20+ Tả trò chơi em yêu thích lớp 3 (điểm cao)

Tổng hợp Tả một trò chơi mà em yêu thích hay nhất, ngắn gọn chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 3 trên cả nước giúp bạn luyện viết Tập làm văn dễ dàng hơn.

20+ Tả trò chơi em yêu thích lớp 3 (điểm cao)

Quảng cáo

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 1)

Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Tuy nhiên, trong đó trò đánh đu vẫn được sự chú ý của đông đảo bà con.

Đánh đu là một trò chơi phổ biến ở các dân tộc phía Bắc. Mỗi dịp lễ tết, đánh đu là trò chơi không thể thiếu của bà con buôn làng.

Trong trò chơi này, ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Trên khoảng đất rộng, mấy cột đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn. Mỗi cột có một chiếc đu. Mặt đu là một tấm ván dày, đủ chỗ cho hai người đứng. Các anh chị thanh niên từng cặp lên đánh đu. Nhún càng mạnh, đu càng bay bổng giữa tiếng hò reo, cổ vũ của dân làng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Thế nhưng, ai cũng hào hứng và cố nhún càng mạnh để đẩy đu lên cao nhất để giành phần thưởng. 

Bên dưới, mọi người nhiệt tình cổ vũ và hò reo náo nhiệt, tiếng cồng, tiếng chiêng nhịp nhàng vang lên, hoà cùng tiếng suối róc rách, tiếng chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc tưng bừng chào đón năm mới.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 2)

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 3)

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình lang. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì , giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trền cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gât lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.

Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 4)

Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Tuy nhiên, trong đó trò đánh đu vẫn được sự chú ý của đông đảo bà con.

Đánh đu là một trò chơi phổ biến ở các dân tộc phía Bắc. Mỗi dịp lễ tết, đánh đu là trò chơi không thể thiếu của bà con buôn làng.

Trong trò chơi này, ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Trên khoảng đất rộng, mấy cột đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn. Mỗi cột có một chiếc đu. Mặt đu là một tấm ván dày, đủ chỗ cho hai người đứng. Các anh chị thanh niên từng cặp lên đánh đu. Nhún càng mạnh, đu càng bay bổng giữa tiếng hò reo, cổ vũ của dân làng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Thế nhưng, ai cũng hào hứng và cố nhún càng mạnh để đẩy đu lên cao nhất để giành phần thưởng. 

Bên dưới, mọi người nhiệt tình cổ vũ và hò reo náo nhiệt, tiếng cồng, tiếng chiêng nhịp nhàng vang lên, hoà cùng tiếng suối róc rách, tiếng chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc tưng bừng chào đón năm mới.

Quảng cáo

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 5)

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 6)

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình lang. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì , giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trền cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gât lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.

Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 7)

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Phòng quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình lang. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gât lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.

Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 8)

Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 9)

Em được ông ngoại dạy cho rất nhiều trò chơi dân gian. Em thích nhất là trò chơi Rồng rắn lên mây. Trong trò chơi ấy, em được sắm vai thầy thuốc. Trò chơi được quy định như sau: một bạn sắm vai thầy thuốc, khoảng năm đến tám bạn sắm vai rồng. Tám bạn này nối dài bằng cách ôm bụng của nhau tạo thành con rồng. Bạn sắm vai thầy thuốc có nhiệm vụ bắt được bạn đứng cuối cùng. Bạn sắm vai đầu rồng có nhiệm vụ giang rộng đôi tay để bảo vệ các bạn phía sau. Tất cả cùng hát vang bài Rồng rắn lên mây. Em sắm vai thầy thuốc chạy phía trước các bạn sắm vai rồng. Chúng em cùng nhau hát bài hát Rồng rắn lên mây. Khi hát đến câu tha hồ mà đuổi, em sắm vai thầy thuốc đã đuổi bắt bạn đứng cuối cùng của nhóm sắm vai rồng. Bạn ấy chạy đến đâu thì bạn đứng đầu hàng chạy đối diện để ngăn không cho thầy thuốc bắt cái đuôi của mình. Khi thầy bắt hết được cái đuôi là lúc trò chơi kết thúc. Các bạn cùng cười đùa vui vẻ.

Em thấy trò chơi dân gian vừa rèn luyện sự nhanh nhẹn vừa giúp cho chúng em hòa đồng đoàn kết vui vẻ.

Quảng cáo

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 10)

Ở quê em, các bạn nhỏ, đặc biệt là các bạn gái rất thích chơi đánh chuyền. Đây là một trò chơi rất đơn giản. Chỉ cần hai đến ba người, một bó que nhỏ, thường là 10 chiếc, và một quả nặng như quả bưởi con hoặc quả cà, quả chanh là có thể bắt đầu cuộc chơi. Người chơi cầm quả nặng trên tay phải tung lên cao và nhặt từng que trước khi túm lấy quả nặng đang lơ lửng trên không trung. Người chơi cứ lặp lại như vậy cho đến khi làm rớt quả nặng xuống đất. Khi đó, người chơi một mất lượt và phải nhường quyền chơi tiếp cho người thứ hai. Chơi chuyền có mười bàn. Bàn một lấy một que trong một lần tung, bàn hai lấy hai que... và bàn mười chỉ có một lần tung và lấy luôn mười que một lúc. Khi người chơi đã vượt qua bàn mười thì sẽ đến bàn chuyền. Chuyền phải sử dụng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng, ba vòng… Thường là phải chuyền đủ mười vòng. Trong khi tung và chuyền, các bạn thường hát những câu thơ nghe rất hay: Một mốt, một hai, con trai, con hến... Đôi tôi, đôi chị...; hay đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột... Ai chơi liên tục từ bàn một đến hết bàn chuyền là người thắng cuộc trong ván đó. Và được quyền tiếp tục ván sau cho đến khi mất lượt, phải nhường quyền chơi cho người tiếp theo. Người chiến thắng trong toàn cuộc chơi là người thắng nhiều ván nhất.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 11)

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 12)

Trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị. Một trong những trò chơi mà em cảm thấy thích nhất đó là thả diều. Những chiếc diều có đủ màu sắc, hình dáng. Chiếc diều của em có hình một chú chim đại bàng. Chúng em thường chọn những ngày nhiều gió, rồi ra con đê đầu làng để thi thả diều với nhau. Khi nhìn lên bầu trời, những chiếc diều đua nhau bay lượn. Tiếng sáo diều trầm bổng, hòa quyện tạo thành một bản nhạc vi vút. Chiếc diều của ai bay cao nhất sẽ giành chiến thắng. Đối với em thì thả diều không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 13)

Ở vùng Thuận Thành quê em, mùa xuân thường có rất nhiều lễ hội. Trong lễ hội có nhiều trò chơi. Em thích nhất là trò thi thả chim. Trò chơi được tổ chức ở bãi cỏ rộng đầu làng. Các gia đình dự thi mang theo lồng chim bồ câu đã được huấn luyện kĩ càng. Lần lượt, từng đàn được thả ra. Đàn nào bay cao, bay xa và lượn đẹp nhất sẽ được Ban giám khảo trao giải. Hàng trăm cặp mắt háo hức ngước nhìn theo những cánh chim vun vút chao liệng giữa bầu trời mùa xuân trong sáng.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 14)

Làng Phương Chiểu huyện Phúc Thọ quê em nằm ven sông Hồng. Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán, làng thường mở hội xuân với những trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, thổi cơm thi, cờ người, đánh đu,… Trước sân đình, mấy cột đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn. Mỗi cột có một chiếc đu. Mặt đu là một tấm ván dày, đủ chỗ cho hai người đứng. Các anh chị thanh niên từng cặp lên đánh đu. Nhún càng mạnh, đu càng bay bổng giữa tiếng hò reo, cổ vũ của dân làng. Em rất thích trò chơi đánh đu vì đây là trò chơi truyền thống của quê hương em.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 15)

Bắn bi là một trò chơi ưa thích của học trò, đặc biệt là các bạn nam. Trò chơi thường có sự tham gia của hai người. Luật chơi bắn bi cũng rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa. Sau đó, bạn cần nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra. Nếu viên bi của bạn bắn trúng viên bi của đối thủ thì sẽ thắng. Bạn sẽ được “ăn” luôn viên bi đó. Trò chơi này rất thú vị và hấp dẫn.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 16)

Một trong những trò chơi dân gian mà em rất thích là cướp cờ. Số lượng người tham gia chơi có thể từ tám đến mười người được chia làm hai đội. Sẽ có một người được gọi là quản trò. Mỗi người chơi ở hai đội sẽ được đánh số thứ tự từ một đến hết. Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Nếu người cắm cờ bị đội bạn vỗ vào người sẽ thua cuộc. Nếu người chơi lấy được cờ và chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị đội bạn vỗ vào người sẽ chiến thắng. Đây là một trò chơi mang tính tập thể rất thú vị.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 17)

Một trong những trò chơi mà em rất thích là trò trốn tìm. Trò chơi bịt mắt bắt dê thường được chơi ở những nơi rộng rãi như sân cỏ, công viên. Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”. Còn nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Đây là một trò chơi vô cùng thú vị.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 18)

Trò chơi trốn tìm đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng em. Trò chơi thường có từ sáu đến mười người chơi. Tất cả người chơi sẽ oẳn tù xì, người thua sẽ bị phải nhắm mắt lại để những người còn lại đi trốn. Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ đi tìm những người còn lại. Ai bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Kết thúc lượt chơi đó, người đầu tiên bị tìm thấy sẽ là người đi tìm tiếp theo. Đây là trò chơi rất thú vị. Khi chơi, chúng em đã cảm thấy vô cùng vui vẻ. Thật đáng tiếc nếu một bạn nhỏ nào đó chưa được chơi trốn tìm một lần. Bịt mắt bắt dê là một trong những trò chơi dân gian mà em rất thích.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 19)

Trong các môn thể thao, em thích nhất là môn cầu lông. Môn cầu lông được bố em dạy cách chơi từ hồi em học lớp 1. Tính đến nay, em đã gắn bó với môn thể thao này được 3 năm. Sau mỗi buổi tan học, em cùng bố hoặc bạn ra công viên để đánh cầu lông. Có những hôm chỉ đánh vui, cũng có những hôm chúng em tổ chức đánh thi, bạn nào thua sẽ phải mua nước giải khát cho người còn lại. Làm như vậy khiến cho buổi đánh thêm phần hấp dẫn và sôi động hơn. Do chăm chỉ chơi cầu lông nên sức khoẻ em ngày càng dẻo dai và khoẻ mạnh. Em cảm thấy đây là môn thể thao rất bổ ích, em sẽ gắn bó với nó dài hơn nữa.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 20)

Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các bạn gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Em cũng vậy, em rất thích trò chơi này. Chúng em hay chơi trò chơi vào vào giờ ra chơi hay cuối tuần chúng em lại tập trung chơi. Nhóm chơi thường có năm đến mười bạn, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây, một nhóm sẽ nhảy dây. Khi sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, các bạn sẽ lần lượt vào nhảy.  Nếu để dây vướng vào chân là mắc lỗi, phải ngừng. Người nhảy giỏi có thể nhảy được rất lâu. Trò chơi diễn ra rất sôi động. Các bạn cùng cười đùa vui vẻ. Trò chơi nhảy dây rất có ích cho việc rèn luyện sự nhanh nhẹn và sức khỏe dẻo dai.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 21)

Hồi học mẫu giáo, em thường cùng với chị gái và mấy anh chị em trong xóm chơi trò rồng rắn lên mây. Trò chơi này rất vui, nhưng cần nhiều người mới có thể chơi được. Có một người sẽ xung phong làm thầy thuốc, mọi người còn lại nối đuôi nhau thành một hàng dài dưới sân, đi sau người đầu tiên gọi là rắn mẹ. Cả hàng cứ đi, đến trước mặt thầy thuốc thì đọc bài ca dao, hỏi thầy thuốc có nhà hay không? Sau đó thầy thuốc sẽ đuổi bắt cả đàn rắn con. Khi đó, người đóng vai rắn mẹ sẽ che chở cho đàn con khỏi bị thầy thuốc bắt được. Cứ mỗi khi bắt được một chú rắn con, đàn rắn lại đi về, rồi đến chào thầy thuốc lần nữa. Cuộc đuổi bắt tiếp tục đến khi thầy thuốc bắt được hết cả đàn thì thôi. Mọi người ai cũng thích chơi trò này vì nó rất vui và thú vị.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 22)

Em đã chơi nhiều loại trò chơi khác nhau, nhưng em thích nhất là trò chơi kéo co. Đây là trò chơi dân gian và được nhiều người thích thú. Thông thường, trò kéo co được chơi tại các dịp lễ hội, các cuộc thi... Em còn nhớ, nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam năm trước, em cùng các bạn tham gia cuộc thi kéo co trong toàn trường. Hôm đó, lớp em cử ra 10 bạn nam để thi đấu với lớp 3B. Các thành viên hai đội đứng về hai phía, tay nắm sợi dây thừng đã chuẩn bị sẵn. Thầy phụ trách đội nói rõ luật chơi và bắt đầu thổi còi ra hiệu" "bắt đầu". Hai bên đều cố gắng hết sức của mình để kéo dây thừng về phía mình. Cuối cùng, sau một lúc giằng co, lớp chúng em dành chiến thắng với tỉ số 2-1. Mong rằng, năm sau trò chơi này vẫn được diễn ra và em vẫn được tham gia để thử sức mình.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 23)

Bịt mắt bắt dê là một trong những trò chơi dân gian quen thuộc. Ngày nào cũng vậy, cứ đến giờ ra chơi, chúng em đã xuống sân trường chơi bịt mắt bắt dê. Cả nhóm cùng oẳn tù xì để tìm ra người bắt dê. Sau đó tất cả những người còn lại sẽ đứng thành một vòng tròn. Người bịt mắt: sẽ dùng vải để che mắt, không được ti hí trong quá trình chơi và tìm kiếm xung quanh, bắt lấy một ai đó và đoán trúng tên của người đó. Người làm dê: cần luồn lách để không bị người bịt mắt bắt. Không được chạy ra khỏi khu vực được phân chia từ trước. Hôm nay, Hải Tú là người đầu tiên làm, và bạn đã xuất sắc bắt được một bạn khác. Chúng em đã chơi rất vui vẻ.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 24)

Vào giờ ra chơi, chúng em rủ nhau chơi bắn bi. Những viên bi ve tròn, nhiều màu sắc khiến các bạn ai cũng mê tít. Nhiều bạn còn có hẳn một bộ sưu tập. Nhóm của em có khoảng năm người chơi. Luật chơi bắn bi rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa. Sau đó, bạn cần nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra. Viên bi nào bị bắn trúng thì người bắn sẽ lấy viên bi đó như một chiến lợi phẩm. Trò chơi này giúp chúng em cảm thấy vui vẻ hơn sau mỗi giờ học.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 25)

Trò chơi mà em yêu thích nhất là bắn bi. Đây cũng là trò chơi mà chúng em hay chơi sau mỗi giờ ra chơi. Cách chơi rất đơn giản. Trên mặt đất có rất nhiều lỗ nhỏ đã được đào trước theo các vị trí đã định. Người chơi sẽ kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa. Sau đó nhắm và bắn vào viên bi của đối thủ. Nếu người chơi bắn trúng viên bi của đối thủ thì sẽ thắng. Những viên bi lăn, va chạm vào nhau lách cách nghe thấy vui tai. Các bạn không chơi thì đứng bên cạnh vừa xem vừa cổ vũ nhiệt tình. Em rất thích chơi trò chơi này.

Tả một trò chơi mà em yêu thích (mẫu 26)

Mỗi buổi tối, sau khi ăn cơm xong, em và các bạn nhỏ trong khu lại rủ nhau tập trung chơi trò trốn tìm. Chúng em cùng oẳn tù tì, ai thua cuộc sẽ phải làm, những người còn lại được đi trốn. Bạn làm sẽ đếm 5, 10, 15, 20,… cho đến 100. Trong thời gian đó, những bạn còn lại sẽ đi trốn. Sau đó, bạn làm có nhiệm vụ đi tìm những bạn trốn. Em rất thích chơi trò trốn tìm. Tối nào em cũng cố gắng ăn cơm xong thật sớm để được đi chơi cùng các bạn.

Xem thêm các bài văn hay để luyện viết đoạn văn lớp 3 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay lớp 3 | văn mẫu lớp 3 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 3Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên