Trắc nghiệm Lịch Sử 10 năm 2023 (có đáp án mới nhất)

500 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 năm 2023 (có đáp án)

Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 năm 2023, bộ 500 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học với đầy đủ các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 này sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm và đạt điểm cao trong các bài thi môn Lịch Sử 10.

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 1 có đáp án năm 2023

Câu 1: Xương hóa thạch của loài vượn cổ xuất hiện khoảng 6 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?

A. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á

B. Đông Phi, Tây Á, Việt Nam

C. Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc.

D. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.

Đáp án : Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của

A. Vượn cổ.       

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn giai đoạn đầu.     

D. Cả vượn cổ và Người tối cổ

Đáp án : Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của loài vượn cổ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Di cốt của người tối cổ xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?

A. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.

B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.

C. Đông Phi, Giava, Bắc Kinh

D. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.

Đáp án : Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay

A. khoảng 4 triệu năm.

B. khoảng 5-6 triệu năm

C. khoảng 6-7 triệu năm         

D. khoảng 8-9 triệu năm

Đáp án : Loài vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ cách ngày nay khoảng 4 triệu năm. Di cốt của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc). Ở Việt Nam, tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của Người tối cổ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?

A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.

B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.

C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.

D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.

Đáp án : Từ chỗ sử dụng mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?

A. Sơ kì đá cũ

B. Sơ kì đá mới

C. Sơ kì đá giữa

D. Hậu kì đá mới

Đáp án : Từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm. Như thế, họ đã bắt đầu biết chế tác công cụ. Công cụ thô kệch này được gọi là đồ đá cũ, ứng với thời kì sơ kì đá cũ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Cho đến thời điểm nào Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?

A. Đã đi dứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.

B. Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Biết chế tác công cụ lao động.

D. Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.

Đáp án : Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích trên vượn người, trở thành Người tinh khôn (Người hiện đại).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.

B. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.

C. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay

D. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay

Đáp án : Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian 4 vạn năm cách ngày nay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu?

A. Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.

B. Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.

C. Do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Do tác động bởi quá trình lao động.

Đáp án : Do sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên đã dẫn đến sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về

A. trình độ văn minh    

B. đẳng cấp xã hội

C. trình độ kinh tế                    

D. đặc điểm sinh học

Đáp án : Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về đặc điểm sinh học và sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên. Sự khác nhau về màu da không nói lên trình độ văn minh, trình độ kinh tế hay đẳng cấp xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Trong chế tác công cụ lao động, Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng 4 vạn năm trước đây đã biết làm gì?

A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.

B. Ghè, đẽo một mảnh đá hoặc hòn cuội.

C. Ghè đẽo hai rìa của một mặt mảnh đá; chế tạo lao từ xương cá, cành cây được mài hoặc đẽo nhọn đầu.

D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.

Đáp án : Trong chế tác công cụ lao động, người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc nhọn hơn, dùng làm dao, rìu, nạo. Họ còn lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đèo nhọn hai đầu đển làm dao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Phương thức sinh sống của người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm là

A. săn bắn, chăn nuôi.

B. săn bắt, hái lượm.

C. trồng trọt, chăn nuôi.

D. đánh bắt cá, làm gốm.

Đáp án : Phương thức sinh sống của người tối cổ là săn bắt và hái lượm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Phương thức sinh sống chủ yếu của Người tối cổ là

A. Săn bắn, hái lượm.

B. Săn bắt, hái lượm.

C. Trồng trọt, chăn nuôi.         

D. Đánh bắt cá, làm gốm.

Đáp án : Phương thức sinh sống chủ yếu của Người tối cổ là săn bắt và hái lượm. Đến thời đại đá mới, mới xuất hiện trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng phương thức săn bắt, hái lượm vẫn là chủ yếu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm sống theo  

A. thị tộc.

B. bộ lạc.

C. bầy đàn.

D. chiềng, chạ.

Đáp án : Về tổ chức xã hội của người tối cổ:

- Người tối cổ sống theo bầy đàn, có đôi, có đàn và con đầu đàn.

-  Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy.

- Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” – một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Thành ngữ nào phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của Người tối cổ

A. Ăn lông ở lỗ.

B. Ăn sống nuốt tươi

C. Nay đây mai đó.      

D. Man di mọi dợ.

Đáp án : Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” - một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

Đáp án cần chọn là: A

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 2 có đáp án năm 2023

Câu 1: Trong một vùng sinh sống thuận lợi như ven sông, ven suối, …. thường không chỉ có thị tộc mà còn có

A. bầy người nguyên thủy.

B. công xã nguyên thủy.

C. các bộ lạc.

D. các nhóm người.

Đáp án : Trong một vùng sinh sống thuận lợi như ven sông, ven suối, … thường không chỉ có thị tộc mà còn có các bộ lạc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Thị tộc được hình thành

A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.

B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.

C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.

D. Từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.

Đáp án : Đến giai đoạn Người tinh khôn, số dân đã tăng lên, từng nhóm người cũng đông đúc hơn, gồm 2-3 thế hệ trẻ cùng có chung dòng máu, được gọi là thị tộc, những người “cùng họ”.

=> Thị tộc được hình thành từ khi Người tinh khôn xuất hiện.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Thị tộc trong xã hội nguyên thủy được hiểu là

A. nhóm người có chung dòng máu

B. nhóm người hơn 10 gia đình

C. nhóm người cùng sống với nhau 

D. nhóm người sống ở cùng địa bàn

Đáp án : Thị tộc là những người cùng họ, gồn 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Thế nào là thị tộc?

A. Là nhóm người hơn 10 gia đình

B. Là nhóm người có chung dòng máu

C. Là nhóm người cùng sống với nhau         

D. Là nhóm người sống ở cùng địa bàn

Đáp án : Thị tộc là những người cùng họ, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Bộ lạc trong xã hội nguyên thủy được hiểu là

A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.

B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.

C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.

D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.

Đáp án : Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Giữa các thị tộc trong bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Ý không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc là

A. Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau hợp thành.

B. Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

C. Có quan hệ gắn bó với nhau.

D. Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau.

Đáp án : Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Giữa các thị tộc trong bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

=> Bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Cư dân nào trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?

A. Tây Á và Nam Âu

B. Trung Quốc, Việt Nam.

C. Đông Phi và Bắc Á

D. Đông Nam Á.

Đáp án : Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Cư dân nào trên thế giới là những người đầu tiên biết sử dụng đồng?

A. Tây Á và Nam Âu.

B. Tây Âu và Nam Mĩ.

C. Tây Á và Ai Cập.

D. Đông Nam Á.

Đáp án : Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, đồng đỏ - khoảng 5500 trước đây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

A. Sắt.

B. Đồng thau.

C. Đồng đỏ

D. Thiếc.

Đáp án : Đồng đỏ là kim loại được sử dụng sớm nhất vào khoảng 5500 năm trước đây => đồng thau: khoảng 4000 năm trước đây => đồ sắt: khoảng 3000 năm trước đây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Đồ sắt ra đời vào thời gian nào?

A. 5000 năm trước đây

B. 5500 năm trước đây

C. 3000 năm trước đây

D. 4000 năm trước đây

Đáp án : Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết bằng cách nào?

A. Chia đều cho mọi người trong xã hội.

B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.

C. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.

D. Những người có chức vị trong xã hội chiếm làm của riêng.

Đáp án : Trong xã hội, mỗi thành viên có nhứng chức phận khác nhau. Ban đầu, một số người được cử chỉ huy dân binh, chuyên trách về lễ nghi hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc (xây đền, làm nhà, làm đường, đắp đế…). Những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng các công việc chung. Đây là cách giải quyết sản phẩm dư thừa trong xã hội xuất hiện trong xã hội nguyên thủy, cụ thể là ở buổi đầu thời đại kim khí.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Điều kiện nào làm cho xã hội có sản phẩm dư thừa?

A. Con người biết tiết kiệm trong chi tiêu                

B. Con người hăng hái sản xuất

C. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện          

D. Con người đã chinh phục được tự nhiên

Đáp án : Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu biết dùng đồ sắt. Nhờ sử dụng đồ sắt mà con người có thể khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi. Cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền đi biển,…

=> Công cụ kim khí đã mở ra thời đại mới, năng suất tăng rất nhanh, con người tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Xã hội nguyên thủy đã có sự biến đổi như thế nào khi xuất hiện tư hữu?

A. Phân chia giàu nghèo

B. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.

C. Người giàu có phung phí tài sản.

D. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.

Đáp án : Khi tư hữu xuất hiện, gia đình cũng thay đổi theo, người đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình => Gia đình phụ hệ xuất hiện => Khả năng lao động khác nhau của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu nghèo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14:  Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào?

A. Phân chia giàu nghèo.

B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.

C. Người giàu có phung phí tài sản.

D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.

Đáp án : Khả năng lao động khác nhau của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu nghèo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên còn thuộc thời kì nào trong lịch sử thế giới?

A. thời kì nguyên thủy.

B. thời kì đá mới.

C. thời cổ đại.

D. thời kì kim khí.

Đáp án : Khi xã hội nguyên thủy bị rạn vỡ, con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại (cũng có nghĩa là thuộc thời kì cổ đại).

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3 có đáp án năm 2023

Câu 1: Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

A. nông dân, công nhân, địa chủ

B. Vua, quý tộc, nô lệ

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Đáp án : Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

- Quý tộc: thuộc giai cấp thống trị, sống sung túc.

- Nông dân công xã: bộ phận đông đảo, có vai trò to lớn trong sản xuất.

- Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc hậu hạ quý tộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

B. Vua, quý tộc, nô lệ.

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.     

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Đáp án : Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

- Quý tộc: thuộc giai cấp thống trị, sống sung túc.

- Nông dân công xã: bộ phận đông đảo, có vai trò to lớn trong sản xuất.

- Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc hậu hạ quý tộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Bộ phận đông đảo nhất trong là xã hội cổ đại phương Đông

A. nông dân công xã    

B. nô lệ

C. quý tộc          

D. tăng lữ

Đáp án : Bộ phân đông đảo nhất và là lao động chính trong xã hội cổ đại phương Đông là nông dân công xã.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở

A. trên các hòn đảo

B. lưu vực các dòng sông lớn

C. trên các vùng núi cao

D. ở các thung lũng

Đáp án : Nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn:

- Ai Cập: sông Nin.

- Hàng chục nước lớn nhỏ của người Su-me ở Lưỡng Hà: sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

- Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

- Nhà Hạ: sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN

B. Khoảng thiên niên kỉ I - III TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ IV - II TCN

D. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN

Đáp án : Các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ thứ IV - III TCN.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Vào khoảng thời gian 3500 - 2000 năm TCN, cư dân phương Đông đã tập trung theo từng bộ lạc ở

A. Các thềm đất cao gần sông

B. Vùng núi cao phía Bắc.

C. Vùng ven biển rộng lớn.     

D. Vùng đồng bằng màu mỡ.

Đáp án : Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500 - 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là

A. Thể chế dân chủ cộng hòa.

B. Thể chế cộng hoà dân chủ

C. Thể chế quân chủ chuyên chế

D. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

Đáp án : Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là thể quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, trong đó vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao, dưới vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Chế độ này còn gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. Vua chuyên chế

B. Tầng lớp tăng lữ

C. Quý tộc         

D. Quan đại thần

Đáp án : Giai cấp thống trị bao gồm: vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ. Đứng đầu là Vua chuyên chế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời xuất phát từ nhu cầu

A. Nhu cầu trao đổi        

B. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị

C. Ghi chép và lưu giữ thông tin

D. Phục vụ giới quý tộc

Đáp án : Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ xã hội của loài người trở nên phong phú và đa dạng; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đang diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ đó.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

A. Chữ tượng hình.       

B. Chữ tượng ý.

C. Chữ tượng thanh.     

D. Chữ Phạn.

Đáp án : Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

A. Đá, đồng đỏ, đồ sắt.

B. Đồng, đồ sắt, xương thú.

C. Đồng thau, đá, tre, gỗ.

D. Sắt, đồng thau, tre, gỗ

Đáp án : Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là đồng thau cùng với công cụ bằng đá, tre, gỗ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?

A. Trồng trọt, chăn nuôi và ngoại thương.

B. 

C. Thủ công nghiệp và trồng trọt, chăn nuôi.

D. Nông nghiệp và ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Đáp án : Các cư dân cổ đại phương Đông lấy “nghề nông làm gốc”, kết hợp nuôi gia súc, làm đồ góm, dệt vải để đáp ứng như cầu hàng ngày của mình. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ

A. công xã nguyên thủy.

B. liên minh công xã.

C. liên minh bộ lạc.

D. liên minh thị tộc.

Đáp án : Xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ liên minh bộ lạc, tức là nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình trị thủy. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Nguồn gốc của những người nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông xuất thân từ đâu?

A. Tù binh chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ.

B. Nông dân nghèo trả được nợ.

C. Người buôn bán từ các nước khác đến.

D. Những người vay nợ.

Đáp án : Nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Nguồn gốc chính là những tù bình bị bắt trong chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chuyên làm những việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Lịch do người phương Đông tạo ra được gọi là

A. Dương lịch.

B. Âm lịch.

C. Nông lịch.

D. Âm dương lịch.

Đáp án : Lịch của người phương Đông tạo ra gọi là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đáp án cần chọn là: C

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên