Xây dựng thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật”: Mỗi nhóm xây dựng

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

Vận dụng 1 trang 22 GDCD 6:

(1) Xây dựng thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật”: 

- Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy. 

- Trưng bày, giới thiệu thông điệp của các nhóm trước lớp. 

- Bình chọn thông điệp hay nhất.

Quảng cáo

Lời giải:

* Định hướng (gợi ý):

- Xây dựng một thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy. 

+ Tôn trọng sự thật là như thế nào? Giá trị của tôn trọng sự thật? Làm gì để tôn trọng sự thật? 

+ Thông điệp cần ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu.

- Viết ra giấy khổ to, có trang trí để thu hút hơn.

* Bài mẫu:

- Bài 1: Tôn trọng sự thật từ những điều nhỏ nhất

Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng có bài học “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Vậy thật thà ở đây là gì, thật thà chính là muốn nói về sự thành thật, đức tính trung thực, tôn trọng sự thật của con người. Tôn trọng sự thật từ việc ăn nói, hành động, có lối sống ngay thẳng, không quanh co, dối trá, không lừa bịp ai. Người tôn trọng sự thật là người dám nói dám làm, dám làm dám nhận, khi làm sai cũng không quanh co chối tội mà thẳng thắn, thành thật nhận lỗi về mình. Tôn trọng sự thật là một đức tính đáng quý của con người, cũng là một bài học đạo đức mà mỗi người được dạy dỗ ngay từ khi còn ấu thơ. Khi còn bé, mỗi khi ta làm sai trái điều gì, ta đánh vỡ một chiếc cốc, một cái bát sau đó bố mẹ phát hiện ra và hỏi “Ai làm đây” thì đứa trẻ biết nhận lỗi chính là đứa trẻ ngoan ngoãn, trung thực. Khi lấy trộm tiền tiêu vặt của mẹ sau đó bị phát hiện cũng thường hỏi lại ai lấy thì mau khai nhận… tất cả những hành động con nít thường gặp ấy cũng giáo dục con người về tính trung thực. Là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bài học tôn trọng sự thật là một trong những bài học quan trọng mà các bạn phải nhớ để ứng dụng trong cả cuộc đời mình. Hãy trung thực, thành thật trong việc học tập, thi cử, trung thực trong những hành động việc làm của mình. Tránh biến mình trở thành một tấm gương xấu, một đứa trẻ tệ hại gây ra biết bao sai lầm đáng tiếc vì sự dối trá của mình.

- Bài 2: Trung thực là phẩm chất quý giá nhất của đời người

Trung thực đến từ tâm của mỗi người, hình thành nên nhân cách của một người và đem đến những giá trị tuyệt vời cho mỗi con người. Sự trung thực chính là đức tính tốt đẹp mà ai cũng cần phải có. Cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi chúng ta những chọn lựa để tồn tại, trung thực chính là sự lựa chọn sáng suốt nhất. Trung thực không chỉ đem đến cho bạn niềm tin mà còn giúp bạn bình tĩnh đối mặt với mọi thử thách của cuộc sống. Thành công mà chúng ta có được không chỉ nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng của bản thân mà còn phải nhờ vào một đức tính không kém quan trọng đó là sự trung thực. Giữ được lòng trung thực đó là điều đáng để bạn có thể tự hào về bản thân. Trung thực giúp bạn không ngại thị phi, dũng cảm nói lên sự thật và đấu tranh cho sự công bằng. Cho dù có điều gì xảy ra, bạn hãy vững tin rằng cuối cùng thì sự trung thực, lòng dũng cảm vẫn luôn chiến thắng. Chính sự trung thực giúp bạn xây dựng mối quan hệ thật bền vững, đem đến cho bạn một kết quả như mình mong muốn. Nếu có làm sai, người trung thực luôn đứng ra nhận trách nhiệm về mình và cố gắng sửa sai, họ luôn tôn trọng sự thật và đứng về lẽ phải. Họ không chỉ hiểu rõ tính cần thiết của sự trung thực trong công việc mà còn biết cách áp dụng nó tùy thuộc vào hoàn cảnh. Trung thực góp phần làm trong sạch cộng đồng, đẩy lùi được sự tha hóa đạo đức, làm cho sự gian dối không còn chỗ đứng. Trung thực, thẳng thắn là điều mà bạn cần phải ghi nhớ trong giao tiếp, trong kinh doanh, tạo cho đối tác một niềm tin để có thể gắn kết và hợp tác lâu dài. Đó chính là một phẩm chất tốt, giúp bạn tạo được ấn tượng đẹp trong mắt mọi người. Giữ gìn lòng trung thực chính là giữ gìn tư cách, đạo đức của bản thân. Cho dù cuộc sống có khó khăn thiếu thốn như thế nào, bạn cũng phải nhớ giữ mình, có như vậy bạn mới xứng đáng được tôn trọng. Khi chúng ta sống ngay thẳng thì điều mà chúng ta nhận lại được từ những người xung quanh cũng là sự chân thành và thẳng thắn. Có được tính trung thực, bạn không cần phải tìm ra lý do để nói dối và không phải lo sợ người khác biết. Cho dù có xảy ra chuyện gì, bản thân cũng dễ dàng chấp nhận được bởi nó là sự thật. Chúng ta không thể lừa dối người khác mãi được, vì trước sau gì điều đó cũng bị phát hiện. Nói dối, có đôi lúc hậu quả không xảy ra ngay lúc đó, nhưng để lại là sự ray rứt của lương tâm vì những lời nói dối. Xây dựng chữ tín thì khó, nhưng chỉ cần một lần chúng ta nói dối sẽ phá vỡ tất cả. Cuộc sống của bạn cho dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt ra sao, thì bạn cũng không nên đánh mất đi lòng trung thực đáng tự hào của mình. Bạn hãy nhớ rằng khó khăn của mình hôm nay, rồi sẽ được đền đáp xứng đáng vào ngày mai. "Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng" - Walter Scott.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên