Giải Vật Lí 11 trang 32 Cánh diều

Với Giải Vật Lí 11 trang 32 trong Bài tập chủ đề 1 Vật Lí 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 11 trang 32.

Giải Vật Lí 11 trang 32 Cánh diều

Quảng cáo

Câu hỏi 1 trang 32 Vật Lí 11: Cho hai vật dao động điều hoà (1) và (2) có đồ thị li độ – thời gian như Hình 1.

Cho hai vật dao động điều hoà (1) và (2) có đồ thị li độ – thời gian như Hình 1

a) Xác định biên độ, chu kì và tần số của hai dao động.

b) Xác định độ lệch pha của hai dao động ra đơn vị độ và rad.

c) Tìm vận tốc của vật (2) tại thời điểm 3,5 s.

d) Tìm gia tốc của vật (1) tại thời điểm 1,5 s.

Lời giải:

a) Dao động 1 (đường màu xanh) có:

- Biên độ: A1 = 3 cm

- Chu kì: T = 6 s

- Tần số: f=1T=16 Hz

Dao động 2 (đường màu đỏ) có:

Quảng cáo

- Biên độ: A2 = 4 cm

- Chu kì: T = 6 s

- Tần số: f=1T=16 Hz

b) Hai dao động có cùng chu kì nên ω=2πT=2π6=π3 rad/s

Độ lệch thời gian của hai dao động khi cùng trạng thái: ∆t = 2,5s

Độ lệch pha: Δφ=ω.Δt=π3.2,5=5π6rad=1500

c) Tại thời điểm 3,5 s vật 2 đang ở VTCB nên vận tốc cực đại:

v=ωA2=π3.4=4π3cm/s

d) Tại thời điểm 1,5 s vật 1 đang ở biên dương nên gia tốc có giá trị:

a=ω2A1=π32.3=π23cm/s2

Độ lớn gia tốc khi đó là π23cm/s2

Câu hỏi 2 trang 32 Vật Lí 11: Cho con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát như trong Hình 2. Con lắc lò xo thực hiện mỗi dao động mất 2,4 s. Tại t = 0, vật bắt đầu dao động từ chỗ cách vị trí cân bằng x = 3 cm.

Quảng cáo

Cho con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát như trong Hình 2

a) Tìm vị trí và vận tốc của vật tại thời điểm 0,60 s.

b) Tìm vị trí và vận tốc của vật tại thời điểm 1,20 s.

Lời giải:

Con lắc lò xo thực hiện mỗi dao động mất 2,4 s nên T = 2,4 s ω=2πT=5π6rad/s

Tại t = 0, vật bắt đầu dao động từ chỗ cách vị trí cân bằng x = 3 cm tức là A = 3 cm.

Cách 1:

Khi đó: 3 = 3cosφ ⇒ φ = 0rad

Khi đó phương trình dao động điều hoà có dạng: x=3cos5π6.t cm

Phương trình vận tốc có dạng: v=5π6.3.sin5π6.t=5π2.sin5π6.tcm/s

a) Tại thời điểm t = 0,6 s:

x=3.cos5π6.0,6=0 cmv=5π2.sin5π6.0,6=5π2cm/s

Quảng cáo

b) Tại thời điểm t = 1,2 s:

x=3.cos5π6.1,2=3 cmv=5π2.sin5π6.1,2=0cm/s

Cách 2:

a) Chu kì T = 2,4 s

t=0,6 s=T4

Do tại thời điểm ban đầu vật đang ở biên dương nên sau khoảng thời gian T4 (tức là 14 chu kì) thì vật trở về VTCB và chuyển động theo chiều âm. Khi đó:

x=0 cmv=ωA=5π6.3=5π2cm/s

b) t=1,2 s=T2

Do tại thời điểm ban đầu vật đang ở biên dương nên sau khoảng thời gian T2 (tức là 12 chu kì) thì vật đang ở biên âm và chuyển động theo chiều dương. Khi đó:

x=A=3 cmv=0cm/s

Câu hỏi 3 trang 32 Vật Lí 11: Trong một chuyến bay lên Mặt Trăng, các nhà du hành đã mang theo một con lắc đơn với dây treo có chiều dài 2,0 m. Phép đo chu kì dao động của con lắc đơn này trên Mặt Trăng cho kết quả T = 7,02 s. Xác định gia tốc rơi tự do tại bề mặt Mặt Trăng.

Lời giải:

Ta có: T=2πlgg=4π2.lT2=4π2.27,022=1,6 m/s2

Lời giải bài tập Vật lí 11 Bài tập chủ đề 1 hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên