Trắc nghiệm Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Bài 11: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Câu 1: Co nguyên sinh ở tế bào thực vật là hiện tượng

Quảng cáo

A. không bào bị co lại.

B. nhân tế bào bị co lại.

C. cả tế bào thực vật bị co lại.

D. khối nguyên sinh chất bị co lại.

Câu 2: Để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh, tại sao lại nên dùng lá thài lài tía?

A. Tế bào lá thài lài tía có không bào lớn nên dễ quan sát.

B. Tế bàolá thài lài tía có nhân hoàn chỉnh nên dễ quan sát.

C. Thài lài tía là một loài thực vật phổ biến, dễ thấy ở mọi nơi.

D. Tế bàolá thài lài tía có kích thước tế bào lớn và có màu sắc nên dễ quan sát.

Quảng cáo


Câu 3: Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là

A. chất tan đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.

B. chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.

C. nước đi từ nơi có thế nước thấp sang nơi có thế nước cao.

D. nước đi từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp.

Câu 4: Để gây hiện tượng co nguyên sinh, người ta cho tế bào vào trong môi trường

A. có chứa hàm lượng đường thấp hơn so với tế bào.

B. có chứa hàm lượng muối NaCl thấp hơn so với tế bào.

C. có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào.

D. có chứa hàm lượng nước cao hơn so với tế bào.

Câu 5: Cho tế bào lá thài lài tía vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh. Đối với tế bào lá thài lài tía, dung dịch A là

Quảng cáo

A. môi trường bão hòa.

B. môi trường ưu trương.

C. môi trường nhược trương.

D. môi trường đẳng trương.

Câu 6: Để gây hiện tượng phản co nguyên sinh, người ta cho tế bào đang co nguyên sinh vào trong môi trường

A. có thế nước thấp hơn tế bào.

B. có nồng độ chất tan cao hơn tế bào.

C. có áp suất thẩm thấu thấp hơn tế bào.

D. có áp suất thẩm thấu cao hơn tế bào.

Câu 7: Tế bào phản co nguyên sinh thì

A. khí khổng đóng lại.

B. khí khổng mở ra.

C. khí khổng bị mất chức năng.

D. khí khổng không bị tác động.

Quảng cáo

Câu 8: Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại. Đây là ví dụ về hiện tượng

A. thoát hơn nước.

B. co nguyên sinh.

C. trương nước.

D. phản co nguyên sinh.

Câu 9: Trong thí nghiệm co nguyên sinh, có thể tăng tốc độ co nguyên sinh của tế bào bằng cách

A. tăng nồng độ dung dịch HCl nhỏ lên lam kính.

B. tăng nồng độ dung dịch NaCl nhỏ lên lam kính.

C. giảm nồng độ dung dịch HCl nhỏ lên lam kính.

D. giảm nồng độ dung dịch NaCl nhỏ lên lam kính.

Câu 10:Trong thí nghiệm co nguyên sinh, có thể giảm tốc độ co nguyên sinh của tế bào bằng cách

A. tăng nồng độ NaCl.

B. giảm nồng độ NaCl.

C. bổ sung thêm HCl.

D. bổ sung thêm NaOH.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Nhóm hỏi bài 2k6