Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam hay nhất mới nhất
Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ Việt Nam hay nhất
TỔNG HỢP NHỮNG CÂU CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM HAY NHẤT
Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam hay nhất về mọi mặt trong cuộc sống, được ông cha ta đúc kết, truyền lại cho các thế hệ sau học tập, noi theo. Để tham khảo chi tiết kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.
Ca dao là gì?
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
1. Các câu ca dao Việt Nam
1. Ai ai cũng có duyên phần,
Bon chen mặc kẻ, tảo tần thây ai.
2. Ai làm cái phận em nghèo,
Kém ăn, kém nói, kém điều khôn ngoan.
Bởi chưng chẳng có bạc vàng,
Cho nên em phải nhường khôn cho người.
3. Ai mà lấy thúng úp voi,
Úp sao cho khỏi lòi vòi, lòi đuôi?
4. Ăn nhanh, đi chậm, hay cười,
Hay mua đồ cũ là người Việt Nam.
5. Ăn rươi chịu bão cho cam
Không ăn chịu bão, thế gian cũng nhiều.
6. Ba đồng một mớ đàn ông,
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha.
Ba trăm một mụ đàn bà,
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.
7. Bần gie, bần ngã, bần quỳ,
Cảm thương thân phận chia li thêm buồn.
8. Buôn bấc rồi lại buôn dầu,
Buôn nhiễu đội đầu, buôn nhẫn lồng tay.
Sầu về một tiết tháng giêng,
May áo cổ kiềng người mặc cho ai.
Sầu về một tiết tháng hai,
Bông chửa ra đài người đã hái hoa.
Sầu về một tiết tháng ba,
Mưa héo ruộng cà nắng cháy ruộng dưa.
Sầu về một tiết tháng tư,
Con mắt lừ đừ cơm chẳng buồn ăn.
Sầu về một tiết tháng năm,
Chưa đặt mình nằm gà gáy sang canh.
9. Buồn rầu, buồn rỉ, buồn nỉ, buồn non,
Buồn vì một nỗi sớm con muộn chồng.
10. Buồn từ trong dạ buồn ra,
Buồn anh ở bạc, buồn cha mẹ nghèo.
11. Buồn về một tiết tháng giêng,
May áo cổ kiềng người mặc cho ai.
Buồn về một tiết tháng hai,
Bông chửa ra đài người đã hái hoa.
Buồn về một tiết tháng ba,
Con mắt la đà trong dạ tương tư.
Buồn về một tiết tháng tư,
Con mắt lừ đừ cơm chả buồn ăn.
Buồn về một tiết tháng năm,
Chưa đặt mình nằm gà gáy chim kêu.
Buồn về tiết tháng sáu này,
Chồng cày vợ cấy chân chim đầy đồng,
Bấy giờ công lại hoàn công.
12. Cái vòng danh lợi cong cong,
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào.
Cá trong lờ đỏ hỏe con mắt,
Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô.
Tung tăng như cá trong lờ,
Trong không ra được, ngoài ngờ là vui.
13. Chết thời cơm nếp thịt gà,
Sống thời xin bát nước cà không cho.
14. Có tiền chán vạn người hầu,
Có bấc có dầu, chán vạn người khêu.
15. Con cò mắc rò mà chết,
Con quạ mua nếp làm chay,
Con cu đánh trống ba ngày,
Chào mào đội mũ làm tầy đọc văn.
Láng giềng chạy đến lăng xăng,
Mua ba thước vải đội khăn cho cò.
16. Con quạ ăn dưa, bắt con cò phơi nắng,
Nghĩ chuyện đời, cò trắng quạ đen.
Con quạ mà biết mình đen,
Nó đâu có dám mon men tới cò.
17. Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá: cá lặn; trông sao: sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai,
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
18. Đời cha đi hái hoa người,
Đời con phải trả nợ đời thay cha.
19. Đói lòng ăn quả khổ qua,
Nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười.
20. Đời xưa kén những con dòng,
Đời nay ấm cật no lòng thì thôi.
21. Đời xưa quả báo còn chầy,
Đời nay quả báo một dây nhãn tiền.
22. Chùa nát nhưng có Bụt vàng,
Tuy rằng miếu đổ thành hoàng còn thiêng.
23. Ai đi cách trở sơn khê
Nhớ tô mỳ Quảng, tình quê mặn nồng.
24. Ai mà quyết chí tu hành,
Có đi Yên Tử mới đành lòng tu.
Chữ rằng phi hữu phi vô,
Có đi Đông độ mới đồ Tây phương.
25. Ai qua Yên Tử - Quỳnh Lâm,
Vĩnh Nghiêm chưa đến, thiền tâm chưa đành.
26. Ai về Bình Định mà nghe,
Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.
27. An Lãng bánh đúc, bánh đa,
Ngân Cầu bánh bỏng, Hương La bánh bèo.
28. An Phú nấu kẹo mạch nha,
Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.
Họ Lại làm giấy sắc vua,
Làng Láng mở hội kéo cờ hùng nghê.
29. Anh Sơn phủ bạc thiếp hòe,
Gió Nam Đàn thổi, Liễu về với xuân.
30. Ấy ngày mồng sáu tháng ba,
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây.
Hò chơi bên gái bên trai,
Xin cùng cô bác đừng ai nghi ngờ.
31. Bà phải có ông chồng phải có vợ,
Giàu thì một lọ khó thì một niêu.
Dù cho cha đánh mẹ treo,
Cũng không bỏ được Chùa Keo ngày rằm.
32. Ba Xã có lưới quăng chài,
Mật Ninh hút thuốc kéo dài cổ ra.
2. Những câu tục ngữ Việt Nam
A Ao có bờ sông có bến
Ă Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
• Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
• Ăn cây nào rào cây nấy
• Ăn cháo đá bát
• Ăn chắc mặc bền
• Ăn cho sạch bạch cho nông
• Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
• Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng
• Ăn cơm trước kẻng
• Ăn đầu sóng, nói đầu gió
• Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
• Ăn không lo của kho cũng hết
• Ăn không ngồi rồi
• Ăn ngay nói thẳng
• Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
• Ăn theo thuở, ở theo thời
• Ăn trông nồi ngồi trông hướng
• Ăn vóc học hay
• Ăn cây nào, rào cây nấy
• Ăn chưa no, lo chưa tới
• Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không nhạc
• Ăn cơm có canh như tu hành có bạn
• Ăn cơm mới, nói chuyện cũ
• Ăn dầm, nằm dề
• Ăn đi giỗ trước, lội nước theo sau
 Ân trả nghĩa đền
Ân đoạn nghĩa tuyệt
B Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
• Bé đi câu, lớn đi hầu, già đi hỏi nợ
• Bé người con nhà bác, lớn xác con nhà người
• Bé người to con mắt
• Bé người đòi chơi trèo
• Bè thì bè lon, sào thì sào sậy
• Bè ai người ấy chống
• Buôn có bạn, bán có phường
• Bụt chùa nhà không thiêng
• Bạn bè con chấy cắn đôi
• Bạn bè là nghĩa tương tri
• Bầu ơi thương lấy bí cùng , tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
• Bán anh em xa, mua láng giềng gần
C Có chí thì nên
• Cà kê dê ngỗng: nói lôi thôi lượt thượt hết chuyện này tới chuyện khác.
• Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư: con cái cãi lời cha mẹ, phần nhiều đều hư, hơn nữa, theo đạo hiếu, đó là tội bất hiếu thứ nhất trong 3 tội bất hiếu.
• Thời nay, nhất là ở nước văn minh, cần xét lại câu này. Nói chung, khi gặp điều không đúng, không vừa ý, con cái không nên cãi, nhưng nên nói lại tử tế, bình tĩnh, kính trọng.
• Cá lớn nuốt cá bé: thói đời, thường mạnh hiếp yếu, cần giáo dục đạo làm người để bớt cái luật cạnh tranh ấy, để đời sống trường tồn, tốt đẹp.
• Cả vú lấp miệng em: ỷ lớn, nhiều lời, không cho đối phương lên tiếng.
• Cách mặt xa lòng: khi xa nhau thì quên mất tình nghĩa đã có.
• Cái áo không làm nên thầy tu: dáng bên ngoài không đủ nhận định giá trị con người.
• Cái gì làm được hôm nay, đừng để đến ngày mai: không nên chần chừ mà hỏng việc.
• Cái gương tày liếp: chuyện xấu to lớn đáng để làm gương cho người đời sau xem đó mà tránh
• Cái khó bó cái khôn: vì nghèo mà dù khôn ngoan, có nhiều sáng kiến hay tài nghề cũng không thi thố được
• Cái miệng hại cái thân: nói nhiều, khoe khoang tài hay sức giỏi, chỉ tổ làm hại thân mình
• Càng cao danh vọng, càng dày gian nan: lắm khi vì danh vọng, địa vị cao mà hại đến thân
• Cao chê ngỏng, thấp chê lùn, béo chê béo trục béo tròn, gầy chê xương sống xương sườn phơi ra: cư xử thế nào cũng không vừa ý người khó tính
• Cao không tới, thấp không thông: kén chọn khó khăn, không vừa, không xứng
• Có công mài sắt có ngày nên kim: cố gắng thì việc khó thế nào cũng phải xong
• Có cứng mới đứng đầu gió: phải tài giỏi mới gánh nổi việc khó
• Có chí làm quan, có gan làm giầu: có quyết tâm gan dạ, gặp nguy hiểm khó khăn không chùn, sẽ làm nên sự nghiệp
• Có đi có lại mới toại lòng nhau: hưởng của người cần đền đáp cho cân
• Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn: làm điều sai quấy phải chịu hậu quả, không nên trốn tránh
• Có hoa hường nào không có gai: gái đẹp nào cũng có mầm mống tai hại cho đàn ông
• Có ít xít ra nhiều: việc xảy ra giản dị tầm thường, nhưng kẻ nói lại thêu dệt cho ra to lớn, có thể sinh hậu quả không hay.
• Có khó mới có khôn: làm xong việc khó, người ta có thêm kinh nghiệm
• Có khó mới có mà ăn, ngồi không ai dễ đem phần tới cho: gặp khó khăn vẫn cố gắng chịu đựng, lướt qua, mới thành sự để hưởng
• Có lửa mới có khói: việc gì cũng có nguyên nhân
• Có mới nới cũ, mới để trong nhà, cũ để ngoài sân: thường tình, phần đông ai cũng yêu chuộng của mới lạ, nên nâng niu chiều chuộng và chán vật cũ đã dùng lâu, nên để dẹp lại hoặc ruồng rẫy
• Có nếp mừng nếp, có tẻ mừng tẻ: an phận với nếp sống của mình, không trèo đèo, không tham vọng. Có con trai cũng mừng, con gái cũng quí
• Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ: khi nuôi con cực khổ mới hiểu công khó và lòng thương con của cha mẹ khi mình còn bé
• Có ơn phải sợ, có nợ phải trả: đã chịu ơn ai phải nể nang họ. Mắc nợ ai, luôn lo ngại không trả được, nên chịu ơn và vay nợ là cực chẳng đã
• Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo: con biết lội, té sông không chết, con ham trèo, rủi sẩy tay, có ngày bỏ mạng.
• Có phúc làm quan, có gan làm giầu: nhà có phúc, có con học giỏi thì được làm quan. Giầu có là nhờ gan dạ, dám mua bán lớn, dám mạo hiểm
• Có sự thì vái tứ phương, không sự đồng hương không mất: có tai nạn thì cầu Trời khấn Phật, lạy lục vái van, bình thường thì không biết đến Trời Phật. Có việc cần kíp thì đến lạy lục nhờ vả, xong việc thì quên luôn, không ngó tới
• Có tài có tật: người tài giỏi thường ỷ mình mà sinh tật kiêu căng tự đắc, ỷ tài mà không nghĩ đến ngày sau
• Có tật có tài: thường có bộ phận mang tật thì các bộ phận khác nảy nở hơn, khéo léo hơn, mạnh mẽ hơn, vd.người mù thì thính tai thính mũi.
• Có tích mới dịch ra tuồng: mọi chuyện đều có nguyên nhân
• Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược cũng không: có nhiều tiền thì mua chi cũng được, dù mua tiên là nhân vật không tưởng.
• Có tiếng mà không có miếng: được người đồn là có tiền, có tài, nhưng kì thực không có
• Có thờ có thiêng, có kiêng có lành: có tin tưởng thờ phượng thì có linh thánh, biết kiêng cữ thì bớt bệnh nạn
• Có thực mới vực được đạo: thân xác có ấm no mới bênh vực được đạo của mình
• Coi người bằng nửa con mắt: khinh người, không coi ai bằng mình
• Coi Trời bằng vung: tự đắc, kiêu ngạo, kể mình là tài giỏi hơn cả
• Con cá sẩy là con cá lớn: sẩy rồi sao biết nó lớn hay nhỏ, nên cứ khoe khoang
• Con có khóc mẹ mới cho bú: người có quyền lợi, có sự đòi hỏi mới thỏa mãn nguyện vọng
• Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo: vì tình ruột thịt con cái không chê cha mẹ, chó đói kiếm ăn nơi khác rồi lại về với chủ
• Con dại cái mang:con làm điều lỗi thì cha mẹ mang trách nhiệm không dạy dỗ răn đe.
• Con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương (kinh nghiệm)
• Con gái mười bảy bẻ gẫy sừng trâu (kinh nghiệm)
• Con hát mẹ khen hay: vì chủ quan, thiên vị sinh ra bất công
• Con nhà lính, tính nhà quan: kẻ thấp hèn mà học thói xa hoa sang trọng, kẻ tay sai mà lên mặt hống hách với dân làng, nên bị khinh
• Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh: con cái không giống cha mẹ chỗ này cũng giống chỗ khác
• Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn: tham lam và do dự, được món này muốn món kia, lấy người này tiếc người nọ
• Còn mẹ ăn cơm với cá, chết mẹ liếm lá đầu đường: có mẹ còn sống con được nuôi dưỡng tử tế
• Còn nước còn tát: còn có thể chạy chữa thì gắng, cùng đường hết sức mới thôi
• Còn người còn của: còn sống còn làm ra của khác, không nên tiếc của mà thiệt thân
• Còn tiền còn duyên nợ, hết tiền hết vợ chồng: lấy nhau vì của chứ không vì tình, nên khi hết của, bỏ nhau
• Cõng rắn cắn gà nhà: rước người ngoài về hiếp đáp người nhà
• Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh: mắc nợ trả từ từ thì hết, cháo nóng quá cứ húp quanh bát mãi cũng xong (húp vội như con nhà giầu sẽ bị bỏng miệng)
• Cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà (ruộng vườn) bán hết tra chân vào cùm: ai cờ bạc tất phải nghèo, và khi phạm tội cướp bóc để có tiền chơi sẽ bị tù tội
• Cờ đến tay ai người ấy phất: dịp may đến với ai để người ấy hưởng
• Cơm chẳng lành canh không ngọt: vợ chồng lục đục xào xáo cãi cọ nhau
• Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê: nín nhịn đang cơn cãi vã, tránh đổ vỡ gia đình
• Của không ngon, nhà nhiều con cũng hết: nhà đông con, đứa này chê, đứa khác xơi
• Của chồng, công vợ: chồng làm ra, vợ gìn giữ, đó là của chung.
• Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân: của do công lao làm ra mới đáng giữ, đáng xài
• Của người bồ tát, của mình lạt buộc: hô hào thiên hạ làm lành làm nghĩa, mà chính mình thì sẻn, một đồng cũng chẳng bỏ ra
• Của rẻ của hôi, của để đầu hồi là của vứt đi: đồ mua rẻ phần nhiều không tốt, vợ chồng lấy nhau dễ quá, thường ở không bền
• Cung chúc tân xuân: nhân năm mới, xin cung kính chúc mừng
• Cha chung không ai khóc: của chung không ai thấy trách nhiệm giữ gìn
• Cha mẹ sinh con, trời sinh tính: cha mẹ chỉ sinh hình hài chứ không sinh tính tình
• Cháy nhà ra mặt chuột: khi vỡ lở chuyện, mới thấy kẻ giả đạo đức
• Chê anh một chai, phải anh hai lọ: bỏ anh chồng say, lấy anh khác lại uống rượu nhiều hơn anh trước
• Chết cả đống còn hơn sống một người: nêu cao tinh thần đoàn kết
• Chết vinh hơn sống nhục: sống bị chê bai, thà chết còn hơn
• Chị ngã em nâng/ Tưởng là chị ngã em nưng, ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười:chị em không biết giúp đỡ nhau
• Chỉ một đường, đi một nẻo: chỉ dạy cho rành rẽ mà làm không đúng
• Chín bỏ làm mười: xí xóa, bỏ qua, dễ dãi
• Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng: ỷ thế địa phương, hiếp đáp người lạ
• Chó đâu có sủa lỗ không, chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày: việc gì cũng có nguyên nhân, có lí do
• Chó gầy hổ mặt người nuôi: người trên để người dưới đói khổ
• Chó ngáp phải ruồi: thành công nhờ may mắn, chớ không vì tài giỏi
• Chó treo mèo đậy: phải cất dịp đi cho người dưới kẻo bị cám dỗ
• Chơi với chó, chó liếm mặt: người trên không đứng đắn, kẻ dưới khinh lờn
• Chuyện bé xé ra to: chuyện nhỏ, bị thêu dệt ra nhiều chi tiết
• Chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng: ngoài cuộc thấy rõ chi tiết chuyện hơn trong cuộc
• Chuột sa chĩnh gạo: may mắn được làm rể nhà giầu, được vào nơi đầy đủ sung sướng
• Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng xóm: người hống hách, phách lối
• Chưa hết rên đã quên thầy: quá bội bạc, phụ ơn người giúp mình
• Chưa khỏi vòng đã cong đuôi: như trên
• Chửi cha không bằng pha tiếng: không nên nhái giọng địa phương
D Dao sắc không gọt được chuôi
• Dân giàu nước mạnh.
• Dục tốc bất đạt
• Dĩ đức báo oán: lấy ơn đức xử với kẻ thù để tiêu diệt mối thù
• Dĩ hòa vi quí: lấy sự hòa thuận nhau làm quí nhất
• Dùi đục chấm nước mắm: ăn nói cộc cằn thô lỗ khó nghe
• Dửng dưng như bánh chưng ngày Tết: nguội lạnh, không muốn để ý tới.
Đ Đất lành chim đậu.
• Đất lở chim bay
• Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
• Đời cha ăn mặn đời con khát nước.
• Đói cho sạch, rách cho thơm.
• Đa sầu đa mang.
• Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.
• Đâm bị thóc, thọc bị gạo.
• Đi thưa về gửi.
• Đi đến nơi về đến chốn.
• Đi một ngày đàng học một sàng khôn
• Đàn gảy tai trâu.
• Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.
• Đèn nhà bên sáng, gà nhà ta thức
• Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.
• Đồng tiền đi liền khúc ruột .
• Đất có lề, quê có thói.
• Đánh trống bỏ giùi: người nông nổi cẩu thả, xong việc vứt bỏ bừa bãi
• Đào vi thượng sách: trong nguy nan, trốn đi là cách hay hơn cả
• Đâm lao phải theo lao: lỡ làm ra việc gì, dù khổ cũng phải theo
• Đầu xuôi đuôi lọt: đầu to mà qua được thì đuôi bé qua dễ dàng. Việc khởi đầu thường khó mà trôi chảy, những việc sau không khó khăn chi.
• Đầu voi đuôi chuột: khởi đầu lớn lao, rốt cuộc tầm thường
• Đi dối cha, về nhà dối chú: kẻ gian xảo, bất hiếu
• Đi guốc trong bụng: tự hào hiểu rành mạch sự toan tính lo nghĩ của người
• Đói ăn vụng, túng làm liều: khi thiếu thốn khiến người ta làm việc phi pháp bất lương.
• Đói đầu gối phải bò: nghèo túng bắt buộc phải xoay xở
• Đổi trắng thay đen: người ngược ngạo
• Đồng bạc đâm toạc tờ giấy: tiền bạc có thễ thay đổi luật pháp
• Đồng tiền liền khúc ruột: tiền bạc quý như thân thể, nên người ta bo bo giữ gìn
• Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào
• Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
• Đục nước béo cò: tình thế lộn xộn là dịp tốt cho kẻ trục lợi
• Đứng mũi chịu sào: giữ vai quan trọng, chịu trách nhiệm cho tất cả
• Đứng núi này trông núi nọ: không an phận, lúc nào cũng phân bì
• Được chim bẻ ná, được cá quên nơm: được việc rồi, quên ơn, bỏ người đã giúp mình nên việc
• Được đàng chân, lân đàng đầu: tham lam
• Đứt dây động rừng: nói một người, người khác nghĩ ngợi
• Được làm vua, thua làm giặc: trong cuộc tranh chấp, kẻ thắng được hơn, người thua chịu kém
• Được lòng ta, xót xa lòng người: phần mình sướng, tội nghiệp phần người
• Được tiếng khen ho hen chẳng còn: được khen, nhưng mình mất quá nhiều công sức
G Gieo gió gặp bão
• Góp gió thành bão
• Gieo nhân nào, gặt quả nấy
• Giấy rách phải giữ lấy lề
• Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
• Giận quá mất khôn
• Giận cá chém thớt
• Gừng càng già càng cay.
• Ghét của nào trời trao của nấy
• Gạn đục, khơi trong.
• Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
• Gan vàng dạ sắt.
• Giỏ nhà ai quai nhà nấy
• Giống rồng lại đẻ ra rồng
• Gà què ăn quẩn cối xay
• Giao trứng cho ác.
• Gừng cay muối mặn.
E Em nghe tiếng hát đâu xa
Còn trẻ hay già mà còn tinh vang.
Ê Êm như ru
Ếch ngồi đáy giếng
H Hai đánh một không chột cũng què
• Hai hổ phân tranh, nhứt hổ tử thương
• Học đi đôi với hành
• Học thầy không tày học bạn
• Học ăn, học nói, học gói, học mở
• Học mười năm biết một ngu si
• Chơi mà không học, mất cả tương lai
• Học tài thi phận
• Hổ chết để da, người ta chết để tiếng
• Hi sinh đời bố, củng cố đời con
• Học một biết mười
K Khôn ăn cái, dại ăn nước.
• Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già.
• Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
• Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
• Không làm sao nên.
• Không có gì là tuyệt đối.
• Kính già, già để tuổi cho.
• Kính lão đắc thọ.
• Kính trên nhường dưới.
• Khi yêu trái ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo.
• Không có lửa làm sao có khói.
• Không có gì tự nhiên có.
• Kẻ cắp gặp bà già.
• Khôn chết, dại chết, giả chết không chết.
• Khôn nhà, dại chợ.
• Khôn ba năm dại một giờ.
• Không thầy đố mày làm nên.
• Khỉ ho cò gáy.
• Kính thầy yêu bạn.
• Kết thù làm bạn.
• Không nên đề bạn làm thù.
• Khỏi vòng cong đuôi.
• Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
• Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.
• Khác máu tanh lòng.
• Khôn từ trong trứng khôn ra.
• Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
• Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
L Lá rụng về cội
• Lá lành đùm lá rách.
• Lên voi xuống chó.
• Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói coi chừng rụng răng.
• Liệu cơm gắp mắm.
• Lùi một bước tiến ngàn dặm.
• Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
• Lù đù vác cái lu mà chạy.
• Lửa thử vàng gian nan thử sức.
• Lựa gió xoay chiều.
• Lành ít dữ nhiều.
• Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
• Liệu việc như thần.
M Muôn người như một ăn cột mà ra
• Một điều nhịn chín điều lành.
• Máu chảy ruột mềm.
• Máu loãng còn hơn nước lã.
• Môi hở, răng lạnh.
• Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
• Một con chim én không làm nên mùa xuân.
• Một câu nhịn, chín câu lành.
• Mất lòng trước, được lòng sau.
• Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
• Mật ngọt chết ruồi.
• Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
• Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời.
• Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
• Muốn ăn thì lăn vào bếp.
• Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
• Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
• Một kho vàng không bằng một nang chữ.
• Một mặt người bằng mười mặt của.
• Ma đưa lối, quỷ dẫn đường.
• Mất bò mới lo làm chuồng.
• Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
• Mềm nắn, rắn buông.
• Mềm quá thì yếu, cứng quá thì gãy.
• Mèo mả gà đồng.
• Mèo nhỏ bắt chuột con.
• Mèo gặp mỡ.
• Mía ngọt đánh cả cụm.
• Một người lo bằng kho người làm.
• Một thằng tính bằng chín thằng làm.
• Một lần ngại tốn, bốn lần chẳng xong.
• Một con sâu làm rầu nồi canh
• Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
• Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
• Mũi dại, lái phải chịu đòn.
• Muốn ăn cá cả phải thả câu dài.
• Mưu sự tại nhân hành sự tại thiên.
• Mẹ hát, con khen hay.
M Mẹ cày con cấy.
• Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
• Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
• Mua danh ba vạn,bán danh ba đồ.
• Mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư hư đất.
• Mèo khen mèo dài đuôi.
N Năm nắng mười mưa
• Năng làm thì nên.
• Nước chảy về nguồn, lá rụng về cội.
• Nước lã không huấy nên hồ.
• Nước chảy đá mòn.
• Nói có sách, mách có chứng.
• Nói lời phải giữ lấy lời.
• Nồi nào úp vung nấy.
• No mất ngon, giận mất khôn.
• No bụng đói con mắt.
• Năng nhặt chặt bị.
• Nó lú có chú nó khôn.
• Nói thì hay, bắt tay thì dở.
• Nước đổ lá khoai.
• Nước chảy, hoa trôi, bèo dạt.
• Nói một đàng, làm một nẻo.
• Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
• Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
• Nước đổ đầu vịt
• Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
• Nói hay hơn hay nói.
• Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.
• Nói trước quên sau.
• Nói lời phải giữ lấy lời, Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
• Nói người phải nghĩ đến ta, sờ vào sau gáy xem xa hay gần.
• Nói người phải nghĩ đến thân, sờ vào sau gáy xem gần hay xa.
• Nam thực như hổ, nữ thực như miêu.
• Nôm na là cha mánh khóe.
• Người sống đống vàng
NH Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
• Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
• Nhất thì, nhì thục
• Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
• Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
• Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò
• Nhân chi sơ tính bổn thiện
• Những người cặp mắt lá răm, đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
• Nhìn bụng ta, suy ra bụng người.
• Nhìn mặt mà bắt hình dong.
• Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
• Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.
• Nhường cơm sẻ áo.
• Nhất cận thị, nhị cận giang
NG Người sống đống vàng.
• Nghèo sinh bệnh, giàu sinh tật.
• Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
• Ngu dốt mà nhiệt tình thành phá hoại.
• Người ta là hoa đất.
• Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
• Ngồi mát ăn bát vàng.
• Ngọt như mía lùi.
• Ngọt mật chết ruồi.
O Oán không giải được oán
• Oan có đầu, nợ có chủ
• Oan oan tương báo , dỉ hận liên miên
• Oán thù nên giải không nên kết
Ô Ông thò chân giò, bà thò nậm rượu
• Ông nói chó,bà nói mèo
Ơ Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
• Ở nhà nghe Đông Hà lúa héo
• Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
• Ở xó chuồng heo,hơn là theo phía vợ
P Phép nước lệ làng.
• Phép vua thua lệ làng.
• Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
• Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí.
Q Quân tử phòng thân; tiểu nhân phòng bị, gậy.
• Quân tử nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy
• Quỷ tha, ma bắt
• Quả báo nhãn tiền
• Quan nhất thời, dân vạn đại
• Quýt làm cam chịu
• Qua cầu rút ván
• Quân tử trả thù mười năm chưa muộn
R Rao ngọc bán đá
• Ráng mỡ gà có nhà thì chống.
• Ráng mỡ gà thì gió , ráng mỡ chó thì mưa.
• Rau nào sâu nấy.
• Ruộng bề bề chẳng bằng nghề trong tay.
• Rừng vàng, biển bạc.
• Rừng không hai cọp, nước không hai vua
• Rừng nào cọp nấy
• Ráng mỡ gà,có nhà thì giữ
S Sinh nghề tử nghiệp
• Sinh lão bệnh tử
• Sinh li tử biệt
• Sông có khúc, người có lúc
• Sóng Trường Giang, sóng sau đập sóng trước
• Sông sâu còn có kẻ dò, đố ai lấy thước mà đo lòng người
• Sai một li đi một dặm
• Sự thật mất lòng
• Sông sâu sóng cả chớ ngã tay chèo
• Sông cạn đá mòn
• Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó.
• Sinh cơ lập nghiệp
T Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
• Tấc đất tấc vàng
• Tai vách mạch rừng.
• Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi
• Tâm cuồng, trí loạn.
• Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
• Té nước theo mưa.
• Tình sâu, nghĩa nặng.
• Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao.
• Tiên học lễ hậu học văn
• Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.
• Tiền vào quan như than vào lò
• Tiền nào của đó
• Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết con hơn đẹp người
• Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
• Tốt danh hơn lành áo.
TH Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
• Tham giàu phụ khó. tham sang phụ phần
• Tham giàu phụ ngải
• Tham phú phụ bần
• Thất bại là mẹ thành công
• Thật thà là cha dại.
• Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm
• Thắng làm vua thua làm giặc
• Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
• Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi
• Thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
• Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li
• Thân sâu hồn bướm
• Thừa nước đục thả câu
• Thả hổ về rừng
• Thua keo này bày keo khác
• Thuyền to sóng cả.
• Thầy bói xem voi
• Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
• Thùng rỗng kêu to.
• Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
• Trăm đường tránh không khỏi số.
• Trăm hay không bằng tay quen.
• Trăm nghe không bằng một thấy.
• Trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
• Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
• Trăm người bán vạn người mua.
• Trâu buộc ghét trâu ăn.
• Trâu cột ghét trâu ăn.
• Trâu già thích gặm cỏ non.
• Tre già măng mọc.
• Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
• Trong cái khó lại ló cái khôn.
• Trống làng nào làng ấy đánh.
U Uống nước nhớ nguồn
Ư Ước gì được nấy
• Ướt như chuột lột
• Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.
V Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
• Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm
• Việc nhà thì ngán, việc làng thì siêng.
• Việc nước trước việc nhà.
• Vụng chèo khéo trống
• Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng
• Văn hay chữ tốt
• Việc người thì sáng, việc mình thì quáng
X Xa sông, cách núi.
• Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ
• Xôi hỏng bỏng không
• Xa thơm gần thối
• Xa thương, gần thường
• Xem bói ra ma, quét nhà ra rác
• Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy lại
• Xa mặt cách lòng
Y Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
• Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
• Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
• Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng
• Yêu nhau vạn sự chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng
• Yêu nhau xa cũng nên gần, ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Follow https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)