Top 20 Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích

Tổng hợp trên 20 đoạn văn Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích (hay nhất)

Quảng cáo

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Những cánh buồm - mẫu 1

NHỮNG CÁNH BUỒM

“Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

[…]

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”

_Hoàng Trung Thông_

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Quảng cáo

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Đợi mẹ - mẫu 2

Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương là một tác phẩm thơ rất hay và ý nghĩa về tình mẫu tử. Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do, với những câu văn dài ngắn khác nhau, thậm chí là hai câu văn trong cùng một dòng thơ. Điều đó góp phần khắc họa những cảm xúc nhớ mong, chờ đợi dài đằng đẵng của nhân vật em bé. Em bé ấy ngồi chờ mẹ từ khi trăng mới hé nửa trên đầu hè, cho đến khi trời đã tối hẳn. Hình ảnh “em bé nhìn” lặp lại ba lần, cho thấy em bé ấy thực sự rất mong nhớ mẹ. Bởi thiếu mẹ, ngôi nhà bỗng trở nên lạnh lẽo, cô đơn và trống trải. Ngôi nhà lúc này chỉ là một kiến trúc vô hồn mà thôi. Phải có mẹ về, bếp lửa mới bập bùng, nơi đây mới thực là mái ấm của em. Chi tiết “nỗi đợi vẫn nằm mơ” ở cuối bài thơ cho thấy em bé đã chờ mẹ đến khi ngủ gật. Thậm chí ngay cả trong giấc mơ, trong tiềm thức em ấy vẫn đang chờ mẹ. Chính những chi tiết ấy đã khắc họa được tình cảm tha thiết của em bé dành cho mẹ của mình. Em nhớ mong mẹ bao nhiêu thì tình yêu của em dành cho mẹ to lớn bấy nhiêu. Từ hình ảnh em bé trong bài thơ Đợi mẹ, em cũng như thấy được chính mình trong những buổi chờ mẹ đi chợ, đi làm về. Có lẽ bất kì đứa trẻ nào trên thế giới này cũng dành trọn trái tim cho mẹ của mình như thế. Và nhà thơ Vũ Quần Phương đã xuất sắc truyền tải tình cảm chân thành, thiêng liêng ấy vào các vần thơ của Đợi mẹ.

Quảng cáo

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Con là - mẫu 3

Đến với bài thơ “Con là…”, tác giả Y Phương đã giúp người đọc có những cảm nhận sâu sắc về tình cảm gia đình. Người cha trong bài đã gửi gắm lời nhắn nhủ với đứa con bé bỏng, từ đó thể hiện tình yêu thương sâu sắc. Cụm từ “Con là” được nhắc lại ở đầu mỗi khổ thơ để khẳng định tầm quan trọng của đứa con đối với người cha. Khi con là “nỗi buồn”, thì dù nỗi buồn đó có to lớn bằng trời nhưng vì có con, nỗi buồn đó cũng được xua tan đi. Khi con là “niềm vui”, thì dù niềm vui đó có nhỏ bé như hạt vừng, nhưng vì có con, niềm vui đó lại trở nên thật mãnh liệt, và tồn tại vĩnh cửu. Con còn là “sợi dây hạnh phúc” giúp cha và mẹ trở nên gắn bó, thấu hiểu hơn. Trong cuộc đời nhiều biến động, đôi lúc vô tình cha và mẹ dần xa nhau, nhưng nhờ có con là kết nối mà cha mẹ lại trở nên gắn kết hơn. Sợi dây hạnh phúc nơi con dù “mảnh hơn cả sợi tóc” nhưng lại bền chặt hơn tất thảy, đưa cha mẹ về với những yêu thương ban đầu. Như vậy, tình cảm của cha dành cho con được thể hiện một cách sinh động. Đó là tình yêu thương lớn lao, nhưng bình dị. Con có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người cha, cũng là mối liên kết không thể mất đi của cha và mẹ.

Quảng cáo

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Đồng Chí - mẫu 4

Trong những năm tháng khói lửa chiến tranh bập bùng, Đồng Chí là một áng thơ mang sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn. Bài thơ được Chính Hữu viết bằng thể thơ tự do, góp phần mang đến hơi thở hào sảng, bễ nghễ của những người lính trẻ. Những con người đó đến từ những miền quê khác nhau, đi qua cuộc đời khác nhau nhưng đều có điểm chung là lòng yêu nước và sự căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc. Bởi cùng chung lý tưởng ấy nên họ gọi nhau là “đồng chí”. Những người đồng chí vốn xa lạ nay trở nên thân thiết, cận kề bên nhau. Họ chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách. Họ đương đầu với mọi hiểm nguy, quyết không lùi bước vì độc lập dân tộc. Sự dũng cảm, kiên cường ấy của những người lính khiến em vô cùng kính phục. Đồng thời em càng trân trọng và biết ơn hơn những hi sinh của họ vì đất nước ngày hôm nay.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Lá đỏ - mẫu 5

Lá đỏ là một tác phẩm thơ mà em đặc biệt ấn tượng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã lựa chọn thể thơ tự do với cách ngắt nhịp phóng khoáng, giúp góp phần tạo nên không khí hào hùng của cuộc gặp gỡ vội vã giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ. Ở đó đoàn quân đi qua khu rừng có cơn mưa lá đỏ, và tình cờ gặp mặt cô em gái tiền phương. Trong không gian thi vị ấy, hình ảnh người em gái đó được tác giả ví như hình dáng quê hương. Chi tiết vai áo bạc vì đeo súng lâu ngày đã góp phần khắc họa vẻ đẹp mộc mạc nhưng mạnh mẽ của cô. Và hơn hết, cô chính là hiện thân của hậu phương, của những người ở lại phía sau. Họ cũng đang mỗi ngày gắng sức vì độc lập của tổ quốc. Hình ảnh đó đã tiếp thêm sức mạnh cho đoàn quân, để họ lao nhanh về phía Sài Gòn. Trước khi đi, họ để lại cho cô gái tiền phương lời hẹn gặp giữa Sài Gòn. Khi ấy, đất nước đã độc lập, hậu phương và tiền tuyến sẽ lại hòa làm một, trở lại là những gia đình hạnh phúc. Đó vừa là lời hẹn vừa là lời thề của những người lính. Qua đó, bài thơ Lá đỏ đã giúp em cảm nhận được nhiệt huyết của những người lính trong thời bom đạn và càng thêm kính trọng, biết ơn những hi sinh của họ cho tổ quốc hôm nay.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Ta đi tới - mẫu 6

“Ta đi tới” là một bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Tác giả sáng tác bài thơ vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới. Đất nước trong con mắt của mỗi người được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Và với Tố Hữu cũng vậy, tác giả đã lật qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào. Hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên…, đó là những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình quả thật làm cho trái tim ta rạo rực, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Hay cả một đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát khiến người đọc không khỏi đau đớn, xót xa. Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng. Dân tộc ta với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nước Việt Nam độc lập. Những câu thơ cuối chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà. Bài thơ “Ta đi tới” quả là một tác phẩm hay, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi - mẫu 7

“Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi” của nhà thơ Anh Ngọc là một bài thơ thú vị. Khi đọc bài thơ, người đọc đã cảm nhận được tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân vật “tôi” dành cho con mèo của mình. Mở đầu, tác giả đã khắc họa hình ảnh con mèo đang nằm ngủ trên ngực của “tôi” hiện lên đầy sinh động qua các chi tiết: “đôi mắt biếc trong veo, hàm răng nhọn hoắt, móng vuốt khép lại, ngủ như đứa trẻ giữa vòng tay ấp ủ”. Tác giả đã có một so sánh thật độc đáo, hình ảnh con mèo nằm ngủ trên ngực giống như một đứa trẻ, đang nằm ngủ say giấc. Qua đó, người đọc cảm nhận được vẻ đáng yêu, ngộ nghĩnh của con mèo. Và tâm trạng của nhân vật “tôi” trước hình ảnh này là niềm hạnh phúc, tràn ngập tình yêu thương dành cho con mèo của mình: “Trái tim tôi trong một phút bỗng mềm đi/Một nỗi gì lâng lâng như hạnh phúc”. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhằm diễn tả cảm xúc của nhân vật “tôi” lúc này, trái tim trở nên mềm mại, tan chảy trước vẻ đáng yêu con mèo. Đến khổ cuối, tác giả đã sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ “ngủ đi” cùng với hoán dụ (đôi tai vểnh ngây thơ, cái đuôi dài bướng bỉnh, hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo - chỉ con mèo) và ẩn dụ (con hổ con kiêu hãnh) nhằm diễn tả sinh động vẻ đẹp hình thể và tính cách của con mèo, gợi liên tưởng thú vị sâu sắc cho người đọc. Đọc bài thơ, chúng ta có những cảm xúc thật đẹp đẽ, cũng như rút ra được bài học cẩn phải sống yêu thương các loài động vật hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên