Lý thuyết Sinh học 7 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật hay, ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật hay, ngắn gọn

I. BẰNG CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

Ngay từ đầu thế kỉ 19, người ta đã phát hiện ra những di tích của động vật trong các lớp đá, được gọi là di tích hóa thạch.

- Di tích hóa thạch của lưỡng cư cổ được phát hiện cách hiện nay khoảng 350 triệu năm. Trên di tích hóa thạch này, lưỡng cư cổ còn mang đậm nét những đặc điểm của cá vây chân cổ.

- Năm 1861 người ta đã phát hiện được di tích hóa thạch của chim cổ in trong đá, cách hiện nay khoảng 150 triệu năm. Trên hóa thạch này, chim cổ vẫn mang nhiều đặc điểm của bò sát.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật hay, ngắn gọn Lý thuyết Sinh học 7 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật hay, ngắn gọn

Chú thích:

A – Gạch một nét là những đặc điểm của lưỡng cư cổ giống với cá vây chân cổ, gạch hai nét là những đặc điểm của lưỡng cư cổ giống với lưỡng cư ngày nay.

B – Gạch một nét những đặc điểm chim cổ giống với bò sát ngày nay, gạch hai nét là những đặc điểm chim cổ giống với chim ngày nay.

Nhận xét:

- Lưỡng cư cổ có nguồn gốc từ cá vây chân cổ vì lưỡng cư có các đặc điểm giống cá vây chân cổ như : vây đuôi, di tích nắp mang, thân có vảy, nòng nọc giống cá.

- Chim cổ có nguồn gốc từ bò sát cổ vì chim cổ có các đặc điểm giống bò sát cổ : hàm có răng, có đuôi dài và ngón có vuốt.

Kết luận

- Di tích hóa thạch của các loài động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay

- Những loài động vật ngày nay có nhiều đặc điểm giống tổ tiên của chúng.

II. CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT

Theo học thuyết tiến hóa, những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quan hệ nguồn gốc càng gần nhau. Người ta có thể minh họa quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật bằng một cây phát sinh.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật hay, ngắn gọn

- Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung)

- Từ các nhánh lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật.

- Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu.

- Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.

Ví dụ : Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với quan hệ họ hàng của chúng với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

- Ý nghĩa của cây phát sinh: Qua cây phát sinh ta thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 7 | Soạn Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

cay-phat-sinh-gioi-dong-vat.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên