Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS20 mới nhất

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS20

Tải xuống

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS38

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THCS20: Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học với ứng dụng CNTT trong dạy học

Năm học: ..............

Họ và tên:.................................................................................................................................................................................................

Đơn vị:.......................................................................................................................................................................................................

A. VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

I. Một số vai trò của thiết bị dạy và học

- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS.

- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.

- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học.

- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được.

II. Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học

- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu quả.

- Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.

- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.

- Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng và các phương tiện tương tự.

- Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau.

- Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham gia chủ động vào quá trình học tập.

III. Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học

Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã bổ sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:

- Phù hợp với nội dung chương trình , sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới;

- Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;

- Kích thước, màu sắc phù hợp;

- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;

- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt.

IV. Sử dụng thiết bị dạy và học

Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy và học, những sai sót thường gặp trong sử dụng thiết bị dạy và học, người ta cũng rút ra những kết luận sư phạm sau:

1. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với người học

Phải sử dụng kết hợp nhiều loại thiết bị dạy và học một cách có hệ thống để vừa thực hiện được các đặc trưng của đối tượng nhận thức vừa phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của người học.

2. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với nội dung học tập

Khi lựa chọn các thiết bị dạy và học, phải nghiên cứu kĩ năng đặc điểm nội dung học tập, ưu (nhược) điểm của từng loại phương tiện để thực hiện cho đồng bộ. Muốn vậy, khi thiết kế bài dạy (soạn giáo án), cần phải:

- Đề ra kết quả mong đợi (mục tiêu bài học) cho người học để dễ kiểm soát trực tiếp.

- Thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp với kiến thức đã có, với động lực và mức độ quan tâm của HS bằng cách lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học để liên hệ giữa trình độ của HS với mức độ nội dung mà các em kì vọng phải đạt được.

- Thường xuyên điều chỉnh kế hoạch này trên cơ sở thông tin phản hồi từ phía người học.

- Cần chú trọng tới những nội dung mang tính khái niệm, nguyện lí chung hơn là những nội dung mang tính cụ thể, vụn vặt.

3. Dùng thiết bị dạy và học để tổ chức hoạt động học tập cho HS

Dùng thiết bị dạy và học chủ yếu là để tổ chức các hoạt động học tập của HS chứ không đơn thuần chỉ để trình chiếu thông tin hoặc minh hoạ bài dạy.

Các nghiên cứu về cấu trúc tâm lí của hoạt động đã khẳng định rằng, mỗi hoạt động cụ thể bao giờ cũng có động cơ thúc đẩy hoạt động ấy. Hoạt động gồm các hành động, mỗi hành động đều nhằm tới một mục đích nào đó. Hành động lại bao gồm các động tác, tác (tổ hợp của các cử động riềng rẽ) và nó phụ thuộc vào điều kiện, ph­ương tiện để đạt tới mục đích định tr­ước. Các thành phần của hoạt động trí óc được gọi là thao tác (chẳng hạn phân tích, tổng hợp, so sánh,...); còn các thành phần của hoạt động vật chất, biểu hiện bên ngoài ­thường đ­ược gọi là động tác (ví dụ: cầm, nắm, . . . ).

4. Một số khó khăn chung trong việc sử dụng thiết bị dạy và học.

Máy móc cũ kỹ, thường xuyên hỏng, bàn ghế cũ, rách, phòng học chật hẹp dẫn đến những ngày trời nóng học sinh vô cùng vất vả khi học trong phòng học chức năng.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC THEO MÔN HỌC CẤP THCS

DANH MỤC ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ PHÒNG: Tin học

TT TÊN ĐỒ DÙNG ĐV SL Hiện trạng Ghi chú
1 Máy tính (chọn bộ) Chiếc 21 Thường xuyên hỏng
2 TPLINK Chiếc 5 BT
3 Ổn áp Chiếc 1 BT

C. SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC; KẾT HỢP SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VỚI THIẾT BỊ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI ĐỂ LÀM TĂNG HIỆU QUẢ DẠY HỌC

1. Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó

- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành,có tinh thần hợp tác.

- Đồ dùng trực quan có nhiều loại,đồ dùng trực quan hiện vật,đồ dùng trực quan tạo hình,đồ dùng trực quan quy ước...Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học,đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy.

- Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề.

- Ví dụ trong bài dạy: “Các hệ thức lượng trong tam giác.Giải tam giác”.Đây là bài dạy mà lý thuyết được vận dụng vào thực tế cuộc sống nên khi giới thiệu vào bài giáo viên cho thấy được vai trò của toán trong thực tế cuộc sống nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.Sau phần lý thuyết, học sinh vận dụng các hệ thức lượng trong tam giác vào giải tam giác và giải các bài toán thực tế, đòi hỏi học sinh phải thực hành tính toán.Máy tính bỏ túi là công cụ rất hữu hiệu giúp học sinh tính được nhanh chóng đặc biệt là các số lẽ và thập phân.

- Hay trong bài dạy “Mặt tròn xoay” giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh mặt tròn xoay trong thực tế bằng đồ dùng trực quan như:cốc uống nước, bình hoa,cái nón...Cách tạo ra mặt tròn xoay bằng bộ dụng cụ mặt tròn xoay.

- Trong bài: “Mặt Cầu” giáo viên sử dụng phần mềm cabri hoặc phần mềm GSP để hổ trợ vẽ hình vị trí tương đối của mặt phẳng và mặt cầu,của đường thẳng và mặt cầu thì hình vừa đẹp, trực quan, tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với việc giáo viên vẽ hình trên bảng đen.

- Trong các bài dạy về hình học nói chung và hình không gian nói riêng mà giáo viên biết vận dụng được CNTT để hổ trợ cho giảng dạy thì hiệu quả đạt được sẽ cao.

- Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm,phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.

- Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian,không làm loãng trọng tâm bài dạy.

- Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý, tổ chức dạy học hợp lý nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học.

2. Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học:

- Để có một tiết dạy thành công,người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy.Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì ,sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào,ước lượng thời gian tổ chức dạy học.

- Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học (bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị mượn thiết bị,chuẩn bị thiết bị, thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc tự chuẩn bị đồ dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy.

- Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu (video,hình ảnh,bảng đồ..),cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản,nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy.Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích(1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ),những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước(có thể dùng khung hoặc màu nền),phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài.

- Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành,đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dể quan sát, dể dàng tiếp cận. Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được.

3. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm

a. Đối với giáo viên:

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về việc sử dụng thiết bị dạy – học vào đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Nâng cao hiệu quả cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh.

b. Đối với học sinh:

- Tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức.

- Trong các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy hoc, ứng dụng CNTT học sinh học sôi nổi, hứng thú hơn.

- Đa số học sinh đã vận dụng được lý thuyết vào thực hành, nhớ và khắc sâu được kiến thức.

c. Bài học kinh nghiệm:

- Qua thực hiện, bản thân tôi có 1 số bài học kinh nghiệm như sau:

+ Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.

+ Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Công nghệ mô phỏng nếu không phản ảnh đúng nội dung và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.

+ Đối với các giờ thực hành,thí nghiệm, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học,thực hành. Tránh tình trạng chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung chú ý.

............., ngày..........tháng.........năm..........

Người viết              

Tải xuống

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Follow https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên