Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

I. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Ví dụ về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ : có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)… Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) hay, ngắn gọn

II. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC

- Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam đã được biểu hiện cụ thể ở các nguồn tài nguyên về động vật.

- Nguồn tài nguyên động vật đã cung cấp cho nhân dân ta thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản xuất công nghiệp (da, lông, sáp ong, cánh kiến...), nông nghiệp (thức ăn gia súc, phân bón), có những loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại, có giá trị văn hóa (cá cảnh, chim cảnh), giống vật nuôi (gia cầm, gia súc và những động vật nuôi khác...)

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) hay, ngắn gọn

- Tài nguyên động vật là tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta.

III. NGUY CƠ SUY GIẢM VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

Hiện nay trên Trái Đất được biết khoảng 1,5 triệu loài động vật. Tỉ lệ diệt vong những loài động, thực vật gây ra do con người gấp nghìn lần so với tỉ lệ diệt vong tự nhiên. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Nạn phá rừng

- Sự săn bắn buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Nạn săn bắt, buôn bán động vật

- Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 7 | Soạn Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

da-dang-sinh-hoc-tiep.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên