Bài tập trắc nghiệm Di truyền cấp độ phân tử (phần 1)



Chuyên đề: Di truyền cấp độ phân tử

Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 2: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 3: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 4: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1800     B. 2400     C. 3000    D. 2040

Câu 5: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:

A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin

B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 7: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là

A. điều hòa quá trình dịch mã.

B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.

C. điều hòa quá trình phiên mã.

D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 8: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?

A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.

B. Khi môi trường không có lactôzơ.

C. Khi có hoặc không có lactôzơ.

D. Khi môi trường có lactôzơ.

Câu 9: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ

B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ

C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A

D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

Câu 10: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ

B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ

C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

Câu 11: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.

D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.

Câu 12: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể

A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.

Câu 13: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:

A. 179.    B. 359.    C. 718.    D. 539.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở qúa trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân chuẩn?

A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn

B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.

C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.

D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 15: Phân tích thành phần hoá học của một axit nuclêic được cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là

A. ADN mạch kép.

B. ARN mạch kép.

C. ADN mạch đơn.

D. ARN mạch đơn.

Câu 16: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là

A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X

B. mất một cặp A - T

C. mất một cặp G - X

D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T

Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.

B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.

D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.

Câu 18: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có

A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy.

B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.

C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi.

D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi.

Câu 19: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình

A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. khi ở trạng thái đồng hợp tử

Câu 20: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

Đáp án

1 A2B3 C 4 B 5 A
6 D7B8 B 9 B 10 D
11 C12D13 D 14 C 15 C
16 A17B18 B 19 D 20 D

Câu 16: A

Xét gen A:

Chiều dài gen là 153 nm = 1530 Å => 2A + 2G = N = (1530 : 3,4) x 2 = 900 (1)

Số liên kết hiđrô của gen là 1169 => 2A + 3G = 1169 (2)

Từ (1) và (2) ta giải hệ phương trình thu được: A = T = 181 nuclêôtit, G = X = 269 nuclêôtit.

Sau 2 lần nhân đôi số ADN con được tạo ra là 2 x 22 = 2 x 4 = 8 ADN con. Trong đó có 4 bản sao của gen A và 4 bản sao của gen a.

Số nuclêôtit loại A môi trường đã cung cấp cho gen A là: 181 x (22 -1) = 543 nuclêôtit.

Số nuclêôtit loại G môi trường đã cung cấp cho gen A là: 269 x (22 -1) = 807 nuclêôtit.

Số nuclêôtit loại A môi trường đã cung cấp cho gen a là: 1083 – 543 = 540 nuclêôtit.

Số nuclêôtit loại G môi trường đã cung cấp cho gen a là: 1617 – 807 = 810 nuclêôtit.

Số nuclêôtit loại A của mỗi gen a là: 540 : (22 -1) = 180 nuclêôtit.

Số nuclêôtit loại G của mỗi gen a là: 810 : (22 -1) = 270 nuclêôtit.

Vậy dạng đột biến đã diễn ra là thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-cap-do-phan-tu.jsp


Tài liệu giáo viên