Giải Toán 7 trang 84 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 7 trang 84 Tập 1 trong Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 84.

Giải Toán 7 trang 84 Tập 1 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài 4.23 trang 84 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A và các điểm E, F lần lượt nằm trên các cạnh AC, AB sao cho BE vuông góc với AC, CF vuông góc với AB (H.4.69). Chứng minh rằng BE = CF.

Cho tam giác ABC cân tại A và các điểm E, F lần lượt nằm trên các cạnh AC, AB

Lời giải:

Do tam giác ABC cân tại A nên ABC^=ACB^ hay FBC^=ECB^.

Xét hai tam giác FCB vuông tại F và EBC vuông tại E có:

FBC^=ECB^ (chứng minh trên).

BC chung.

Do đó ΔFCB=ΔEBC (cạnh huyền – góc nhọn).

Vậy BE = CF (2 cạnh tương ứng).

Bài 4.24 trang 84 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A và M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Chứng minh AM vuông góc với BC và AM là tia phân giác của góc BAC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A và M là trung điểm của đoạn thẳng BC

Do tam giác ABC cân tại A nên AB = AC.

Do M là trung điểm của BC nên MB = MC.

Xét hai tam giác ABM và ACM có:

AB = AC (chứng minh trên).

AM chung.

MB = MC (chứng minh trên).

Do đó ΔABM=ΔACM (c – c – c).

Khi đó AMB^=AMC^ (2 góc tương ứng).

AMB^+AMC^=180° (2 góc kề bù) nên AMB^=AMC^=90°.

Do đó AMBC.

Do ΔABM=ΔACM nên BAM^=CAM^ (2 góc tương ứng).

Do đó AM là tia phân giác của BAC^.

Vậy AM vuông góc với BC và AM là tia phân giác của góc BAC.

Quảng cáo

Bài 4.25 trang 84 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC và M là trung điểm của đoạn thẳng BC.

a) Giả sử AM vuông góc với BC. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại A.

b) Giả sử AM là tia phân giác của góc BAC. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại A.

Lời giải:

a)

Cho tam giác ABC và M là trung điểm của đoạn thẳng BC

Do M là trung điểm của BC nên MB = MC.

Do AMBC nên tam giác AMB vuông tại M, tam giác AMC vuông tại M.

Xét hai tam giác AMB vuông tại M và AMC vuông tại M có:

AM chung.

MB = MC (chứng minh trên).

Do đó ΔAMB=ΔAMC (2 cạnh góc vuông).

Khi đó AB = AC (2 cạnh tương ứng).

Tam giác ABC có AB = AC nên tam giác ABC cân tại A.

Vậy tam giác ABC cân tại A.

b)

Cho tam giác ABC và M là trung điểm của đoạn thẳng BC

Do AM là tia phân giác của BAC^ nên BAM^=CAM^.

Trên tia đối của tia MA lấy điểm I sao cho MI = MA.

Xét hai tam giác AMC và IMB có:

AM = IM (theo giả thiết).

AMC^=IMB^ (hai góc đối đỉnh).

MC = MB (theo giả thiết).

Do đó ΔAMC=ΔIMB (c – g – c).

Khi đó CAM^=BIM^ (2 góc tương ứng) và AC = BI (2 cạnh tương ứng).

BAM^=CAM^ nên BAM^=BIM^ hay BAI^=BIA^.

Tam giác BIA có BAI^=BIA^ nên tam giác BIA cân tại B hay BI = BA.

Mà BI = AC nên AB = AC.

Tam giác ABC có AB = AC nên tam giác ABC cân tại A.

Vậy tam giác ABC cân tại A.

Quảng cáo

Bài 4.26 trang 84 Toán 7 Tập 1: Tam giác vuông có hai cạnh bằng nhau được gọi là tam giác vuông cân.

Hãy giải thích các khẳng định sau:

a) Tam giác vuông cân thì cân tại đỉnh góc vuông;

b) Tam giác vuông cân có hai góc nhọn bằng 45o;

c) Tam giác vuông có một góc nhọn bằng 45o là tam giác vuông cân.

Lời giải:

a) Giả sử tam giác ABC vuông tại A và cân tại B.

Khi đó A^=C^=90°.

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180°.

 Do đó

B^=180°A^C^=180°90°90°=0° 

(vô lý).

Vậy tam giác ABC phải cân ở đỉnh A hay tam giác vuông cân thì cân tại đỉnh góc vuông.

b)

Tam giác vuông có hai cạnh bằng nhau được gọi là tam giác vuông cân

Tam giác ABC vuông tại A nên B^+C^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Mà tam giác ABC cân tại A nên B^=C^.

 Do đó B^=C^=45°.

Vậy tam giác vuông cân có hai góc nhọn bằng 45o.

c)

Tam giác vuông có hai cạnh bằng nhau được gọi là tam giác vuông cân

Tam giác ABC vuông tại A nên B^+C^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó C^=90°B^=90°45°=45°.

Tam giác ABC có B^=C^=45° nên tam giác ABC cân tại A.

Vậy tam giác vuông có một góc nhọn bằng 45o là tam giác vuông cân.

Quảng cáo

Bài 4.27 trang 84 Toán 7 Tập 1: Trong Hình 4.70, đường thẳng nào là đường trung trực của đoạn thẳng AB?

Trong Hình 4.70, đường thẳng nào là đường trung trực của đoạn thẳng AB

Lời giải:

Trong Hình 4.70, ta thấy đường thẳng m vuông góc với AB tại trung điểm của AB nên đường thẳng m là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Bài 4.28 trang 84 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AD. Chứng minh rằng đường thẳng AD là đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AD. Chứng minh rằng đường thẳng AD

Do tam giác ABC cân tại A nên AB = AC, ABC^=ACB^ hay ABD^=ACD^.

Do AD là đường cao của tam giác ABC hay AD ⊥ BC tại D nên tam giác ABD vuông tại D và tam giác ACD vuông tại D.

Xét hai tam giác ABD vuông tại D và tam giác ACD vuông tại D có:

AB = AC (chứng minh trên).

ABD^=ACD^ (chứng minh trên).

Do đó ΔABD=ΔACD (cạnh huyền – góc nhọn).

Khi đó BD = CD (2 cạnh tương ứng) hay D là trung điểm của đoạn thẳng BC.

Do AD vuông góc với BC tại trung điểm của BC nên AD là đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Vậy đường thẳng AD là đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát sgk Toán 7 Tập 1 & Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên