Dựa vào hình 26.2 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ



Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 26 trang 116: Dựa vào hình 26.2 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta.

Trả lời:

Quảng cáo

- Ở Bắc Bộ:

   + ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :

    • Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.

    • Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.

    • Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.

Quảng cáo

    • Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.

    • Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.

    • Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.

- Ở Nam Bộ:

   + Tiêu biểu là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

   + Hình thành một dải phân bố công nghiệp.

   + Nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

- Duyên hải miền Trung: mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung bình : Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

- Ở các khu vực còn lại (Tây Nguyên, Tây Bắc):

Quảng cáo

   + Hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

   + Ở vùng sâu, vùng xa hoạt động công nghiệp hầu như vắng mặt.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Địa Lí lớp 12 ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


bai-26-co-cau-nganh-cong-nghiep.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên