Lí thuyết: Hoạt động của Nhiễm sắc thể



Chuyên đề: Di truyền cấp độ tế bào

Lí thuyết: Hoạt động của Nhiễm sắc thể:

1. Nguyên phân

Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Hoạt động của tế bào chất
Kì trung gian - NST đơn ở trạng thái dãn xoắn tiến hành nhân đôi - Tế bào thực hiện các hoạt động nhằm tăng trưởng kích thước và chuẩn bị cho phân bào.
Kì đầu - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

- Thoi phân bào đính vào tâm động

Kì giữa

- NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Thoi vô sắc được hình thành
Kì sau - Các crômatit trong NST kép tách nhau ở tâm động và đi về hai cực của tế bào thành 2 NST đơn - Các sợi tơ vô sắc co rút làm các NST đi về 2 cực tế bào
Kì cuối - NST dãn xoắn

- Thoi vô sắc biến mất

- Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại, hình thành 2 nhân.

- Tế bào chất phân chia và tạo thành 2 tế bào mới

2. Giảm phân

Giảm phân I Giảm phân II
Trung gian - NST đơn nhân đôi - Diễn ra rất ngắn, các NST không tiến hành nhân đôi.
Kì đầu

- NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.

- Các cặp NST thể kép trong cặp tương đồng bắt cặp theo chiều dọc, tiếp hợp với nhau và trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit không cùng chị em.

- Cuối kì đầu hai NST kép tách nhau ra.

NST bắt đầu đóng xoắn

Màng nhân và nhân con tiêu biến

Thoi vô sắc xuất hiện

Kì giữa

- NST tiếp tục co xoắn cực đại , NST có hình thái đặc trưng cho loài

- Thoi vô sắc đính vào tâm động ở một bên của NST.

- Các cặp NST tương đồng tập trung và thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- NST kép co xoắn cực đại và tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

- Thoi vô sắc dính vào 2 phía của NST kép

Kì sau - Các cặp NST kép tương đồng di chuyển độc lập về hai cực của tế bào và chúng phân li độc lập với nhau. - NST tách nhau tại tâm động trượt trên thoi vô sắc di chuyển về hai cực tế bào.
Kì cuối - Sau khi di chuyển về hai cực của tế bào NST bắt đầu dãn xoắn, màng nhân và nhân con hình thành - NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện, màng tế bào hình thành. Tạo ra hai tế bào con.
Kết quả - Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép sinh ra 2 tế bào con có bộ NST n kép - Từ 1 tế bào có n NST kép tạo ra 2 tế bào mang bộ NST n đơn

3. Các công thức thường gặp

a) Số NST, crômatit, tâm động trong nguyên phân và giảm phân

Gọi số NST ở tế bào xôma của loài là 2n

   - Nguyên phân

Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sauKì cuối
NST đơn 0 0 0 4n4n
NST kép 2n 2n 2n 4n4n
Crômatit 4n 4n 4n 00
Tâm động 2n 2n 2n 4n4n

   - Giảm phân

Giảm phân I Giảm phân II
Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Kì đầu Kì giữa Kì sau Đầu Kì cuối
NST đơn 0 0 0 0 0 0 0 2n n
NST kép 2n 2n 2n 2n 2n n n 2n 2n
Crômatit 4n 4n 4n 4n 4n 2n 2n 0 0
Tâm động 2n 2n 2n 2n 2n n n 2n 2n

b) Các bài toán liên quan đến quá trình nguyên phân

Một tế bào tiến hành nguyên phân k lần.

   - Số tế bào con được sinh ra: 2k tế bào

   - Số NST trong các tế bào mới là: 2n.2k (NST)

   - Số NST mới được hình thành/môi trường nội bào cung cấp là: 2n. (2k - 1) (NST)

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-cap-do-te-bao.jsp


Tài liệu giáo viên