Giải Sinh học 10 trang 82 Chân trời sáng tạo

Với Giải Sinh học 10 trang 82 trong Bài 17: Thông tin giữa các tế bào Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 82.

Giải Sinh học 10 trang 82 Chân trời sáng tạo

Vận dụng trang 82 Sinh học 10: Gibberellin (GA) là một loại hormone kích thích sinh trưởng ở thực vật. Một số cây trồng bị thiếu hụt GA nên sinh trưởng kém, chiều cao thấp. Người ta phun bổ sung GA cho các cây này, sau một thời gian, chiều cao của chúng vẫn không tăng thêm. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên.

Quảng cáo

Lời giải:

Một số nguyên nhân giải thích cho hiện tượng trên:

- Tế bào bị hỏng thụ thể tiếp nhận GA nên thông tin không được truyền vào tế bào.

- Tế bào bị hỏng phân tử truyền tin trong tế bào dẫn đến không gây ra hiện tượng đáp ứng tế bào.

- Sai hỏng ở DNA (gene) dẫn đến không tổng hợp được protein cần thiết cho sự sinh trưởng của cây.

Bài tập 1 trang 82 Sinh học 10: Tại sao mỗi loại tế bào thường chỉ thực hiện một chức năng nhất định?

Quảng cáo


Lời giải:

Mỗi loại tế bào thường chỉ thực hiện một chức năng nhất định là do: Thụ thể của tế bào có tính đặc hiệu (thụ thể chỉ gắn với một hoặc một số chất) → Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định → Mỗi tế bào chỉ thực hiện một chức năng nhất định.

Bài tập 2 trang 82 Sinh học 10: Trường hợp nào sau đây chắc chắc không xảy ra sự đáp ứng tế bào? Giải thích.

a) Sự sai hỏng một phân tử truyền tin.

b) Thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu.

Quảng cáo

Lời giải:

Khi thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu thì thông tin không được truyền vào trong tế bào nên sẽ không gây ra đáp ứng tế bào. Còn trường hợp bị sai hỏng một phân tử truyền tin thì tế bào có thể sử dụng các phân tử truyền tin khác.

Bài tập 3 trang 82 Sinh học 10: Một nhà khoa học đã tiến hành gây đáp ứng tế bào gan bằng hormone insulin để kích thích chuyển hóa glucose thành glycogen. Ông đã tiến hành hai thí nghiệm như sau:

- Thí nghiệm 1: Cho tế bào gan (A) còn nguyên vẹn vào môi trường có chứa insulin và glucose.

- Thí nghiệm 2: Tiêm trực tiếp insulin vào trong tế bào gan (B) rồi cho vào môi trường có chứa glucose.

Sau khi quan sát kết quả, ông nhận thấy glycogen xuất hiện ở một trong hai tế bào trên. Tế bào nào đã xuất hiện glycogen? Tại sao glycogen không xuất hiện ở tế bào còn lại?

Quảng cáo

Lời giải:

- Tế bào (A) xuất hiện glycogen còn tế bào (B) không xuất hiện glycogen.

- Giải thích:

+ Hormone insulin có bản chất là protein nên không đi qua màng sinh chất mà liên kết với thụ thể trên màng. Bởi vậy, trong thí nghiệm 1, insulin liên kết với thụ thể màng và kích hoạt con đường truyền tín hiệu vào bên trong tế bào gây đáp ứng tế bào chuyển hóa glucose thành glycogen.

+ Tế bào (B) không xuất hiện glycogen vì trong tế bào không có thụ thể tiếp nhận insulin nên khi tiêm insulin vào trong tế bào sẽ không xảy ra đáp ứng tế bào.

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên