Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Tóm tắt Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Địa 10 Bài 7.

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 10 Bài 7 sách mới

Quảng cáo

Lưu trữ: Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (sách cũ)

1. Cấu trúc của Trái Đất

- Trái Đất là một vật thể lớn, nghiên cứu có nhiều khó khan.

- Phương pháp nghiên cứu Trái Đất là phương pháp địa chấn.

- Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp Manti và nhân Trái Đất.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Hình 7.1. Cấu trúc của Trái Đất

1.1. Lớp vỏ Trái Đất

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Hình 7.2. Lớp vỏ Trái Đất. Thạch quyển

- Khái niệm: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: đá trầm tích, tầng granit và tầng badan.

- Vỏ Trái Đất phân thành: vỏ đại dương và vỏ lục địa.

1.2. Lớp Manti

- Khoảng cách: Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.

- Đặc điểm: tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn.

- Thạch quyển: vỏ Trái Đất và manti trên (100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài Trái Đất.

1.3. Nhân Trái Đất

- Độ dày khoảng 3470km.

- Có nhiệt độ và áp suất rất lớn.

- Thần phần vật chất: chủ yếu các kim loại nặng như sắt, niken.

2. Thuyết Kiến tạo mảng

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Hình 7.3. Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển

- Nội dung thuyết Kiến tạo mảng: Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gẫy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo, có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên và trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có nhiều cách tiếp xúc.

- Các đơn vị kiến tạo mảng: Bảy mảng kiến tạo lớn là Thái Bình Dương; Ấn Độ - Ôxtrâylia; Âu - Á; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Nam Cực.

- Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên: Tiếp xúc tách dãn, tiếp xúc dồn nén và tiếp xúc trượt ngang.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn

Hình 7.4a. Hai mảng kiến tạo tách rời nhau, 7.4b. Hai mảng kiến tạo xô vào nhau

Xem thêm lý thuyết Địa Lí lớp 10 ngắn gọn, chi tiết hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

cau-truc-cua-trai-dat-thach-quyen-thuyet-kien-tao-mang.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên