Lí thuyết: Di truyền của một tính trạng



Chuyên đề: Di truyền của một tính trạng

Lí thuyết: Di truyền của một tính trạng:

1. Quy luật phân li

   - Nội dung quy luật: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

2. Tương tác gen

   - Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình.

   - Bản chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen với nhau trong quá trình thành kiểu hình.

a. Tương tác bổ sung

   - Là kiểu tác động giữa 2 hay nhiều gen không alen tạo ra kiểu hình mới. Kiểu tương tác này làm tăng số lượng biến dị tổ hợp.

b. Tương tác cộng gộp

   - Là trường hợp 2 hay nhiều locus gen cùng quy định sự biểu hiện của 1 tính trạng. Mỗi gen trội (lặn) có vai trò tương đương nhau trong việc làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

   - Tương tác cộng gộp làm tăng số lượng biến dị tổ hợp.

   - Tương tác cộng gộp thường gặp ở các tính trạng số lượng

c. Tương tác át chế

   - Là trường hợp gen này kìm hãm sự biểu hiện của gen khác không alen với nó.

   - Có 2 trường hợp át chế thường gặp là át chế do gen trội (át chế trội) và át chế do gen lặn (át chế lặn)

Các tỉ lệ phân li tính trạng ở đời con thường gặp đối với tương tác gen

Ôn thi đại học môn Sinh học

3. Hiện tượng trội không hoàn toàn.

   - Hiện tượng trội không hoàn toàn cho thấy gen trội không át được hoàn toàn gen lặn.

   - Bố mẹ đem lai có kiểu gen thuần chủng khác nhau thì con lai mang tính trạng trung gian giữa 2 kiểu hình của bố và mẹ.

4. Hiện tượng đồng trội.

   - Hiện tượng xảy ra với gen có nhiều hơn 2 alen, trong đó sản phẩm của 2 trong số các alen đó có thể không có sự tương tác gì với nhau mà sản phẩm của từng alen thuộc cùng một gen được biểu hiện thành kiểu hình riêng khi chúng tồn tại ở trạng thái dị hợp tử.

   - Ví dụ gen quy định nhóm máu có 3 alen IA, IB, IO trong đó IA và IB đồng trội. Khi 2 gen này xuất hiện trong kiểu gen IAIB tạo nên nhóm máu AB

5. Tạo giao tử ở các cây đa bội.

Trong các bài tập về các cây đa bội, thường gặp nhất là các cây 3n và 4n.

Các cây 3n cho các giao tử n và 2n theo nguyên tắc hình tam giác

Ví dụ: Viết giao tử của cây tam bội 3n có kiểu gen Aaa

Ôn thi đại học môn Sinh học

Dựa vào sơ đồ bên, các giao tử được tạo ra cùng tỉ lệ là: 1A : 2a : 2Aa : 1aa

Các cây 4n cho các giao tử 2n theo nguyên tắc hình tứ giác

Ví dụ: Viết giao tử của cây tứ bội 4n có kiểu gen AAaa

Ôn thi đại học môn Sinh học

Dựa vào sơ đồ bên, các giao tử được tạo ra cùng tỉ lệ là: 1AA : 1aa: 4Aa

Tương tự với các kiểu gen khác.

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Bài tập trắc nghiệm

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-cua-mot-tinh-trang.jsp


Tài liệu giáo viên