

B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin

D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng

Câu 2. Trong các phát biểu sau:

(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh

(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng

(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng

Các phát biểu đúng về phản xạ là:

A. (2), (3) và (4) B. (1), (2) và (3)

C. (1), (2) và (4) D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 3. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên

B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể

C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau

D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau

Câu 4. Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là

A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới

B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên

C. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới

D. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới

Câu 5. Các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống gồm

A.   não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh

B.    não, tủy sống

C.    não, tủy sống, hạch thần kinh

D.   não

Câu 6. Giai đoạn nào của điện thế hoạt động có sự tăng nhanh của điện thế?

A.   Giai đoạn đảo cực

B.    Giai đoạn tái phân cực

C.    Giai đoạn điện thế nghỉ

D.   Giai đoạn mất phân cực

Câu 7. Lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin là lan truyền theo kiểu

A. lần lượt

B. liên tục

C. nhảy cóc

D. ngược dòng

Câu 8. Paplop thực hiện thí nghiệm tìm ra hình thức học tập điều kiện hóa đáp ứng trên đối tượng nào?

A. Chó

B. Chuột

C. Khỉ

D. Mèo

Câu 9. Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu, chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập

A. in vết

B. học ngầm

C. quen nhờn

D. học khôn

Câu 10. Hành động của con ong thợ dành cả cuộc đời để kiếm ăn, phục vụ cho sự sinh sản của ong chúa là biểu hiện của tập tính

A. vị tha

B. thứ bậc

C. kiếm ăn

D. sinh sản

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 1 - Đề 2)

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Ý nào không đúng đối với phản xạ?

A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.

B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.

D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.

Câu 2. Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?

A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.

B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.

C. Nhờ hoạt động của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. 

D. Tiêu phí ít năng lượng.

Câu 3. Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là:

A. Hạch ngực. 

B. Hạch não.

C. Hạch bụng. 

D. Hạch lưng.

Câu 4. Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?

A. Diễn ra nhanh hơn. 

B. Diễn ra chậm hơn một chút.

C. Diễn ra chậm hơn nhiều. 

D. Diễn ra ngang bằng.

Câu 5. Điện thế hoạt động là:

A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.

C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.

D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.

Câu 6. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học năm ở bộ phận nào của xinap?

A. Màng trước xinap.

B. Màng sau xinap.

C. Khe xinap.

D. Chuỳ xinap.

Câu 7. Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là:

A. Axêtincôlin và đôpamin. 

B. Axêtincôlin và Sêrôtônin.

C. Axêtincôlin và norađrênalin.

D. Sêrôtônin và norađrênalin. 

Câu 8. Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin?

A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

B. Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm

C. Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.

D. Xung thần kinh lan truyền theo kiểu nhảy cóc.

Câu 9. Tập tính quen nhờn là:

A. tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.

B. tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.

C. tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.

D. tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.

Câu 10. Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi tích điện

A. dương

B. âm

C. trung tính

D. hoạt động

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 1 - Đề 3)

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Xung thần kinh là:

A. Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động.

B. Sự xuất hiện điện thế hoạt động.

C. Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động.

D. Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động.

Câu 2. Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là:

A. Não và thần kinh ngoại biên. 

B. Não và tuỷ sống.

C. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

D. Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên.

Câu 3. Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.

D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

Câu 4. Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?

A. Là phản xạ có tính di truyền. 

B. Là phản xạ bẩm sinh.

C. Là phản xạ không điều kiện. 

D. Là phản xạ có điều kiện.

Câu 5. Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?

A. Vì sống trong môi trường phức tạp.

B. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.

C. Vì có nhiều thời gian để học tập.

D. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.

Câu 6. Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?

A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Câu 7. Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra:

A. Giữa những cá thể cùng loài. 

B. Giữa những cá thể khác loài.

C. Giữa những cá thể cùng lứa trong loài.

D. Giữa con với bố mẹ.

Câu 8. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học tập:

A. Học ngầm. 

B. Điều kiện hoá đáp ứng.

C. Học khôn.

D. Điều kiện hoá hành động.

Câu 9. Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là:

A. Tập tính xã hội. 

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

C. Tập tính sinh sản. 

D. Tập tính di cư.

Câu 10. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh → Cơ, tuyến.

B. Hệ thần kinh → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến.

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến → Hệ thần kinh.

D. Cơ, tuyến → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 1 - Đề 4)

Trắc nghiệm - Tự luận

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Trong các phát biểu sau:

(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh

(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng

(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng

Các phát biểu đúng về phản xạ là:

A. (1), (2) và (4)

B. (1), (2), (3) và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (2) và (3)

Câu 2. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

A. duỗi thẳng cơ thể

B. co toàn bộ cơ thể

C. di chuyển đi chỗ khác

D. co ở phần cơ thể bị kích thích

Câu 3. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự :

A. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ

B. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh

C. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ

D. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác

Câu 4. Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,

A. hạch ngực, hạch lưng

B. hạch thân, hạch lưng

C. hạch bụng, hạch lưng

D. hạch ngực, hạch bụng

Câu 5. Gà, vịt có tập tính đi theo những vật di chuyển đầu tiên mà chúng nhìn thấy sau khi được nở ra. Đây là ví dụ về tập tính

A. quen nhờn

B. học ngầm

C. in vết

D. học khôn

Câu 6. Loài nào có tỉ lệ tập tính học được ít nhất trong các loài sau đây?

A. Vượn

B. Gà

C. Chó

D. Khỉ

Câu 7. Skinnơ sử dụng thí nghiệm thí nghiệm trên đối tượng nào để tìm ra tập tính điều kiện hóa hành động?

A. Chó

B. Chuột

C. Gà

D. Khỉ

Câu 8. Tập tính nào sau đây chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh trưởng?

A. Học khôn

B. Học ngầm

C. In vết

D. Quen nhờn

Phần II. Tự luận (6 điểm) Nêu khái niệm xi náp. Cấu tạo của xi náp hoá học? Quá trình chuyển giao xung thần kinh qua xináp gồm các giai đoạn nào?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I. (mỗi câu 0,5 điểm)

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 1 - Đề 1)

Phần II.

- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến...) (2 điểm)

- Xináp hóa học gồm: màng trước, màng sau, khe xináp và chuỳ xináp. Chuỳ xináp có các túi chứa chất trung gian hoá học. (2 điểm)

- Các giai đoạn của quá trình chuyển giao xung thần kinh qua xinap: (có từ 2 ý trở lên đạt tối đa 2 điểm)

+ Xung thần kinh lan truyền đến xináp và làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.

+ Ca2+ làm cho các túi chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.

+ Chất trung gian hoá học gắn vào thụ quan ở màng sau gây xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động hình thành lan truyền đi tiếp.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K hoạt động như thế nào?

A. Vận chuyển Ktừ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ Ksát phái ngoài màng tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng

B. Vận chuyển Ktừ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ Kở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng

C. Vận chuyển Ktừ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ Kở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng

D. Vận chuyển Natừ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ Nasát phía ngoài màng tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng

Câu 2. Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được.

Đây là một ví dụ về hình thức học tập nào?

A. Điều kiện hoá đáp ứng.     

B. Học ngầm.           

C. Điều kiện hoá hành động.  

D. Học khôn.

Câu 3. Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?

A. Số ít là tập tính bẩm sinh.    

B. Toàn là tập tính tự học.

C. Phần lớn tập tính tự học.                 

D. Phần lớn là tập tính bảm sinh

Câu 4. Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?

A. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xináp

B. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp

C. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xináp

D. Xung thàn kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xináp.

Câu 5. Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực?

A. Do K+ đi ra nhiều, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.

B. Do Na+ ra nhiều, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.

C. Do Na+ đi vào còn dư thừa, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.

D. Do K+ đi vào còn dư thừa, làm mặt trong màng tế bào tích điện dương, còn mặt ngoài tích điện âm.

Câu 6. Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?

A. Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

B. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

C. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.

D. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.

Câu 7. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi    

A. cổng K+ và Na+ cùng đóng                                

B. cổng K+ mở, Na+ đóng

C. cổng K+ và Na+ cùng mở                                   

D. cổng K+ đóng, Na+ mở

Câu 8. Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?

A. Là phản xạ có tính di truyền.    

B. Là phản xạ bẩm sinh.               

C. Là phản xạ không điều kiện.                  

D. Là phản xạ có điều kiện.

Phần II. Tự luận (6 điểm) Trình bày vai trò của bơm Na - K?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I. (mỗi câu 0,5 điểm)

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 1 - Đề 2)

Phần II.

- Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtêin) có ở trên màng tế bào. Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp. (3 điểm)

- Bơm Na B - K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện. (3 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Mức độ tiến hóa tăng dần của hệ thần kinh ở động vật là

A. Hệ thần kinh (htk) dạng lưới, chưa có htk, htk dạng ống, htk dạng chuỗi

B. Chưa có htk, htk dạng ống, htk dạng lưới, htk dạng chuỗi

C. Chưa có htk, htk dạng lưới, htk dạng chuỗi hạch, htk dạng ống

D. Htk dạng lưới, htk dạng ống, htk dạng hạch, chưa có htk.

Câu 2. Hình thức cảm ứng nào sau đây là cảm ứng ở động vật?

A. Ứng động.

B. Hướng động.

C. Phản xạ

D. Ứng động sinh trưởng.

Câu 3. Hệ thần kinh có phản xạ chính xác và nhanh là hệ thần kinh:

A. dạng ống

B. dạng chuỗi

C. dạng hạch

D. dạng lưới

Câu 4. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi

A. phía trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm

B. phía trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương

C. cả trong và ngoài màng tích điện dương

D. cả trong và ngoài màng tích điện âm

Câu 5. Ion nào sau đây đóng vao trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ?

A. Na+

B. K+

C. Cl-

D. Ca2+

Câu 6. Xinap là:

A.  Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.

B. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.

C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.

D. Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).

Câu 7. Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành

A. axêtat và côlin

B. axit axetic và côlin

C. axêtin và côlin

D. estera và côlin

Câu 8. Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành

A. axêtat và côlin

B. axit axetic và côlin

C. axêtin và côlin

D. estera và côlin

Phần II. Tự luận (6 điểm) Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I. (mỗi câu 0,5 điểm)

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 1 - Đề 3)

Phần II.

- Điện thế hoạt động là sự biến đổi rất nhanh điện thế nghỉ ở màng tế bào, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. (3 điểm)

- Khi bị kích thích, cổng Na+ mở rộng nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực. (1 điểm)

Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại. (1 điểm)

K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực. (1 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành là vì:

A. Số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.

B. Sống trong môi trường đơn giản.

C. Không có thời gian để học tập.

D. Khó hình thành mối liên hệ mới gữa các nơron.

Câu 2. Tập tính học được là:

A.   Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

B.    Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

C.    Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.

D.   Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.

Câu 3. Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?

A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Câu 4. Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?

A. Số ít là tập tính bẩm sinh.

B. Toàn là tập tính tự học.

C. Phần lớn tập tính tự học.

D. Phần lớn là tập tính bẩm sinh.

Câu 5. Một số loài cá, chim, thú thay đổi nơi sống theo mùa, đây là tập tính

A. kiếm ăn

B. bảo vệ lãnh thổ

C. sinh sản

D. di cư

Câu 6. Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?

A. K+  từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

B. Na+  từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

C. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

D. SO42-  từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

Câu 7. Khi các bóng xináp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào

A. dịch mô

B. dịch bào

C. màng trước xi náp

D. khe xináp

Câu 8. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na – K có vai trò chuyển

A. Na+ từ ngoài vào trong màng

B. K+ từ ngoài vào trong màng

C. Na+ từ trong ra ngoài màng

D. K+ từ trong ra ngoài  màng

Phần II. Tự luận (6 điểm) Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có màng miêlin khác có màng miêlin như thế nào? Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có màng miêlin theo cách nhảy cóc?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I. (mỗi câu 0,5 điểm)

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 11 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 1 - Đề 4)

Phần II.

- Trên sợi thần kinh không có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. (2 điểm)

Trên sợi thần kinh có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền nhanh hơn so với trên sợi không có màng miêlin. (2 điểm)

- Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác; bao miêlin có tính chất cách điện. (2 điểm)

Tham khảo các Đề thi, đề kiểm tra môn Sinh học 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên