Giải Địa Lí 11 trang 104 Cánh diều

Với Giải Địa Lí 11 trang 104 trong Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản Địa 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa Lí lớp 11 trang 104.

Giải Địa Lí 11 trang 104 Cánh diều

Quảng cáo

Câu hỏi trang 104 Địa Lí 11: Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy: Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.

Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản (ảnh 1)

Quảng cáo

Lời giải:

a) Địa hình, đất

- Đặc điểm:

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, có nhiều núi lửa. Phần lớn núi có độ cao trung bình, một số đỉnh núi cao trên 2000m (Phú Sĩ cao 3776 m). Có nhiều đất đỏ.

+ Đồng bằng nằm ven biển, nhỏ và hẹp, lớn nhất là đồng bằng Can-tô, chủ yếu là đất pốt dôn, đất phù sa.

b) Khí hậu

- Đặc điểm:

+ Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa, có sự thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 mm, có nơi lên đến 4000 mm.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Mạng lưới sông khá dày, đa số đều ngắn, dốc, sông lớn nhất là Si-na-nô.

Quảng cáo

+ Có nhiều hồ (Bi-oa, Ca-xu-mi…), nhiều thác nước (Ka-mui-oa-ka, Fu-ku-rô-da…), suối khoáng nóng (I-u-phu-in, Ha-kô-ne…)

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, tạo nên nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.

+ Vùng biển giàu hải sản, chiếm 25% số loài cá biển trên toàn thế giới.

+ Các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loại cá: ngừ, thu, mòi, trích, hồi.

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Có tỉ lệ che phủ rừng lớn (2/3 diện tích lãnh thổ) với nhiều loại rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới ẩm.

+ Nhiều vườn quốc gia đã được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về thiên nhiên.

Quảng cáo

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Nghèo khoáng sản, một số loại khoáng sản như: than đá, đồng, vàng, sắt, chì, kẽm với trữ lượng nhỏ.

Câu hỏi trang 104 Địa Lí 11: Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.

Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (ảnh 2)

Lời giải:

a) Địa hình, đất

- Ảnh hưởng:

+ Địa hình núi cao gây khó khăn cho giao thông trong các vùng, một số núi phát triển du lịch (Phú Sĩ).

+ Các đồng bằng ven biển có đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây lương thực, định cư.

b) Khí hậu

- Ảnh hưởng: Khí hậu phân hóa tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng, thuận lợi cho du lịch.

c) Sông, hồ

- Ảnh hưởng:

+ Sông có ít giá trị giao thông nhưng có giá trị về thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt.

+ Hồ có giá trị cao với du lịch, nghỉ dưỡng.

d) Biển

- Ảnh hưởng:

+ Vùng biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thương.

+ Vùng biển giàu hải sản là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh cá.

e) Sinh vật

- Ảnh hưởng: Rừng và các vườn quốc gia là tài nguyên có giá trị cao để phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch, điều hòa khí hậu

g) Khoáng sản

- Ảnh hưởng: là khó khăn cho Nhật Bản trong việc phát triển kinh tế vì thiếu nguồn nguyên - nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, tốn kém cho chi phí nhập khẩu.

Lời giải bài tập Địa Lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên