Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ hay, ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 46: Thỏ - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

I. ĐỜI SỐNG

- Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi.

- Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm. Chúng ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).

- Thỏ là động vật hằng nhiệt.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ hay, ngắn gọn

Thỏ sống trong các bụi rậm

- Thỏ đực có cơ quan giao phối. Trong ống dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với tử cung của thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn vào nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. Trước khi đẻ, thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và xung quang vú để lót ổ. Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ hay, ngắn gọn

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ hay, ngắn gọn

- Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, gọi là lông mao. Bộ lông mao che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

- Chi thỏ có vuốt sắc. Chi trước ngắn còn dùng để đào hang; chi sau dài khỏe, bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ hay, ngắn gọn

- Thỏ kiếm ăn vào ban đêm.

- Mũi thỏ rất thính. Cạnh mũi ở hai bên môi có ria, đó là những lông xúc giác có vai trò xúc giác nhạy bén, phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

- Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi, vừa giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, vừa bảo vệ cho mắt (đặc biệt khi con vật lẩn trốn kẻ thù trong bụi cây rậm rạp, gai góc).

- Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Bộ phận cơ thể Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống
Bộ lông mao Dày, xốp Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi trốn trong bụi rậm
Chi (có vuốt) Chi trước Ngắn Đào hang và di chuyển
Chi sau Dài khỏe Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi
Giác quan Mũi thính Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường
Lông xúc giác Cảm giác, xúc giác nhanh nhạy
Tai thính Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù
Vành tai Lớn, dài cử động được theo các phía

2. Di chuyển

- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ hay, ngắn gọn

- Các động tác di chuyển của thỏ: Thỏ để 2 chân sau đạp mạnh vào đất làm cơ thể thỏ bật lên cao, lúc này chân trước và chân sau thỏ đều duỗi thẳng. Thỏ tiếp đến bằng 2 chân trước của sự nhảy.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ hay, ngắn gọn

- Khi trốn chạy kẻ thù, thỏ chạy theo đường zíc zắc nên tăng khả năng trốn thoát.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 7 | Soạn Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tho.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên