Thông tư 22-2018-TT-BNNPTNT về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản mới nhất

Thông tư 22-2018-TT-BNNPTNT về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản

Tải xuống

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: 22/2018/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THUYỀN VIÊN TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, định biên, tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá; tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam; chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, định biên thuyền viên tàu công vụ thủy sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với chủ tàu, thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, đào tạo, sử dụng thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Định biên thuyền viên là số lượng thuyền viên tối thiểu theo các chức danh được bố trí phù hợp trên tàu để vận hành tàu cá, tàu công vụ thủy sản đảm bảo an toàn.

2. Tiêu chuẩn thuyền viên là các tiêu chuẩn về sức khỏe, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định phù hợp với chức danh, nhiệm vụ theo chức danh trên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

3. Chức danh thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản là định danh thuyền viên theo vị trí việc làm trên tàu, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.

Chương II

CHỨC DANH, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH, ĐỊNH BIÊN, TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN TÀU CÁ; TIÊU CHUẨN THUYỀN VIÊN LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN TÀU CÁ VIỆT NAM

Điều 4. Chức danh thuyền viên tàu cá

Chức danh thuyền viên tàu cá gồm có thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, thợ máy, thủy thủ.

Điều 5. Thuyền trưởng

1. Chức trách:

a) Thuyền trưởng tàu cá là người chỉ huy cao nhất ở trên tàu cá, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng;

b) Thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tàu về quản lý, vận hành tàu, điều hành thuyền viên trên tàu thực hiện nhiệm vụ về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thu mua, chế biến, vận chuyển, chuyển tải thủy sản đúng quy định, đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ:

Thuyền trưởng tàu cá thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 và khoản 3, khoản 4 Điều 75 Luật Thủy sản.

3. Tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn:

a) Đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn thuyền viên quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Thủy sản;

b) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

c) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

d) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.

Điều 6. Thuyền phó

1. Chức trách:

Thuyền phó là người tham mưu, giúp việc cho thuyền trưởng, chịu sự quản lý và điều hành của thuyền trưởng và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, ủy quyền của thuyền trưởng.

2. Nhiệm vụ:

a) Trực tiếp tổ chức quản lý khai thác, dịch vụ hậu cần thủy sản, phụ trách duy tu, bảo dưỡng sửa chữa tàu cá và sinh hoạt của thuyền viên trên tàu. Trường hợp thuyền trưởng vắng mặt hoặc không thể điều hành tàu, thuyền phó thay mặt thuyền trưởng phụ trách các công việc chung của tàu; thừa lệnh thuyền trưởng ban hành các mệnh lệnh liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của thuyền viên;

b) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, kỹ thuật trong quá trình vận hành và hoạt động khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn lao động, an toàn thực phẩm trên tàu cá;

c) Tổ chức, thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc, ngư cụ trên tàu; phụ trách công tác hậu cần, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thuyền viên; đôn đốc việc giữ gìn vệ sinh trên tàu;

d) Trước khi tàu rời bến phải báo cáo cho thuyền trưởng số lượng thuyền viên, tình trạng các trang thiết bị an toàn hàng hải, hệ thống thông tin liên lạc, hải đồ, nhiên liệu, ngư cụ, vật tư, nước ngọt, lương thực, thực phẩm đảm bảo tàu cá hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của thuyền trưởng.

3. Tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn:

a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

c) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.

Điều 7. Máy trưởng

1. Chức trách:

Máy trưởng là người chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của thuyền trưởng; trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về kỹ thuật của toàn bộ hệ thống động lực của tàu; bộ phận máy, điện và điện lạnh của tàu đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ:

a) Tổ chức kiểm tra, khai thác an toàn, hiệu quả đối với tất cả máy móc, trang thiết bị động lực trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm; bảo đảm an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy và các hệ thống, thiết bị do các bộ phận khác quản lý như: máy neo, phần cơ của máy lái, máy cẩu, hệ thống tời;

b) Tổ chức xây dựng, hướng dẫn nội quy, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động, sử dụng thiết bị máy, điện, điện lạnh, phòng chống cháy, nổ trên tàu cá;

c) Tổ chức việc ghi chép nhật ký hoạt động máy tàu, nhật ký dầu; kịp thời khắc phục sự cố hư hỏng của máy, thiết bị và các bộ phận khác như: máy neo, máy lái, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió đảm bảo chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ;

d) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, sử dụng trang thiết bị cho thuyền viên mới xuống tàu;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.

3. Tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn:

a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

c) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.

Điều 8. Thợ máy

1. Chức trách:

Thợ máy là người tham mưu, giúp việc cho máy trưởng, chịu sự quản lý điều hành của máy trưởng và thuyền trưởng.

2. Nhiệm vụ:

a) Phụ trách máy chính, máy phát điện, hệ thống trục chân vịt (bao gồm cả bộ ly hợp, bộ giảm tốc), máy nén khí, hệ thống nén khí, nén gió, buồng máy tiện, trang bị cứu hỏa và chống thủng như: bơm nước cứu hỏa, hệ thống cứu hỏa ở buồng máy, hệ thống dầu nhờn, trang thiết bị phục vụ, hệ thống lái và cơ cấu truyền động;

b) Chịu trách nhiệm đảm bảo khai thác các thiết bị điện, điện lạnh, hệ thống điều hòa không khí của tàu;

c) Khai thác công suất của máy móc, thiết bị đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo các máy móc hoạt động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm hiện hành;

d) Lập và trình máy trưởng dự trù nguyên liệu, nhiên vật liệu theo kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, thay thế vật tư, phụ tùng và các máy móc thiết bị của tàu. Thực hiện việc sửa chữa những hư hỏng đột xuất, theo kế hoạch và bảo dưỡng định kỳ đối với các máy móc, thiết bị;

đ) Trước khi rời bến kiểm tra máy móc trang thiết bị, dầu, mỡ, nước và dự tính trước tình huống xấu có thể xảy ra để đề xuất với máy trưởng những biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời;

e) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật, hạng mục đã được sửa chữa, bảo dưỡng. Quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật và nhật ký máy các loại;

g) Thực hiện nhiệm vụ khác do máy trưởng và thuyền trưởng phân công.

3. Tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn:

a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

c) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.

Điều 9. Thủy thủ

1. Chức trách:

Thủy thủ là người trực tiếp chịu sự quản lý, điều hành của thuyền trưởng và thuyền phó, thực hiện nhiệm vụ vận hành, sử dụng máy móc, trang thiết bị, ngư cụ, dụng cụ trên mặt boong theo phân công.

2. Nhiệm vụ:

Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Thủy sản và một số nhiệm vụ sau:

a) Trước mỗi chuyến biển phải chuẩn bị các trang thiết bị, ngư cụ phục vụ khai thác thủy sản, nguyên nhiên vật liệu vật tư, bảo hộ lao động, thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ;

b) Thực hiện các nhiệm vụ về khai thác, bảo quản ngư cụ, sơ chế và bảo quản sản phẩm khai thác;

c) Sử dụng hiệu quả và bảo quản máy móc trang thiết bị phục vụ khai thác thủy sản, nguyên nhiên vật liệu vật tư, bảo hộ lao động;

d) Chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá;

đ) Thực hiện nhiệm vụ trực ca trên tàu và các nhiệm vụ khác khi được phân công.

3. Tiêu chuẩn thuyền viên:

a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

c) Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên tàu cá

1. Quy định về phân nhóm tàu để định biên

Căn cứ chiều dài lớn nhất của tàu cá, quy định phân nhóm tàu cá như sau:

a) Nhóm IV: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;

b) Nhóm III: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Nhóm II: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

d) Nhóm I: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

2. Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá

a) Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá:

Tải xuống

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Follow https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.


Tài liệu giáo viên