Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Toán lớp 5

Tài liệu Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 5 theo chương trình sách mới.

Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Học kì 1

Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Học kì 2

Giáo án Toán lớp 5 Chương 5: Tỉ số phần trăm

Giáo án Toán lớp 5 Bài 56: Tỉ số phần trăm

Giáo án Toán lớp 5 Bài 57: Tính tỉ số phần trăm của hai số.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 58: Tìm giá trị phần trăm của một số

Giáo án Toán lớp 5 Bài 59: Em làm được những gì?

Giáo án Toán lớp 5 Bài 60: Sử dụng máy tính cầm tay.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 61: Viết các số liệu dưới dạng tỉ số phần trăm

Giáo án Toán lớp 5 Bài 62: Biểu đồ hình quạt tròn

Giáo án Toán lớp 5 Bài 63: Em làm được những gì?

Giáo án Toán lớp 5 Chương 6: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ

Giáo án Toán lớp 5 Bài 64: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 65: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

Giáo án Toán lớp 5 Bài 66: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Giáo án Toán lớp 5 Bài 67: Hình trụ chân tuổi sáng tạo

Giáo án Toán lớp 5 Bài 68: Em làm được những gì?

Giáo án Toán lớp 5 Bài 69: Thể tích của một hình

Giáo án Toán lớp 5 Bài 70: Xăng-ti-mét khối

Giáo án Toán lớp 5 Bài 71: Đề-ti-mét khối

Giáo án Toán lớp 5 Bài 72: Mét khối

Giáo án Toán lớp 5 Bài 73: Thể tích hình hộp chữ nhật

Giáo án Toán lớp 5 Bài 74: Thể tích hình lập phương

Giáo án Toán lớp 5 Bài 75: Em làm được những gì?

Giáo án Toán lớp 5 Bài 76: Thực hành và trải nghiệm

Giáo án Toán lớp 5 Chương 7: Số đo thời gian. Vận tốc, quãng đường, thời gian

Giáo án Toán lớp 5 Bài 77: Các đơn vị đo thời gian

Giáo án Toán lớp 5 Bài 78: Cộng số đo thời gian

Giáo án Toán lớp 5 Bài 79: Trừ số đo thời gian

Giáo án Toán lớp 5 Bài 80: Nhân số đo thời gian

Giáo án Toán lớp 5 Bài 81: Chia số đo thời gian

Giáo án Toán lớp 5 Bài 82: Em làm được những gì?

Giáo án Toán lớp 5 Bài 83: Vận tốc

Giáo án Toán lớp 5 Bài 84: Quãng đường

Giáo án Toán lớp 5 Bài 85: Thời gian

Giáo án Toán lớp 5 Bài 86: Em làm được những gì?

Giáo án Toán lớp 5 Chương 8: Ôn tập cuối năm

Giáo án Toán lớp 5 Bài 87: Ôn tập số tự nhiên

Giáo án Toán lớp 5 Bài 88: Ôn tập phân số

Giáo án Toán lớp 5 Bài 89: Ôn tập số thập phân

Giáo án Toán lớp 5 Bài 90: Ôn tập phép cộng, phép trừ

Giáo án Toán lớp 5 Bài 91: Ôn tập phép cộng, phép trừ (tiếp theo)

Giáo án Toán lớp 5 Bài 92: Ôn tập phép nhân, phép chia

Giáo án Toán lớp 5 Bài 93: Ôn tập phép nhân, phép chia (tiếp theo)

Giáo án Toán lớp 5 Bài 94: Ôn tập hình phẳng và hình khối

Giáo án Toán lớp 5 Bài 95: Ôn tập độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ, tiền Việt Nam

Giáo án Toán lớp 5 Bài 96: Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích

Giáo án Toán lớp 5 Bài 97: Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích (tiếp theo)

Giáo án Toán lớp 5 Bài 98: Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian

Giáo án Toán lớp 5 Bài 99: Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo)

Giáo án Toán lớp 5 Bài 100: Ôn tập một số yếu tố xác suất

Giáo án Toán lớp 5 Bài 101: Ôn tập một số yếu tố thống kê

Giáo án Toán lớp 5 Bài 102: Thực hành và trải nghiệm

Xem thử

Giáo án Toán lớp 5 Bài 1: Ôn tập số tự nhiên và các phép tính - Chân trời sáng tạo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố các kĩ năng liên quan đến số tự nhiên và dãy số tự nhiên: Đọc, viết, so sánh, thứ tự, cấu tạo số, làm tròn số,…

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên; vận dụng được tính chất của phép tính để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện; tìm được các thành phần chưa biết trong phép tính.

- Giải quyết được vấn đề gắn với việc giải các bài toán có tới ba bước tính, vấn đề liên quan đến số liệu từ biểu đồ.

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết các vấn đề toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Bộ thẻ số cho bài Luyện tập 7, hình ảnh mục Vui học, Đất nước em, Khám phá.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi, bút và đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

I. Khởi động:

* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

* Phương pháp: Thực hành.

* Hình thức tổ chức: Tập thể cả lớp, cá nhân.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ếch con đi học”. GV phổ biến luật chơi: “Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp chú ếch nhảy qua được 1 cái lá sen để sang bên đường đi học”.

+ Câu 1: 23 604 = 20 000 +…?...+ 600 + 9

+ Câu 2: 14 812 × 2 =  ?

+ Câu 3: Điền dấu >; <; =

      200 000 + 3 000 …?... 300 000 + 2 000

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe trò chơi và trả lời câu hỏi:

Câu 1: 3 000

Câu 2: 29 624

Câu 3: <

- HS lắng nghe

II. Luyện tập – Thực hành

* Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Thảo luận nhóm bốn)

- GV cho HS đọc yêu cầu BT1.

- HS thảo luận (nhóm bốn) xác định các việc cần làm: Đọc số, viết số, viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

- GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/hàng).

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: ( Thảo luận nhóm đôi)

- GV cho HS đọc yêu cầu BT2.

– GV cho HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, tìm cách làm.

- GV yêu cầu HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm đôi.

– GV cho HS trình bày theo nhóm, khuyến khích nhiều nhóm trình bày, khuyến khích HS nói tại sao lại điền dấu như vậy.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giúp HS hệ thống lại các số sánh số:

+ Số có ít chữ số hơn?

+ Hai số có số chữ số bằng nhau: So sánh thế nào?

Bài 3: ( Cá nhân)

- GV cho HS đọc yêu cầu BT3.

- GV yêu cầu HS đọc từng câu.

- Cả lớp suy nghĩ, chọn thẻ Đ/S (hoặc viết Đ/S vào bảng con) rồi giơ lên theo hiệu lệnh của GV (Khuyến khích HS giải thích).

Bài 1:

- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm: Đọc số, viết số, viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

- Đại diện nhóm trả lời

a) Đọc các số: 57 308; 460 092; 185 729 600.

57 308: Năm mươi bảy nghìn ba trăm linh tám

460 092: Bốn trăm sáu mươi nghìn không trăm chín mươi hai

185 729 600: Một trăm tám mươi lăm triệu bảy trăm hai mươi chín nghìn sáu trăm

b) Viết các số.

Sáu mươi tám nghìn không trăm linh chín: 68 009

Bảy trăm hai mươi triệu năm trăm nghìn ba trăm mười: 720 500 310

c) Số?

14 030 = 10 000 + 4 000 + 30

Bài 2:

- HS tập trung lắng nghe

- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm

- HS làm bài

- HS trình bày.

a) 987 < 1 082

Giải thích: Số 987 có ba chữ số, số 1082 có 4 chữ số nên 987 < 1 082

b) 541 582 > 541 285

Giải thích: Hai số đã cho đều có 6 chữ số. Ta so sánh từng hàng từ trái sang phải nhận thấy chữ số hàng trăm 5 > 2

Nên 541 582 > 541 285

c) 200 + 500 < 200 500

Giải thích

200 + 500 = 700

Mà 700 < 200 500

nên 200 + 500 < 200 500

d) 700 000 + 4 000 = 704 000

Giải thích

700 000 + 4 000 = 704 000

Vì 704 000 = 704 000

nên 700 000 + 4 000 = 704 000

+ Số có ít chữ số hơn thì bé hơn.

+ Hai số có số chữ số bằng nhau: So sánh các cặp chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải. Cặp chữ số đầu tiên khác nhau ⟶ Kết luận.

Bài 3.

- HS đọc từng câu.

- Cả lớp suy nghĩ, chọn thẻ Đ/S (hoặc viết Đ/S vào bảng con) rồi giơ lên theo hiệu lệnh của GV. HS giải thích.

a) 0; 1; 2; 3; 4; 5, ... là dãy số tự nhiên. Đ

b) 1 là số tự nhiên bé nhất; 999 999 999 là số tự nhiên lớn nhất. S

Giải thích: 0 là số tự nhiên bé nhất; không có số tự nhiên lớn nhất.

c) Trong số 60 060 060, các chữ số 6 đều có giá trị là 60. S

Giải thích

Trong số 60 060 060,

Chữ số 6 ở hàng chục triệu, lớp triệu có giá trị là 60 000 000

Chữ số 6 ở hàng chục nghìn, lớp nghìn có giá trị là 60 000

Chữ số 6 ở hàng chục, lớp đơn vị có giá trị là 60

d) Làm tròn số 96 208 984 đến hàng nghìn thì được số 96 209 000. Đ

(HS nhắc lại quy tắc làm tròn).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm giáo án lớp 5 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên