Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 9 Học kì 2 có đáp án (Lần 1)(3 đề)



Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 9 Học kì 2 có đáp án (Lần 1)(3 đề)

Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 9 Học kì 2 có đáp án (Lần 1)(3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 9.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Địa lý 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đông Nam Bộ? (1 điểm)

A. Bình Phước       B. Đồng Nai

C. Bình Dương       D. Bình Định

Câu 2:Sản phẩm công nghiệp nào của Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước? (1 điểm)

A. Điện.       B. Hóa chất.

C. Dầu thô.       D. Dệt may.

Câu 3:Mặt hàng không phải là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là: (1 điểm)

A. Dầu thô       B. Thực phẩm chế biến

C. Than đá       D. Hàng nông sản

Câu 4:Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là: (1 điểm)

A. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.

B. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.

D. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.

Câu 5:Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là: (1 điểm)

A. Điều       B. Cà phê       C. Cao su       D. Hồ tiêu

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Biên Hòa. (2,5 điểm)

Câu 2:Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi, khó khăn về tự nhiên nào để phát triển ngành trồng cây công nghiệp nhiệt đới? (2,5 điểm)

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (1 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố. Đó là TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.  Bình Định không thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: D.

Câu 2: (1 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ là vùng có nguồn dầu thô giàu có bậc nhất nước ta, nên sản phẩm công nghiệp từ việc khai thác này chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước.

Đáp án: C.

Câu 3: (1 điểm)

Trả lời: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đông Nam Bộ: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, hàng nông sản nguyên liệu cho sản xuất,… Ở Đông Nam Bộ, không có than đá nên đây không phải là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu.

Đáp án: C.

Câu 4: (1 điểm)

Trả lời: Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo,… những di tích này có ý nghĩa lớn cho phát triển du lịch.

Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An ở Quảng Nam. → Duyên hải Nam trung Bộ.

Đáp án: A.

Câu 5: (1 điểm)

Trả lời: Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến cây điều, cà phê, hồ tiêu.

Đáp án: C

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

Hướng dẫn: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam: 1. Xác định trung tâm công nghiệp Biên Hòa (trang công nghiệp(tr 21)/trang vùng Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long (tr 29). 2. Kể tên các ngành dựa vào chú giải.

Trả lời: Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Biên Hòa là: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt - may, điện tử, hóa chất - phân bón, sản xuất giấy – xenlulô, luyện kim đen, luyện kim màu

Câu 2: (2,5 điểm)

Hướng dẫn: Đánh giá các điều kiện về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, ...

Trả lời:

a. Thuận lợi:

   - Tài nguyên khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm: giàu nhiệt ẩm, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển quanh năm. Số giờ nắng cao thuận lợi cho phơi sấy.

   - Tài nguyên đất: Tập trung diện tích đất badan, đất xám lớn thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm và một số cây ngắn ngày.

   - Tài nguyên sinh vật: Rất phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng và chọn giống

b. Khó khăn:

   - Tài nguyên nước: thiếu nước vào mùa khô.

   - Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Địa lý 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đông Nam Bộ? (1 điểm)

A. Bình Phước       B. Tây Ninh

C. Đồng Tháp       D. Đồng Nai

Câu 2:Nhân tố nào không phải là điều kiện phát triển cây cao su ở Đông Nam Bộ: (1 điểm)

A. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

B. Có nhiều cơ sở chế biến hiện đại.

C. Diện tích đất bazan, đất xám lớn.

D. Nguồn nước tưới dồi dào quanh năm.

Câu 3:Trong phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ, nhiệm vụ quan trọng là: (1 điểm)

A. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

B. Đảm bảo cơ sở năng lượng (điện).

C. Bảo vệ môi trường đất liền và biển.

D. Nhập khẩu nguồn nông sản mới.

Câu 4:Mặt hàng không phải xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là: (1 điểm)

A. Máy móc, thiết bị

B. Thực phẩm chế biến

C. Hàng may mặc

D. Hàng nông sản

Câu 5:Trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước là: (1 điểm)

A. Vũng Tàu       B. Nha Trang

C. Đà Lạt       D. TP Hồ Chí Minh

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Thủ Dầu Một. (2,5 điểm)

Câu 2:Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành dịch vụ? (2,5 điểm)

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (1 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố. Đó là TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. → Đồng Tháp không thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: C.

Câu 2: (1 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ có 2 mùa mưa – khô rõ rệt nên nguồn nước tưới dồi dào quanh năm không phải là điều kiện phát triển cây cao su.

Đáp án: D.

Câu 3: (1 điểm)

Trả lời: Trong phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ, nhiệm vụ quan trọng là phải bảo vệ môi trường đất liền và biển do vùng có nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, diện tích rừng thấp.

Đáp án: C.

Câu 4: (1 điểm)

Trả lời: Loại hình dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất vùng và cả nước là xuất nhập khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đông Nam Bộ như dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, hàng nông sản nguyên liệu cho sản xuất,…Máy móc, thiết bị là mặt hàng nhập khẩu.

Đáp án: A.

Câu 5: (1 điểm)

Trả lời: Trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước là: TP Hồ Chí Minh

Đáp án: D.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

Hướng dẫn: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam: 1. Xác định trung tâm công nghiệp Biên Hòa (trang công nghiệp(21)/trang vùng Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long (29).

2. Kể tên các ngành dựa vào chú giải.

Trả lời: Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Thủ Dầu Một là: Chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt - may, điện tử, hóa chất - phân bón, sản xuất giấy – xenlulô.

Câu 2: (2,5 điểm)

Hướng dẫn: Đánh giá các điều kiện về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, ..., điều kiện kinh tế xã hội: chính sách, vốn,...

Trả lời:

a. Thuận lợi:

-Về tự nhiên

   + Vị trí địa lý chiến lược (tiếp giáp các vùng giàu nguyên liệu, Cam-pu-chia, Biển Đông) thuận lợi cho giao lưu, trao đổi kinh tế.

   +Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng.

   + Địa hình bờ biển thuận lợi để xây dựng cảng.

- Về kinh tế - xã hội:

   + Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao.

   + Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển.

   + Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Địa lý 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đông Nam Bộ? (1 điểm)

A. Đồng Nai       B. Tây Ninh

C. Bình Phước       D. Cần Thơ

Câu 2:Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là: (1 điểm)

A. Biên Hòa

B. Thủ Dầu Một

C. TP. Hồ Chí Minh

D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 3:Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là: (1 điểm)

A. Vũng Tàu       B. TP Hồ Chí Minh

C. Đà Lạt       D. Nha Trang

Câu 4:Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là: (1 điểm)

A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.

B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.

D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 5:Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là: (1 điểm)

A. Thủy lợi

B. Phân bón

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn

D. Phòng chống sâu bệnh

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Vũng Tàu. (2,5 điểm)

Câu 2:Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển công nghiệp? (2,5 điểm)

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (1 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố. Đó là TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.  Cần Thơ không thuộc Đông Nam Bộ.

Đáp án: D.

Câu 2: (1 điểm)

Trả lời: TP. Hồ Chí Minh không chỉ có sức thu hút lao động khắp cả nước mà còn thu hút lao động nước ngoài có trình độ cao vào ở Đông Nam Bộ.

Đáp án: C.

Câu 3: (1 điểm)

Trả lời: TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước với nhiều cảng sông, sân bay, quốc lộ lớn đi qua.

Chọn: B.

Câu 4: (1 điểm)

Trả lời: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là dầu khí, điện tử và công nghệ cao. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ, chế biến lương thực- thực phẩm, phân bón là ngành công nghiệp truyền thống.

Đáp án: D.

Câu 5: (1 điểm)

Trả lời: Do ở Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nên thủy lợi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ.

Đáp án: A.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

Hướng dẫn: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam: 1. Xác định trung tâm công nghiệp Vũng Tàu (trang công nghiệp(21)/trang vùng Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long (29).

Trả lời: Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu là: Nhiệt điện, luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hóa chất - phân bón, dệt - may, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 2: (2,5 điểm)

Hướng dẫn: Đánh giá các điều kiện về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, ...; điều kiện kinh tế xã hội (chính sách, lao động, thị trường,...)

- Thuận lợi:

   + Vị trí địa lí thuận lợi.

   + Lao động dồi dào có tay nghề cao.

   + Nhu cầu thị trường ngày càng lớn.

   + Cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

   + Có chính sách tốt thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Khó khăn:

   + Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.

   + Môi trường ô nhiễm.

   + Tài nguyên năng lượng còn hạn chế.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Địa lý 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đông Nam Bộ? (1 điểm)

A. Tây Ninh       B. Lâm Đồng

C. Bình Dương       D. Đồng Nai

Câu 2:Điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Bộ thuận lợi để phát triển: (1 điểm)

A. Cây công nghiệp nhiệt đới.

B. Cây công nghiệp cận nhiệt đới.

C. Cây công nghiệp ôn đới.

D. Cây công nghiệp hàn đới.

Câu 3:Nhiệt điện chạy bằng dầu khí chủ yếu tập trung ở: (1 điểm)

A. Bình Dương       B. Bà Rịa - Vũng Tàu

C. TP Hồ Chí Minh       D. Tây Ninh

Câu 4:Ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là: (1 điểm)

A. Dầu khí.       B. Dệt – may.

C. Phân bón.       D. Thủy điện.

Câu 5:Mặt hàng không phải là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là: (1 điểm)

A. Máy móc thiết bị

B. Thực phẩm chế biến

C. Nguyên liệu cho sản xuất

D. Hàng tiêu dùng cao cấp

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. (2,5 điểm)

Câu 2:Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi, khó khăn về tự nhiên nào để phát triển ngành trồng cây công nghiệp lâu năm? (2,5 điểm)

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghệm

Câu 1: (1 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố. Đó là TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.  Lâm Đồng không thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: A.

Câu 2: (1 điểm)

Trả lời: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

Đáp án: C.

Câu 3: (1 điểm)

Trả lời: Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi tập trung nhiều nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu/khí như Phú Mỹ, Bà Rịa.

Chọn: C.

Câu 4: (1 điểm)

Trả lời: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là dầu khí, điện tử và công nghệ cao.

Đáp án: C.

Câu 5: (1 điểm)

Trả lời: Ở Đông Nam Bộ, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: Máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp. Thực phẩm chế biến là mặt hàng xuất khẩu.

Đáp án: B.

Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

Hướng dẫn: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam: 1. Xác định trung tâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. (trang công nghiệp(21)/trang vùng Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long (29).

Trả lời: Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh là: Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt - may, điện tử, hóa chất - phân bón, sản xuất giấy – xenlulô.

Câu 2: (2,5 điểm)

Hướng dẫn: Đánh giá các điều kiện về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, ...

Trả lời:

   - Tài nguyên khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm: giàu nhiệt ẩm, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển quanh năm. Số giờ nắng cao thuận lợi cho phơi sấy.

   - Tài nguyên đất: Tập trung diện tích đất badan, đất xám lớn thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm.

   - Tài nguyên sinh vật: Rất phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng và chọn giống.

b. Khó khăn:

   - Tài nguyên nước: thiếu nước vào mùa khô.

   - Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Địa Lí 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 9 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tuyển tập Đề thi Địa Lí lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 9 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên