Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module th6 mới nhất

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module th6

Tải xuống

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS38

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module TH6: Kế hoạch dạy học ở lớp ghép

Năm học: ..............

Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................

Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................

1. Kế hoạch dạy học lớp ghép và một số ví dụ cụ thể về kế hoạch dạy học:

Lớp ghép là một loại hình đào tạo đặc thù thường được tổ chức ở những vùng khó khăn với số lượng học sinh không đủ để mở lớp đơn hoặc số lượng học sinh mỗi trình độ vừa ít lại vừa thiếu phòng học. Do đó, đòi hỏi giáo viên dạy học lớp ghép phải là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, nỗ lực rất nhiều trong phương pháp giảng dạy và đặc biệt là tâm huyết với nghề. Đồng thời, giáo viên dạy học lớp ghép phải có những kĩ năng cần thiết để tổ chức dạy học lớp ghép:

- Nắm rõ đối tượng học sinh của các nhóm trình độ khác nhau từ đó giúp giáo viên lựa chọn những phương pháp cũng như hình thức dạy học phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp theo từng tháng, từng tuần học phù hợp với các nhóm trình độ.Khi thực hiện kế hoạch dạy học, không bắt buộc giáo viên thực hiện chương trình một cách máy móc, hình thức (như dạy đúng tuần, đúng tiết, đúng thời lượng của mỗi tiết), quan trọng là thực hiện chương trình hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh sao cho cuối năm học tất cả học sinh trong mỗi lớp đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khi sắp xếp kế hoạch dạy học cần lưu ý:

- Ghép những bài học kiến thức mới ở trình độ này với những bài ôn tập, luyện tập, thực hành ở trình độ kia.

- Hạn chế ghép những môn học đánh giá bằng nhận xét với những môn học đánh giá bằng điểm số.

- Đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán, dạy học theo đúng nội dung chương trình cho từng nhóm trình độ. Các môn còn lại có thể tổ chức dạy học chung cho các nhóm trình độ khác nhau. Lựa chọn nội dung chương trình của nhóm trình độ thấp làm cơ sở, nội dung chương trình của nhóm trình độ cao được xem là phần mở rộng.

* Sự khác nhau giữa xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép và lớp đơn:

Kế hoạch dạy học trong một tuần ở LG là cho nhiều NTĐ khác nhau.

Kế hoạch dạy học LG rất linh hoạt, có tính sáng tạo và mang dấu ấn của mỗi cá nhân. GV có thể thay đổi thứ tự các tiết học trong ngày, các bài học trong tuần, không theo kế hoạch dạy học chung của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo số bài, số tiết đã được quy định trong tuần của chương trình quốc gia. Công việc này được hoàn tất do chính GV dạy LG.

GV dạy LG cần phải được trao quyền chủ động và linh hoạt nhiều hơn nhằm thích ứng với những đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng LG.

GV dạy LG phải tự xây dựng KHDH. Không ai có thể thay thế GV dạy LG trong việc xây dựng KHDH

** Những căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép:

a. Chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để nắm vững được kế hoạch dạy học ở tiểu học: số môn học quy định cho các khối lớp, số tiết học trong một tuần của mỗi lớp học, số tiết học của mỗi môn học trong một tuần. Ví dụ: giai đoạn lớp 1, 2, 3 gồm 6 môn học, giai đoạn lớp 4, 5 gồm 9 môn học; đối với lớp 1 là 22 tiết/ tuần, với lớp 2 là 23 tiết/ tuần,...

b. Hướng dẫn phân phối chương trình các môn học ở các lớp. Trong hướng dẫn đã chỉ rõ trình tự các tiết học, tên bài học theo một lôgíc chặt chẽ trong mỗi tuần và trong cả năm học cho từng môn học.

c. Yêu cầu về mục tiêu, nội dung của các môn học trong từng lớp học; yêu cầu về mục tiêu, nội dung bài học trong từng chương, từng phần.

d. Các quy định về chuyên môn như: thời lượng một tiết học, chế độ cho điểm, đánh giá,..

e. Tình hình HS trong lớp, số NTĐ trong lớp.

g. Điều kiện cơ sở vật chất trong phòng học, đồ dùng dạy và học, điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương.

***.Xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép:

Có 3 cách sắp xếp (cách ghép) các môn học như sau:

Các NTĐ khác nhau học các môn học khác nhau. Ví dụ: Trình độ A học môn Toán, trình độ B học Tiếng Việt.

Các NTĐ học các bài học theo các phân môn của một môn học. Ví dụ: trình độ A học phân môn Tập đọc, trình độ B học phân môn Tập làm văn.

Các NTĐ học chung một môn học nhưng các TĐ khác nhau phải đạt tới những mục đích, yêu cầu khác nhau.

Kế hoạch dạy học đã lập phải đảm bảo:

Đầy đủ số tiết học, môn học, bài học và các quy định về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực thi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người GV khi tổ chức các hoạt động học tập trong LG, thể hiện một cách sắp xếp khoa học, hợp lí giữa các môn học, bài học giữa các NTĐ trong LG.

Phù hợp với cơ sở vật chất của lớp học, đồ dùng dạy học, đối tượng HS và điều kiện tự nhiên, xã hội của địa bàn LG đóng.

2. Kế hoạch bài học lớp ghép 1+2 theo chương trình hiện hành:

TUẦN 1

Thứ hai, ngày......tháng.....năm 201....

Tiết 1
NTĐ1 NTĐ2
I. Mục tiêu
II . Đồ dùng dạy - học
Học vần
Ổn định tổ chức
- HS: có đầy đủ các đồ dùng học tập.
- Giáo viên chia tổ, phân lớp trưởng,lớp phó phụ trách học
tập.Học tập nội qui của trường,
lớp,thực hành gấp mở sgk và giữ gìn.
- Toán 1, Tiếng Việt 1
Toán
Ôn tập các số đến 100
- Biết đếm , đọc, các số đến 100
- Nhận biết được các số có một chữ số,các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất , số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
- Bài tâp : 1, 2 ,3 .
- Vở bài tập Toán
III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra
- HS: lớp trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các bạn về đồ dùng học tập.
B. Bài mới
- HS: Thảo luận tìm ra lớp trưởng , lớp phó.
- GV: Hỏi ý kiến hs rồi phân lớp trưởng, lớp phó, chia tổ,đọc nội qui trường, nội qui của lớp. Hướng dẫn hs gấp mở sgk
- HS: Thực hành gấp mở sgk
- GV: gọi một số hs thực hành gấp mở trươc lớp. HD giữ gìn sách vở.
C. Củng cố ,dặn dò
- HS: tự luyện gấp mở sgk
- GV: nhắc lại nội qui trường, lớp. Nx giờ học, đặn dò .
- GV: Kiểm tra vở bài tập Toán của hs.
- GV: Hướng đẫn học sinh làm các bài tập vào vở bài tập
- HS: Làm các bài tập vào vở BT Toán
- GV: Gọi hs lên bảng làm các bài tập, chấm bài làm HS làm ở dưới, chữa bài làm trên bảng..
- HS: Ghi lời giải đúng vào vở
- GV: gọi hs nhắc lại nội dung bài giải 1, 2, 3. Nx giờ học, dặn dò.

............., ngày..........tháng.........năm..........

Người viết              

Tải xuống

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Follow https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên