Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10
Từ năm học 2022-2023, môn GDCD 10 được đổi tên thành Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 10. Với câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 Bài 1. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 có đáp án Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế
(Cánh diều) Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Lưu trữ: Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (sách cũ)
Câu 1: Triết học ra đời từ
A. thời Cổ đại.
B. thời Trung đại.
C. thời Cận đại.
D. Cuối thời Cổ đại đến đầu thời Trung đại.
Đáp án: A
Câu 2: Quan niệm cho rằng: “Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài …” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào?
A. Duy vật.
B. Duy tâm.
C. Nhị nguyên luận.
D. Tam nguyên luận.
Đáp án: B
Câu 3: Quan niệm cho rằng: “Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được …” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Duy vật.
B. Duy tâm.
C. Nhị nguyên luận.
D. Tam nguyên luận.
Đáp án: A
Câu 4: Yếu tố nào không nằm trong thế giới khách quan?
A. Giới tự nhiên.
B. Giới xã hội.
C. Tư duy của con người.
D. Hoạt động thực tiễn.
Đáp án: D
Câu 5: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình.
B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
C. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng.
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình.
Đáp án: B
Câu 6: Dựa trên cơ sở nào để người ta phân chia thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?
A. Vấn đề cơ bản của triết học.
B. Đối tượng nghiên cứu của triết học.
C. Nội dung cơ bản của triết học.
D. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
Đáp án: D
Câu 7: Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của
A. triết học.
B. Sử học.
C. Toán học.
D. Vật lí.
Đáp án: A
Câu 8: Cách thức để đạt đến mục đích đặt ra được gọi là
A. công cụ.
B. phương pháp.
C. phương hướng.
D. phương tiện.
Đáp án: B
Câu 9: Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển là
A. phương pháp luận lôgic.
B. phương pháp luận biện chứng.
C. phương pháp luận siêu hình.
D. phương pháp thống kê.
Đáp án: C
Câu 10: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, có sự vận động và phát triển không ngừng là
A. thế giới quan duy tâm.
B. thế giới quan duy vật.
C. phương pháp luận biện chứng.
D. phương pháp luận siêu hình.
Đáp án: C
Câu 11: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Không dám đấu tranh với cái lạc hậu, tiêu cực.
B. Phải chấp nhận sự tồn tại trong nhận thức.
C. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị.
D. Biết phân tích để phân biệt đúng sai, tốt xấu.
Đáp án: A
Câu 12: Đâu không phải tư tưởng căn bản của thế giới quan duy tâm?
A. Ý thức là cái phản ánh của vật chất.
B. Nguồn gốc của thế giới là vật chất.
C. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau.
D. Ý thức có tác động trở lại đối với vật chất.
Đáp án: D
Câu 13: Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là
A. phủ nhận sự phát triển của sự vật và hiện tượng.
B. phủ nhận tính vô cùng, vô tận sự phát triển của sự vật hiện tượng.
C. phủ nhận mọi sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
D. cho rằng lực lượng bên ngoài là nguồn gốc của sự phát triển sự vật hiện tượng.
Đáp án: C
Câu 14: Thế giới quan của con người là
A. quan điểm, cách nhìn về thế giớ tự nhiên.
B. quan điểm, cách nhìn về thế giới xung quanh.
C. quan điểm, cách nhìn căn bản về mọi hoạt động của con người trong cuộc sống.
D. quan điểm, niềm tin định hướng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống.
Đáp án: D
Câu 15: Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người, triết học có vai trò là
A. thế giới quan.
B. phương pháp luận.
C. khoa học của mọi khoa học.
D. thế giới quan và phương pháp luận.
Đáp án: D
Câu 16: Hệ thống những các quan điểm lí luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là
A. Sinh học.
B. Toán học.
C. Sử học.
D. triết học.
Đáp án: D
Câu 17: Đối tượng nghiên cứu của triết học là
A. những vấn đề cụ thể.
B. đối tượng khác.
C. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
D. sự vận động và phát trát triển của thế giới khách quan.
Đáp án: D
Câu 18: Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào?
A. Vật lý.
B. Cơ học.
C. Sinh học.
D. Hoá học.
Đáp án: C
Câu 19: Đâu không phải là vấn đề cơ bản của Triết học?
A. Quan hệ giữa biện chứng và siêu hình.
B. Quan hệ giữa vận động và phát triển.
C. Quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
D. Quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Đáp án: A
Câu 20:Câu ca dao nào sau đây thể hiện yếu tố biện chứng?
A. Thầy bói xem voi.
B. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
C. Việc của ai, người ấy làm, chẳng có ai liên quan đến ai cả.
D. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Đáp án: D
Câu 21:Câu nói: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ kết luận anh là người như thế nào” chứa đựng yếu tố nào?
A. duy tâm.
B. tôn giáo.
C. biện chứng.
D. siêu hình.
Đáp án: C
Câu 22: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau:“Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải”.
A. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
B. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được.
C. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn.
D. Tích luỹ dần dần, không được nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
Đáp án: B
Câu 23: Bản chất của mỗi trường phái Triết học là trả lờiCâu hỏi về
A. vật chất, tồn tại.
B. ý thức, tư duy.
C. sự vật, hiện tượng.
D. mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Đáp án: D
Câu 24: Câu tục ngữ nào sau đây chứa yếu tố biện chứng?
A. Rút dây động rừng.
B. Qua cầu rút ván.
C. Sông có khúc, người có lúc.
D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Đáp án: A
Câu 25: Em hiểu Triết học Mác- Lênin như thế nào?
A. Được xem xét với tư cách là một khoa học tự nhiên.
B. Là thành tựu vĩ đại của tư tưởng khoa học thực nghiệm.
C. Là đỉnh cao của quá trình phát triển triết học.
D. Là thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
Đáp án: C
Câu 26: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là
A. thế giới quan
B. lối sống của con người..
C. cách sống của con người
D. quan niệm sống của con người.
Đáp án: A
Câu 27: Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Phương pháp luận.
B. Thế giới quan.
C. Thế giới quan duy tâm.
D. Phương pháp luận siêu hình.
Đáp án: A
Câu 28: Hêghen, nhà triết học người Đức khi bàn về thế giới quan đã cho rằng, khởi nguyên của thế giới là một ý niệm tuyệt đối”. Theo em,Câu nói trên thể hiện thế giới quan
A. duy tâm.
B. duy vật.
C. khoa học.
D. nhị nguyên.
Đáp án: A
Câu 29: Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào vấn đề nào dưới đây ?
A.Thế giới vật chất do ai sáng tạo ra.
B. Vấn đề coi trọng yếu tố vật chất hay yếu tố tinh thần.
C. Vấn đề con người có thể nhận thức được thế giới hay không.
D. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
Đáp án: D
Câu 30: Quan điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của thế giới quan duy tâm?
A. Chữa bệnh bằng bùa phép.
B. Mời thầy cúng về đuối ma.
C. Tin một cách mù quáng vào bói toán.
D. Chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đáp án: D
Câu 31: Câu tục ngữ nào dưới đây không hàm chứa yếu tố biện chứng?
A. Tre già măng mọc.
B. Qua cầu rút ván.
C. Rút dây động đến rừng.
D. Nước chảy đá mòn.
Đáp án: B
Câu 32: Câu nói nào dưới đây thể hiện yếu tố siêu hình?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Có thực mới vực được đạo.
C. Nhìn mặt mà bắt hình dong.
D. Có bột mới gột nên hồ.
Đáp án: C
Câu 33: Quan niệm: “Tồn tại là cái được cảm giác của G.Béc-co-li thể hiện
A. thế giới quan duy tâm.
B. thế giới quan duy vật.
C. thế giới quan khoa học.
D. thế giới quan tôn giáo.
Đáp án: A
Câu 34: Câu nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” của nhà triết học nào dưới đây?
A. Đêmôcrít.
B. Hê-ra-clít.
C. T.Hốp-xơ.
D. G.Béc-cơ-li.
Đáp án: B
Câu 35: Câu nói: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của nhà triết học nào dưới đây?.
A. Hê-ra-clít.
B. Đêmôcrít.
C. T.Hốp-xơ.
D. Khổng Tử.
Đáp án: D
Câu 36: Nhà triết học Đê-mô-crít cho rằng: “Nguyên tử (hạt vật chất không thể phân chia được) và chân không là hai nhân tố tạo nên mọi vật” thể hiện thế giới quan nào dưới đây?
A. Duy tâm.
B. Duy vật.
C. Khoa học.
D. Nhị nguyên.
Đáp án: B
Câu 37: Nhà triết học Ta-lét cho rằng: “Nước là bản nguyên của mọi cái đang tồn tại” thể hiện thế giới quan nào dưới đây ?
A. Duy tâm.
B. Khoa học.
C. Duy vật.
D. Nhị nguyên.
Đáp án: C
Câu 38: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” thuộc phương pháp luận nào dưới đây?.
A. Siêu hình.
B. Dạy học.
C. Biện chứng.
D. Nghiên cứu khoa học.
Đáp án: A
Câu 39: Câu nói: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” thể hiện
A. thế giới quan.
B. thế giới quan duy vật.
C. thế giới quan duy tâm.
D. thế giới quan triết học.
Đáp án: C
Câu 40: Câu nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” thể hiện
A. quan điểm duy vật.
B. quan điểm biện chứng.
C. quan điểm duy tâm.
D. quan điểm siêu hình.
Đáp án: B
Câu 41: T. Hốp-xơ nhà triết học người Anh cho rằng: “Cơ thể con người giống như một cỗ máy thể hiện
A. quan điểm duy vật.
B. quan điểm biện chứng.
C. quan điểm khoa học.
D. quan điểm siêu hình.
Đáp án: D
Câu 42: Câu nói: “Có bột mới mới gột nên hồ” thể hiện nội dung nào dưới của bạn đây của Triết học?
A. Vật chất quyết định ý thức.
B. Ý thức có trước vật chất.
C. Ý thức quyết định vật chất.
D. Quan điểm duy tâm.
Đáp án: A
Câu 43: Câu nói “ Không có Triết học thì không thể tiến lên phía trước” của nhà triết học nào dưới đây?
A. Hê-ra-clít.
B. Đêmôcrít.
C. THộp-xơ.
D. C. Mách
Đáp án: D
Câu 44: Hành động nào dưới đây thể hiện thế giới quan duy tâm?
A. Dâng sao giải hạn.
B. Đến bệnh viện khám chữa bệnh.
C. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
D. Tập thể dục để rèn luyện sức khỏe.
Đáp án: D
Câu 45: Nội dung nào dưới đây thể hiện yếu tố siêu hình?
A. Nước chảy đá mòn.
B. Tre già măng mọc.
C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
D. Học sinh A ở lớp 9 học yêu thì lớp 10 cũng sẽ yếu.
Đáp án: D
Câu 46: Câu nói: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ kết luận anh là người như thế nào” chứa đựng yếu tố:
A. duy vật.
B. tôn giáo.
C. biện chứng.
D. siêu hình.
Đáp án: D
Câu 47: A hỏi B: “Hằng năm, đến ngày giỗ của bà ngoại, gia đình mình thường làm mâm cơm để thắp hương bà. Mình không biết như thế có phải là duy tâm phản khoa học không?”. Nếu là B, em sẽ trả lời A như thế nào?
A. Là hành động mê tín dị đoan.
B. Là hành động mang tính siêu hình.
C. Là hành động duy tâm phản khoa học vì nó có yếu tố tâm linh.
D. Không phải duy tâm phản khoa học mà là phong tục tốt đẹp của người Việt Nam.
Đáp án: D
Câu 48: A đang khỏe mạnh bỗng dưng bị ốm cả tuần không ngồi dậy được. Ba mẹ A rất lo lắng. Mấy người hàng xóm đến chơi và khuyến ba mẹ A phải đem A đi khám để điều trị, có người thì cho rằng phải mời thầy cúng, có người thì khuyến kết hợp vừa cúng, vừa đi viện mới khỏi. Nếu là bạn của A, em sẽ khuyên ba mẹ A như thế nào?
A. Đi xem thấy bói.
B. Mời thầy cúng về đuổi ma.
C. Đi dâng sao giải hạn.
D. Đến bệnh viện khám và điều trị.
Đáp án: D
Câu 49: Sau khi học bài 1 môn Giáo dục công dân 10, bạn Q nói với bạn V rằng: “Triết học là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người”. Theo em, lời nói của bạn Q đề cập đến nội dung nào của Triết học?
A. Khái niệm.
B. Nội dung.
C. Vai trò.
D. Ý nghĩa.
Đáp án: C
Câu 50: Câu nói: “Tôi là tôi nhưng tôi lại không phải là tội”. Theo em, ý kiến nào là đúng đối với luận điểm trên?
A. Đây là luận điểm sai lầm.
B. Luận điểm trên là đúng, vì người này không nhìn được chính mình.
C. Đây là luận điểm được phát biểu dựa trên cách nhìn biện chứng về tác giả.
D. Luận điểm trên là đúng vì mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
Đáp án: D
Câu 51: Bố bạn A không cho con chơi với bạn B vì cho rằng bộ bạn B bị nhiễm HIV/AIDS thì sau này bạn B cũng bị nhiễm HIV/AIDS, nêu A chơi với bạn B, B sẽ bị lôi kéo và nhiễm HIV/AIDS. Theo em, quan niệm của bố bạn A thể hiện cách xem xét sự vật theo
A. thế giới quan duy vật.
B. thế giới quan duy tâm.
C. phương pháp luận biện chứng.
D. phương pháp luận siêu hình.
Đáp án: D
Câu 52: Trong giờ trả bài kiểm tra môn Toán, điểm của cả lớp dưới trung bình, chỉ có bạn B được 6 điểm. Cô giáo tuyên dương và khen ngợi ý thức học tập của bạn B và đề nghị cả lớp phải học tập noi theo. Bạn D lẩm nhẩm: hôm cả lớp được 10 điểm, bạn C được 6 thì cô nhắc nhở việc học còn lơ là, chểnh mảng, thằng B được 6 điểm có giỏi gì mà phải học tập, cô thiên vị. Theo em, bạn D đã xem xét sự việc bằng
A. thế giới quan duy vật.
B. thế giới quan duy tâm.
C. phương pháp luận siêu hình.
D. phương pháp luận biện
Đáp án: C
Câu 53: Đã gần đến kì thi vào đại học mà M và K vẫn mải mê đi chơi không chịu học bài. Thấy vậy, N khuyến M và K hãy tập trung vào việc ôn thi, nhưng M và K không để ý đến lời khuyên của N. M cho rằng việc thi cử là do vận may quyết định, không nhất thiết phải học giỏi mới thi đậu đại học. K cho rằng cứ đi khấn lễ thường xuyên là sẽ gặp may mắn trong thi cử. Em có suy nghĩ như thế nào về quan điểm của bạn M và K?
A. Quan điểm duy tâm.
B. Quan điểm biện chứng.
C. Quan điểm duy vật.
D. Quan điểm khoa học.
Đáp án: A
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (phần 2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Bài 4: Nguồn gốc vận động phát triên của sự vật và hiện tượng (phần 1)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều