Thông tư 22-2015-TT-BKHĐT mới nhất
Thông tư 22-2015-TT-BKHĐT
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Số: 22/2015/TT-BKHĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định chi tiết về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư (trừ các dự án đầu tư ra nước ngoài).
Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, thực hiện các mẫu báo cáo theo thông tư này; những vấn đề khác biệt do đặc thù của việc sử dụng nguồn vốn này, thực hiện theo quy định của pháp luật về sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
Điều 2. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
1. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, cả năm:
Mẫu số 01: Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, cả năm.
2. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, bao gồm:
a) Mẫu số 02: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;
b) Mẫu số 03: Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư quý, 6 tháng, cả năm;
c) Mẫu số 04: Báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án đầu tư;
d) Mẫu số 05: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư;
đ) Mẫu số 06: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành.
3. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, bao gồm:
a) Mẫu số 07: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;
b) Mẫu số 08: Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư quý, 6 tháng, cả năm;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án đầu tư (Thực hiện theo Mẫu số 04: Báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước);
d) Mẫu số 09: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư (Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khai thác vận hành đối với dự án nhóm C);
đ) Mẫu số 10: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành.
4. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, bao gồm:
a) Mẫu số 11: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
b) Mẫu số 12: Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư 6 tháng, cả năm;
c) Mẫu số 13: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
d) Mẫu số 14: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành.
5. Mẫu báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công, bao gồm:
a) Mẫu số 15: Báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công quý, 6 tháng, cả năm của Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
b) Mẫu số 16: Báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công quý, 6 tháng, cả năm của Kho bạc nhà nước Trung ương.
6. Mẫu báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng:
Mẫu số 17: Báo cáo giám sát định kỳ 6 tháng, cả năm của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
7. Đối với các dự án có sử dụng nhiều nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn nhà nước các mẫu biểu và chế độ báo cáo thực hiện theo quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước. Riêng các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thực hiện các mẫu biểu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
8. Trong các mẫu trên đây, những chữ in nghiêng là các nội dung mang tính hướng dẫn và sẽ được người sử dụng cụ thể hóa căn cứ vào tình hình thực tế.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 13/2010/TT-BKHĐT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên, quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, điều chỉnh./.
Nơi nhận: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Kho bạc Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91; - Website của Chính phủ; Công báo; - Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Ban quản lý các Khu kinh tế; - Các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, GS&TĐĐT.(K390). |
BỘ TRƯỞNG Bùi Quang Vinh |
Mẫu số 01. Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, cả năm
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO Số: /BCGSĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc .... ngày tháng năm …… |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ
(6 tháng/năm)
Kính gửi: ………………………………………………….
I. TÌNH HÌNH BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ THEO THẨM QUYỀN:
- Nêu các văn bản hướng dẫn được ban hành trong kỳ báo cáo (số văn bản, ngày tháng ban hành, trích yếu văn bản).
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả và tác động của các văn bản hướng dẫn được ban hành đối với việc quản lý đầu tư.
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUY HOẠCH (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).
1. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Việc quản lý thực hiện các quy hoạch theo quy định.
3. Các vướng mắc chính và kiến nghị các biện pháp giải quyết
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).
- Tổng hợp số liệu về kế hoạch vốn đầu tư trong năm;
- Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong kỳ (giá trị khối lượng thực hiện);
- Kết quả huy động và giải ngân vốn đầu tư trong kỳ;
- Tình hình nợ đọng vốn đầu tư (nếu có);
- Tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư (nếu có).
(Kèm theo phụ biểu 01)
IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ CÔNG (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư.
2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư chương trình.
3. Tình hình thực hiện các chương trình.
a) Việc quản lý thực hiện chương trình: lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết triển khai chương trình; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình;
b) Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án thành phần thuộc chương trình;
c) Tình hình thực hiện chương trình: tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình; giá trị khối lượng thực hiện;
d) Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: việc huy động vốn cho chương trình; giải ngân; nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có);
đ) Năng lực tổ chức thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình và việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của chủ dự án thành phần;
4. Các vướng mắc chính và kiến nghị các biện pháp giải quyết.
(Kèm theo phụ biểu 02)
V. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC (nêu rõ tình hình và kết quả thực hiện, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; các vướng mắc về cơ chế, chính sách và kiến nghị các biện pháp giải quyết).
1. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư.
2. Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư.
3. Tình hình lập, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán.
4. Tình hình thực hiện các dự án:
a) Việc quản lý thực hiện dự án: lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;
b) Tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án;
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Follow https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)