Lí thuyết: Sinh thái



Chuyên đề: Sinh thái

Lí thuyết: Sinh thái:

I. Các nhân tố sinh thái

   - Môi trường là tất cả những gì bao quanh sinh vật; có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển và sinh sản của sinh vật.

   - Có 4 loại môi trường là: môi trường đất – không khí, môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường sinh vật.

   - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật.

   - Có 2 loại nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

   - Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

   - Ổ sinh thái của 1 loài là “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đò tồn tại và phát triển.

1. Thích nghi với ánh sáng

   - Thực vật thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau được phân thành 2 nhóm là thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng.

   - Dựa vào thời gian hoạt động trong ngày, động vật được chia thành động vật hoạt động ban ngày và động vật hoạt động ban đêm.

2. Thích nghi với nhiệt độ

   - Động vật thích nghi với nhiệt độ theo quy tắc Becman và quy tắc Anlen.

II. Quần thể sinh vật

   - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo lên thế hệ mới.

   - Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau nhờ các mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

   - Các đặc điểm cơ bản của quần thể: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể, các kiểu phân bố cá thể, kích thước quần thể và đồ thị tăng trưởng quần thể

   - Có 2 kiểu biến động số lượng cá thể là: biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì

III. Quần xã sinh vật.

   - Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

   - Quần xã có cấu trúc ổn định do các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

   - Các đặc trưng về thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài, số lượng cá thể trong mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng của quần thể.

   - Trong không gian, quần thể có thể phân bố theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.

   - Có 2 kiểu quan hệ giữa các loài trong quần xã là quan hệ kiểu hỗ trợ và quan hệ đối kháng.

   - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

   - Có 2 loại diễn thế là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

IV. Hệ sinh thái

   - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh. Sinh vật trong quần xã luôn tác dộng lẫn nhau và tác động đến các thành phần của sinh cảnh nên hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh.

   - Có 2 dạng hệ sinh thái chủ yếu là hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

   - Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, trong hệ sinh thái luôn có sự trao đổi chất và năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng với nhau và giữa quần xã với môi trường.

      + Chuỗi thức ăn: là 1 chuỗi gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.

      + Lưới thức ăn: là tập hợp các chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích cùng tồn tại trong một hệ sinh thái.

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-sinh-thai.jsp


Tài liệu giáo viên