Bài tập trắc nghiệm Sinh thái (phần 3)



Chuyên đề: Sinh thái

Câu 41: Dựa vào kích thước cơ thể của các loài, thứ tự kích thước quần thể tăng dần lần lượt là

A. voi, sơn dương, cáo, thỏ, chuột cống, bọ dừa.

B. bọ dừa, chuột cống, thỏ, cáo, sơn dương, voi.

C. sơn dương, voi, thỏ, bọ dừa, chuột cống, cáo.

D. bọ dừa, cáo, thỏ, chuột cống, voi, sơn dương.

Câu 42: Hiện tượng khai thác quá mức các loài động vật, thực vật khiến số lượng của chúng suy giảm đến mức báo động và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của một quần thể ở mức thấp là nguyên nhân gây ra sự suy vong của quần thể bởi vì

A. kích thước quần thể nhỏ dẫn đến suy giảm di nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền.

B. số lượng cá thể ít làm tăng giao phói cận huyết làm tăng tần số alen lặn có hại cho quần thể.

C. kích thước quần thể nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến biến động di truyền, làm nghèo vốn gen.

D. số lượng cá thể quá ít dẫn đến nguy cơ môtj bộ phận cá thể xuất cư sanng khu vực khác làm quần thể tan rã.

Câu 43: Ở một quần thể cá rô phi, sau khi khảo sát thì thấy có 14% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 53% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 43% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên cần phải

A. thả vào ao nuôi các con cá rô phi non.

B. đánh bắt cá cá thể cá rô phi ở sau tuổi sau sinh sản.

C. thả vào ao nuôi các con cá rô phi đang ở tuổi sinh sản.

D. thả vào ao nuôi các cá rô phi đang ở tuổi sinh sản và trước sinh sản.

Câu 44: Phát biểu nào sau đây về giới hạn sinh thái là đúng?

A. Giới hạn sinh thái rộng hay hẹp phụ thuộc vào mức độ tiến hoá của loài và các nhâ tố sinh thái khác.

B. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

C. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật.

D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng.

Câu 45: Chim sâu và chim sẻ thường sinh sống ở tán lá của cùng một cây. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Chúng có cùng nơi ở nhưng có khác ở sinh thái.

B. Chúng thường cạnh tranh nhau về thức ăn.

C. Chúng có cùng nơi ở và cùng ổ sinh thái.

D. Chúng có cùng giới hạn sinh thái và cùng ổ sinh thái.

Câu 46: Nhận định nào đúng khi nói đến mối quan hệ cạnh tranh cùng loài?

A. Cạnh tranh cùng loài luôn dẫn đến việc mở rộng ổ sinh thái.

B. Cạnh tranh cùng loài là động lực chủ yếu trong sự tiến hoá của loài.

C. Cạnh tranh cùng loài sẽ dẫn đến loại trừ lẫn nhau khi ổ sinh thái trùng nhau một phần.

D. Cạnh tranh cùng loài luôn làm cho quần thể suy yếu, dẫn đến diệt vong.

Câu 47: Nhân tố nào sau đây giúp duy trì trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã?

A. Xuất – nhập cư.

B. Quan hệ hỗ trợ giữa các loài.

C. Khống chế sinh học.

D. Diễn thế sinh thái.

Câu 48: Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi có ý nghĩa gì đối với sự tiến hoá của các loài trong quần xã sinh vật?

A. Mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

B. Các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau những lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hoá của nhau.

C. Con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt.

D. Vật ăn thịt là động lực phát triển của con mổi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc con mồi.

Câu 49: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, kết luận nào sau đây đúng?

A. Sự phân tầng làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.

B. Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.

C. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và có số lượng tầng giống nhau.

D. Sự phân tầng dẫn tới làm mở rộng ổ sinh thái của các loài trong quần xã.

Câu 50: Một lát bánh mì để lâu trong không khí và trải qua các giai đoạn : những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc chèn lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ sợi mốc, sau hai tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát này mô tả

A. sự ức chế - cảm nhiễm.

B. quá trình diễn thế sinh thái.

C. sự cạnh tranh giữa các loài.

D. mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.

Câu 51: Trong những hoạt động sau của con người có bao nhiêu hoạt động góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên?

1. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.

2. Trồng cây gây rừng.

3. Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường

4. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

5. Mở rộng các hoạt động sản xuất công nghiệp về phía các khu vực nông nghiệp.

Phương án đúng là

A. 2.    B. 3.    C. 4.    D. 5.

Câu 52: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.

B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật sẽ thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố ính thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế.

D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.

Câu 53: Giả sử một chuỗi thức ăn như sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là

A. Hổ.    B. Cáo.    C. Gà.    D. Sâu.

Câu 54: Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Các loài chim này tiến hoá thích nghi với từng loại thức ăn.

2. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau.

3. Số lượng cá thể của các loài này luôn bằng nhau.

4.Loài chim hút mật tiến hoá theo hướng mỏ nhọn, nhỏ và dài.

Phương án đúng là

A. 1    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Câu 55: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

B. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

C. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.

D. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.

Câu 56: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

A. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

B. làm cho các loài này đều bị tiêu diệt.

C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.

D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 57: Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.

(2) Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.

(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây.

(4) Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn.

A. 1    B. 2.    C. 3.    D. 4

Câu 58: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.

D. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

Câu 59: Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng về mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi?

A. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.

B. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn so với quần thể con mồi.

C. Quần thể con mồi bị biến động sẽ kéo theo sự biến động của quần thể vật ăn thịt.

D. Cả 2 quần thể đều biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.

Câu 60: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?

(1). Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.

(2). Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống dưới nước và chim ăn cá.

(3). Cú và chồn sống trong rừng đều bắt chuột làm thức ăn.

(4). Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh.

Phương án đúng là

A. (1); (3).

B. (2); (4).

C. (1); (2).

D. (3); (4).

Đáp án

41 A42C43 B 44 D 45 A
46 B47C48 B 49 A 50 B
51 C52D53 B 54 B 55 C
56 A57D58 A 59 C 60 B

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-sinh-thai.jsp


Tài liệu giáo viên