Bài tập trắc nghiệm Di truyền người (phần 1)



Chuyên đề: Di truyền người

Câu 1: Lí do làm cho tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do

A. tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.

B. tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen

C. tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.

D. tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.

Câu 2: Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)

A. Dư luận xã hội không đồng tình.

B. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.

C. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

D. Cả A và B đúng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư ở người?

A. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến NST gây nên, không liên quan đến môi trường.

B. Ung thư là bệnh được đặc trung bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số tế bào trong cơ thể.

C. Có nhiều nguyên nhân gây ung thư, nhìn chung các trường hợp ung thư đều liên quan đến gen hoặc NST.

D. Ung thư đã đến giai đoạn di căn thì các tế bào ung thư sẽ tách khỏi khối u để vào máu, tái lập khối u ở nhiều nơi khác.

Câu 4: Điều không đúng về liệu pháp gen là

A. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến.

B. dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.

C. có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành.

D. nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học.

Câu 5: Theo nghiên cứu di truyền ở người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp

A. sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.

B. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.

C. phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.

D. tìm hiểu cơ chế phân bào.

Câu 6: Cơ chế chung của ung thư là

A. mô phân bào không kiểm soát được.

B. virut xâm nhập vào mô gây u hoại tử.

C. phát sinh một khối u bất kì.

D. đột biến gen hay đột biến nhiễm soát thể.

Câu 7: Ở người bệnh Đao (thừa 1 NST 21) thường gặp hơn các NST khác vì

A. NST 21 dễ bị đột biến, bệnh Đao dễ phát hiện.

B. Bệnh Đao gây hậu quả lớn, nghiêm trọng.

C. NST 21 lớn, chứa nhiều gen nên dễ bị đột biến.

D. NST 21 nhỏ, chứa ít gen nên khi tế bào dư một NST 21 ít gây hậu quả nghiêm trọng.

Câu 8: U ác tính khác u lành như thế nào?

A. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tê bào

B. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau

C. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau

D. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào

Câu 9: Chỉ số IQ được xác định bằng

A. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học

B. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100

C. số trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100

D. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100

Câu 10: Người ta thường nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì

A. nam giới mẫn cảm hơn với bệnh này.

B. bệnh do gen lặn trên NST giới tính X qui định.

C. bệnh do gen đột biến trên NST Y qui định.

D. chỉ gặp ở nam giới không gặp ở nữ giới.

Câu 11: Hội chứng Đao có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp nào sau đây?

A. Phả hệ.

B. Di truyền phân tử.

C. Di truyền tế bào học.

D. nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 12: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do

A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin.

B. đột biến nhiễm sắc thể.

C. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi Β-hêmôglôbin.

D. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu.

Câu 13: Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới

A. dễ mẫm cảm với bệnh.

B. chỉ mang 1 NST giới tính X.

C.chỉ mang 1 NST giới tính Y.

D. dễ xảy ra đột biến.

Câu 14: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

A. tính chất của nước ối.

B. tế bào tử cung của ngưới mẹ.

C. tế bào phôi bong ra trong nước ối.

D. nhóm máu của thai nhi.

Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.

B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.

C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.

D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.

Câu 16: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.

B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.

C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.

D. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.

Câu 17: Kết luận nào sau đây không đúng về di truyền ở người?

A. Con trai nhận giao tử chứa NST X của mẹ còn con trai thì không.

B. Cả con trai và con gái đều nhận giao tử chứa NST X từ mẹ.

C. Con gái nhận giao tử chứa NST X và giap tử chứa NST X của bố.

D. Chỉ con gái nhận giao tử chứa NST X từ mẹ còn con trai từ không.

Câu 18: Trong tư vấn di truyền y học, phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về việc xét nghiệm trước sinh ở người?

A. Mục đích xét nghiệm trước sinh là để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.

B. Mục đích xét nghiệm trước sinh là xác định người mẹ sinh con trai hay gái để giúp người mẹ quyết định có nên sinh hay không.

C. Kĩ thuật chọc ối và sinh thiết tua nhau thai là để tách lấy tế bào phôi cho phân tích ADN cũng như nhiều chi tiết hoá sinh.

D. Các xét nghiệm trước sinh đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ sinh con bị các khuyết tật di truyền mà vẫn muốn sinh con.

Câu 19: Một người đàn ông có nhóm máu AB lấy người vợ có nhóm máu B. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Họ có thể sinh con nhóm máu B có kiểu gen IBIO với xác suất 25%.

B. Họ có thể sinh con máu A với xác suất 12,5%.

C. Họ có thể sinh con máu AB và máu B.

D. Họ không thể sinh con có nhóm máu O.

Câu 20: Điều nào không liên quan tới cơ chế gây ung thư?

A. Các gen ức chế khối u bị đột biến không kiểm soát được sự phân bào.

B. Các gen tiền ung thư khởi động quá trình phân bào bị đột biến tạo cho sự phát triển bất thường của tế bào.

C. Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động hài hoà nhau trong việc kiểm soát chu kì tế bào.

D. Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động không hài hoà với nhau do đột biến xảy ra trong những gen này có thể phá huỷ sự cân bằng, kiểm soát thích hợp đó và dẫn đến ung thư.

Đáp án

1 C2C3 A 4 D 5 A
6 A7D8 A 9 B 10 B
11 C12A13 B 14 C 15 C
16 A17D18 B 19 B 20 C

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-nguoi.jsp


Tài liệu giáo viên