Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.

Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Câu 1: Nguyên lí của thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ là dựa vào

Quảng cáo

A. sự thay đổi chiều cao của cây trước và sau thời gian thí nghiệm.

B. sự thay đổi màu sắc của giấy cobalt chloride trước và sau thời gian thí nghiệm.

C. sự thay đổi màu của nước trong ống nghiệm trước và sau thời gian thí nghiệm.

D. sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau thời gian thí nghiệm.

Câu 2: Trong thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân, có thể sử dụng hóa chất nào dưới đây?

A. Dung dịch H2SO4.

B. Dung dịch màu thực phẩm.

C. Dung dịch KOH.

D. Dung dịch NaOH.

Quảng cáo

Câu 3: Vì sao trong thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân nên lựa chọn hoa có màu trắng?

A. Vì hoa có màu trắng sẽ giúp dễ dàng quan sát kết quả hơn các loại hoa màu khác.

B. Vì hoa có màu trắng có tốc độ thoát hơi nước cao hơn các loại hoa màu khác.

C. Vì hoa có màu trắng có tốc độ vận chuyển nước cao hơn các loại hoa màu khác.

D. Vì hoa có màu trắng có tốc độ hấp thụ nước cao hơn các loại hoa màu khác.

Câu 4: Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nếu cắm cành hoa hồng trắng vào dung dịch màu tím thì

A. lá cây sẽ chuyển sang màu đỏ.

B. cánh hoa sẽ chuyển sang màu tím.

C. kích thước cánh hoa sẽ tăng lên.

D. kích thước lá cây sẽ tăng lên.

Câu 5: Từ kết quả thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá, ta thấy giấy cobalt chloride chuyển

Quảng cáo

A. từ màu xanh thành màu hồng.

B. từ màu xanh thành màu cam.

C. từ màu xanh thành màu vàng.

D. từ màu hồng thành màu xanh

Câu 6: Ở thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá, vì sao mặt dưới của lá có sự chuyển màu nhanh và đậm hơn mặt trên?

A. Do mặt dưới có ít khí khổng hơn mặt trên.

B. Do mặt dưới có lớp cutin dày.

C. Do mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên.

D. Do mặt trên có nhiều khí khổng hơn mặt dưới.

Câu 7: Khi quan sát tiêu bản tế bào biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía, thấy xuất hiện các cấu trúc gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau. Các cấu trúc này là loại tế bào nào của lá?

A. Tế bào mô giậu.

B. Tế bào biểu bì.

C. Tế bào mạch gỗ.

D. Tế bào khí khổng.

Quảng cáo

Câu 8: Để quan sát rõ tế bào khí khổng, cần phải lưu ý điều gì khi tách lớp biểu bì?

A.Cần phải tách lớp biểu bì thật ngắn.

B. Cần phải tách lớp biểu bì thật dài.

C. Cần phải tách lớp biểu bì thật dày.

D. Cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng.

Câu 9: Khi tưới nước chăm sóc cây, tưới nước hợp lí sẽ

A. làm cây mất cân bằng nước.

B. giúp cây ra hoa trái mùa vụ.

C. đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây.

D. giúp cây sinh trưởng tốt mà không cần bổ sung chất dinh dưỡng.

Câu 10: Biểu hiện của cây khi bị mất cân bằng nước là

A. gân lá và lá chuyển màu nâu.

B. cây bị còi cọc, chóp lá hóa vàng.

C. lá có vết hoại tử.

D. cây héo, lá rụng dần, thậm chí là chết.

Câu 11: Thủy canh và khí canh là phương pháp

A. trồng cây trên đất, dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng các chất khoáng hòa tan trong dung dịch trồng cây.

B. trồng cây không cần đất, dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng các chất khoáng hòa tan trong dung dịch trồng cây.

C. trồng cây trên đất, dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phân bón.

D. trồng cây không cần đất, chỉ cần tưới nước cho cây.

Câu 12: Trong thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân, khi dùng dao cắt ngang phần thân và quan sát thì thấy xuất hiện những chấm có màu đậm trùng với màu của dung dịch nước màu. Những chấm có màu đậm này chính là

A. mạch gỗ của thân.

B. biểu bì của thân.

C. mạch rây của thân.

D. khí khổng của thân.

Câu 13: Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ, vì sao phải nhỏ một giọt dầu vào mỗi ống nghiệm?

A. Để rễ cây có thể hấp thụ dầu.

B. Để rễ cây có thể hấp thụ được nhiều nước hơn.

C. Để tăng cường sự thoát hơi nước.

D. Để tránh sự thoát hơi nước.

Câu 14: Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, khi đặt giấy đã tẩm dung dịch CoCl2 vào lá cần dùng lam kính bao bên ngoài giấy và dùng kẹp giữ nhằm mục đích

A. ngăn cản sự ảnh hưởng của độ ẩm trong không khí làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

B. ngăn cản sự ảnh hưởng của nồng độ O2 trong không khí làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

C. ngăn cản sự ảnh hưởng của nồng độ CO2 trong không khí làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

D. ngăn cản sự ảnh hưởng của nồng độ cường độ ánh sáng làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

Câu 15: Đâu không phải là ưu điểm của phương pháp khí canh so với phương pháp trồng cây trên đất?

A. Ít bị tấn công bởi sâu bệnh hại.

B. Tiết kiệm diện tích, năng suất tăng.

C. Tiết kiệm nước; kiểm soát được nguồn chất dinh dưỡng đầu vào, tránh dư thừa.

D. Chi phí đầu tư cao, kĩ thuật canh tác cao.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên