Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 20 (có đáp án): Chiến sự lan rộng ra cả nước (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 20 (có đáp án): Chiến sự lan rộng ra cả nước (phần 2)
Câu 23. Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Hácmăng D. Hiệp ước Patơnốt
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 123 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 24. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Hácmăng
B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Patơnốt
D. Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 123 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 25. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai
B. Sau khi kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 123 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 26. Đội tàu chiến của Đại úy hải quân Gác-ni-ê ra tới Hà Nội vào thời gian nào?
A. Năm 1858.
B. Năm 1862.
C. Năm 1873.
D. Năm 1883.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 117 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 27. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì thông qua
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
C. Hiệp ước Hácmăng (1883).
D. Hiệp ước Patơnốt (1884).
Đáp án: B
Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 28. Sáng 19-11-1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương yêu cầu
A. nộp ngay thành Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì cho chúng.
B. phải giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp được đóng quân trong nội thành.
C. giải tán lực lượng vũ trang và giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.
D. cung cấp lương thực cho quân đội Pháp ở Hà Nội.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 117 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 29. Tại trận Cầu Giấy (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là
A. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp.
B. tướng Gác-ni-ê bị chết tại trận.
C. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.
D. quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 118 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 30. Theo Hiệp ước Giáp Tuất, triều đình Huế tiếp tục nhân nhượng cho Pháp quyền lợi gì?
A. Triều đình Huế đã nhượng hẳn sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp.
B. Triều đình nhượng ba tỉnh miền Tây Nam Kì cho Pháp.
C. Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp.
D. Pháp được sử dụng Bắc Kì phục vụ cho mục đích chiến tranh.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 31. Ngày 31-8-1874, Pháp yêu cầu triều đình Huế kí thêm hiệp ước trên lĩnh vực thương mại tiếp tục nhân nhượng cho Pháp quyền lợi gì nữa?
A. Bảo đảm đặc quyền, đặc lợi của người Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
B. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tàu buôn Pháp vào Việt Nam.
C. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân Pháp được tự do buôn bán ở Việt Nam.
D. Tạo điều kiện cho thương nhân Pháp mở các cảng ở Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 32. Pháp đưa quân đánh ra Hà Nội lần thứ hai với duyên cớ
A. nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
B. triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.
C. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.
D. triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 33. Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp đã
A. càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
B. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng,
C. tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.
D. tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 (phần III) Trang 122 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 34. Sau bản Hiệp ước Hácmăng ngày 25-8-1883, triều đình Huế đã tỏ thái độ như thế nào đối với Pháp?
A. Ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân.
B. Ra lệnh cho nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp,
C. Ra lệnh cho quân Pháp rút khỏi Kinh thành Huế.
D. Tiếp tục xoa dịu tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 (phần III) Trang 122 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 35. Bản Hiệp ước 6-6-1884 (Hiệp ước Patơnốt) gồm 19 khoản, căn bản dựa trên
A. Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1882).
B. Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874).
C. Hiệp ước Hácmăng (25-8-1883).
D. Hiệp ước Vécxai (1787).
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 123 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 36. Cho các sự kiện:
1. Quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
2. đội tàu chiến của Đại úy hải quân Gác-ni-ê (F.Gamier) ra tới Hà Nội.
3. Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương lúc đó đang là Tổng đốc Hà Nội.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian
A. 2, 1, 3. B. 2, 3, 1.
C. 3, 1, 2. D. 3, 2, 1.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 117 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 37. Ngày 31-8-1874, Pháp yêu cầu triều đình Huế kí thêm một bản hiệp ước về thương mại bảo đảm đặc quyền, đặc lợi của người Pháp ở
A. trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
B. trên toàn Đông Dương.
C. ở miền Bắc Việt Nam.
D. ở miền Nam Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 38. Việc triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Patơnốt (1884), chứng tỏ triều đình Nhà Nguyễn đã
A. bán nước Việt Nam cho Pháp.
B. hoàn toàn đầu hoàng thực dân Pháp.
C. rước voi về giày mả tổ.
D. phản bội quyền lợi dân tộc.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 122 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 39. Hiệp ước Hácmăng (25-8-1883) và Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) mà triều đình Huế đã kí với Pháp đều thể hiện
A. sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
B. sự bán nước của triều đình Huế.
C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hoà đến Đèo Ngang.
D. sự nhu nhược của triều đình giữa lúc đất nước bị ngoại xâm.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 122 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 40. Ngày 20-11-1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hoá.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 117 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 41. Cuộc nổi dậy chống Pháp sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) của nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển.
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Nguyễn Văn Trường và Tôn Thất Thuyết.
D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 42. Nhân lúc triều đình Huế bận rộn vì vua Tự Đức qua đời (1883), Pháp đem quân đánh thẳng vào đâu?
A. Cửa biển Hải Phòng.
B. Thành Hà Nội.
C. Cửa biển Thuận An.
D. Kinh thành Huế.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 122 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) (phần 1)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều