Bài tập trắc nghiệm Sinh thái (phần 5)



Chuyên đề: Sinh thái

Câu 81: Hiện tượng khống chế sinh học có điểm gì khác so với hiện tượng ức chế cảm nhiễm?

A. Loài này kìm hãm sự phát triển của loài khác.

B. Xảy ra trong một khu vực sống nhất định.

C. Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học.

D. Thể hiện mối quan hệ cạnh tranh.

Câu 82: Cho các hoạt động của con người sau:

(1). Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

(2). Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

(3). Loại bỏ các loại tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(4). Bảo vệ các loài thiên địch.

(5). Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý.

(6). Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại

Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

A. 3.    B. 4.    C. 5.    D. 6

Câu 83: Nguồn chất hữu cơ chủ yếu cung cấp cho quần xã sinh vật ở vùng đáy biển sâu có nguồn gốc từ

A. quá trình tổng hợp của sinh vật nhân sơ thuộc nhóm sinh vật hoá tự dưỡng.

B. quá trình quang hợp của rong biển.

C. nguồn dinh dưỡng rơi từ tầng nước mặt xuống.

D. quá trình quang hợp quang hợp của thực vật biển.

Câu 84: Hiện tượng nào dưới đây phản ánh sự biến động số lương không theo chu kì?

A. Cứ sau 5 năm số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do tăng nhiệt độ.

B. Số lượng tảo lục ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.

C. Nhiệt độ môi trường tăng đột ngột làm cho châu chấu trên cánh đồng chết hàng loạt.

D. Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.

Câu 85: Nhóm loài ưu thế là nhóm loài

A. có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng có sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.

B. có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó.

C. có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.

D. có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

Câu 86: Phát biểu nào dưới đây về nhóm tuổi sau sinh sản là đúng?

A. Các cá thể có khả năng sinh sản của quần thể quyết dịnh mức sinh sản của quần thể.

B. Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không quyết định mức sinh sản của quần thể.

C. Khả năng sinh sản của các cá thể cái trong quần thể tăng nhanh.

D. Các cá thể lớn nhanh, làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

Câu 87: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói đến chu trình sinh địa hoá?

A. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

B. Thực vật hấp thu nitơ dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua quang hợp.

C. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon đioxit (CO2), chủ yếu thông qua quang hợp.

D. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối am ôn (NG4+) và nitrat (NO3-).

Câu 88: Hiện tượng nào sau đây thể hiện hiệu quả nhóm?

A. Hổ, báo giành nhau con mồi.

B. Trung roi sống trong ruột mối.

C. Cỏ dại cạnh tranh nguồn thức ăn và nơi ở với cây trồng.

D. Chó rừng hỗ trợ lẫn nhau nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn.

Câu 89: Cho các sự kiên sau:

(1). Một đầm nước mới xây dựng.

(2). Các vùng đất quanh dầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dân, các loài động vật chuyển vào sống trong đầm ngày một nhiều.

(3). Trong đầm nước có nhiều loài thuỷ sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.

(4). Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bui dần đến sống trong đầm.

(5). Hình thành cây bụi và cây gỗ.

Sơ đồ nào dưới đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?

A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)

B. (1) → (3) → (2) → (4) → (5)

C. (1) → (5) → (2) → (3) → (4)

D. (1) → (2) → (3) → (5) → (4)

Câu 90: Hiện tượng nào sau đây không phải ví dụ minh hoạ cho nhịp sinh học?

A. Lá cây trinh nữ cụp lại khi có sự va chạm.

B. Cây ôn đới rụng lá và mùa đông.

C. Dơi ngủ ngày và hoạt động về đêm.

D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

Câu 91: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?

A. Giúp cho sự phân bố các cá thể trong không gian trở nên hợp lý hơn.

B. Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn.

C. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

D. Giúp duy trì sinh khối của quần thể ở mức độ phù hợp.

Câu 92: Đặc điểm nào sau đây không phải của rừng mưa nhiệt đới?

A. Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, có nhiều tầng.

B. Khí hậu không ổn định, vai trò của các nhân tố hữu sinh và vô sinh như nhau.

C. Ánh sáng Mặt Trời ít soi xuống mặt đất nên có nhiều loài cây ưa bóng.

D. Động vật và thực vật đa dạng, phong phú; có nhiều động vật cỡ lớn.

Câu 93: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng hạn chế ô nhiễm không khí?

A. Tạo bể lắng và lọc nước thải.

B. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

C. Sử dụng các loại năng lượng không sinh ra khí thải.

D. Xây dựng, nâng cấp các nhà máy xử lý rác.

Câu 94: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào sẽ bị nhiễm độc nặng nhất?

A. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim → người

B. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người

C. Tảo đơn bào → cá → người

D. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người.

Câu 95: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là

A. 11020.    B. 11220.   C. 11180.    D. 11260.

Câu 96: Tại một vườn quốc gia rộng 5000 ha, năm thứ nhất mật độ một quần thể cò là 0,5 con/ha. Năm thứ 2 đếm được 2600 con. Biết rằng không có xuất nhập cư, tỉ lệ tử vong của quần thể 2%/năm. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là

A. 2%/năm.

B. 4%/năm.

C. 6%/năm.

D. 8%/năm.

Câu 97: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp, sinh nhiệt, chất thải, rụng lá, ... chỉ có khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

C. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do năng lượng thất thoát dần ở mỗi bậc dinh dưỡng.

D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo vòng tuần hoàn từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng rồi lại trở về sinh vật sản xuất.

Câu 98: Diễn thế nguyên sinh thường có xu hướng biến đổi

A. từ quần xã trung gian đến quần xã trẻ.

B. từ quần xã đỉnh cực đến quần xã tiên phong.

C. từ quần xã trẻ đến quần xã già.

D. từ quần xã già đến quần xã trẻ.

Câu 99: Việc nghiên cứu diễn thế sinh thái trong sản xuất có ứng dụng gì?

A. Nắm được quy luật phát triển của quần xã.

B. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.

C. Phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.

D. Biết được quần xã đỉnh cực cuối cùng.

Câu 100: Trường hợp nào sau đây không được xem là một quần thể?

A. Những con voi sống trong một vườn bách thú.

B. Những cây cọ sống trên một ngọn đồi ở Phú Thọ.

C. Những cây sen sống trong một hồ nước.

D. Những con chuột đồng sống trong một thửa ruộng

Đáp án

1 23 4 5
6 78 9 10
11 1213 14 15
16 1718 19 20

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-sinh-thai.jsp


Tài liệu giáo viên