Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới trang 11, 12, 13, 14 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (trang 14) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Truyện: thần thoại Hy Lạp, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Thần Kim Quy, Thần trụ trời, thần núi Tản Viên, Nữ Oa vá trời,...

- Phim: Cuộc chiến của các vị thần (thần thoại Ấn Độ), Đông phương thần Oa (Trung Quốc), truyền thuyết Thánh Gióng (Việt Nam), cuộc chiến thành Troy....

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện.

- Chưa có vũ trụ, muôn vật và loài người

- Trời đất hỗn độn, tăm tối, lạnh lẽo

2. Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.

Quảng cáo

- Vóc dáng: Một ông thần thân thể to lớn, chân bước một bước từ tỉnh này qua tỉnh nọ, đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

- Hành động: đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá thành cái cột vừa to vừa cao để chống trời

3. Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?

- Thần đếm cát, thần tát biển, thần kể sao, thần đào sông,thần trồng cây, thần xây rú, thần trụ trời

4. Chú ý các chi tiết miêu tả công việc và “tính khí” của thần Sét.

Công việc

Tính khí

+ Thi hành luật pháp ở trần gian

+ Thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu

+ Thần thường ngủ về mùa đông, vào tháng hai, ba mới dậy làm việc.

+ Rất nóng nảy

+ Hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan

Quảng cáo

5. Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió.

Hình dạng

Hoạt động

+ Kì quặc, không có đầu

+ Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng

+ Phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét

Những lúc thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoay, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu.

6. Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?

- Nhằm giải thích hiện tượng gió và lí giải sự xuất hiện của cây ngải tướng quân.

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới”:

Văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới đã lý giải về sự hình thành của thế giới tự nhiên thông qua các vị thần. Mỗi vị thần có một quyền năng đặc biệt, đảm bảo sự sống cho trái đất. Truyện về các vị thần đã phản ánh quan niệm nhận thức của con người thời cổ về thế giới xung quanh và thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên.

Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới | Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Quảng cáo

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Đặc điểm

Thần Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gió

Thời gian

Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người

Không gian

Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

Nhân vật

Ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể

Danh hiệu là Thiên Lôi, ông Sấm

Hình dạng kì quặc, không đầu

Sự kiện chính

Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn không biết đã từ bao lâu, bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.

Thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy, con gà của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói nhưng không làm gì được

Thần Gió có đứa con nghịch ngợm. Khi hạ giới mất mùa đói khổ, người chồng đi xa xin được bát gạo về nấu cho vợ nhưng bị con thần Gió quạt tứ tung văng xuống ao.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Nhân vật chính: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió => đều là những vị thần sáng tạo thế giới

- Nội dung: lí giải về sự hình thành thế giới và thói quen, hành vi: thần Trụ Trời xây dựng vũ trụ; thần sét lí giải cho hiện tượng sấm sét; thần Gió lí giải cho hiện tượng gió, lốc, tên gọi cây “ngải tướng quân” và hành vi dùng loại cây này chữa bệnh cho trâu bò

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Trong cái nhìn của người cổ đại:

+ Các vị thần có hình dạng khổng lồ (thần Trụ Trời) hoặc ngoại hình khác thường (thần Gió không có đầu).

+ Các vị thần đều có sức mạnh siêu nhiên (thần Trụ Trời tách trời và đất; thần Sét có một cái búa lớn, chuyên thi hành pháp luận ở trần gian; thần Gió có thể làm gió lúc to hoặc nhỏ, ngắn hoặc lâu).

+ Các vị thần có “tính khí” nóng nảy và đáng sợ (thần Sét hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền; thần Gió khi kết hợp với thần Sét và thần Mưa thì vô cùng đáng sợ).

- Các nhân vật trong trong thần thoại là cắt nghĩa, lý giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người cổ đại đã xây dựng nên các nhân vật thần trong những câu chuyện thần thoại có đặc điểm tương tự như vậy.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Thần Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gió

Công việc

dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất ra làm hai.

thi hành pháp luật ở trần gian.

làm gió theo lệnh Ngọc Hoàng

Miêu tả công việc

một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời, Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi

Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.

Bảo bối của thần là một thứ quạt nhiệm màu. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệng Ngọc Hoàng. Khi thần phối hợp với Thần Mưa, có khi cả thần Sét

Mục đích

Lí giải tại sao có mặt đất và bầu trời

Lí giải tại sao mỗi lần chớp rạch, biết có sét

Lí giải hiện tượng gió và sự xuất hiện của cây ngải gió

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Với tư duy thô sơ, non nớt, người nguyên thủy chưa thể nào lí giải một cách khoa học và logic các hiện tượng tự nhiên ấy. Họ cho rằng có một thế lực siêu nhiên, thần thánh đang chi phối các hiện tượng thiên nhiên ấy cũng như đang chi phối cuộc sống của họ.

- Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy được gửi gắm qua hình tượng các vị thần.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

* Đặc điểm:

- Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Nhân vật trong ba truyện trên đều là các vị thần, có hình dạng khổng lồ, khác biệt và có sức mạnh siêu nhiên.

- Chức năng nhân vật: cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội.

- Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.

* Thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên

- Người nguyên thủy dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới.

- Việc xây dựng hình tượng các vị thần để lí giải thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên.

Câu 7 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Niềm tin hiểu một cách đơn giản là sự tin tưởng một cách tích cực vào sự việc nào đó. Niềm tin là một giá trị tinh thần vô hình, hình thành từ trong suy nghĩ con người. Niềm tin là nguồn năng lượng tiếp sức tinh thần cho con người. Niềm tin vào một thế giới khác vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống hiện đại của con người, ví dụ như niềm tín ngưỡng. Niềm tin tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, càng những khi gặp khó khăn, con người lại càng tìm đến điểm tựa tâm linh để chiêm nghiệm, tìm kiếm sự thanh thản trong tâm tưởng, từ đó nhận ra giá trị, ý nghĩa của cuộc sống.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.

Đoạn văn tham khảo:

Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết kì ảo. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xày ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên