Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22 năm 2024 (có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22 năm 2024 (có đáp án)

Để giúp học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Lịch Sử 11 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn bộ Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22 năm 2024 (có đáp án) gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Quảng cáo

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1918)

A. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ

Câu 1: Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương? 

A.   Rivie        

B.    Gácniê 

C.    Pôn Đume        

D.   Bôlaéc

Đáp án:

Năm 1897, thực dân Pháp cử Pôn Đume sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào được từng bước du nhập vào Việt Nam? 

A.   Phương thức sản xuất phong kiến 

B.    Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp 

C.    Phương thức sản xuất thực dân 

D.   Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Đáp án:

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Câu 3: Thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để tăng lợi nhuận? 

A.   Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa 

B.    Phương thức bóc lột phong kiến 

C.    Phương thức bóc lột thực dân 

D.   Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa

Đáp án:

Để tăng cường nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào? 

A.   1895 - 1918 

B.    1896 - 1914 

C.    1897 - 1914 

D.   1898 – 1918

Đáp án:

Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định về quân sự, từ năm 1897 đến 1914 thực dân Pháp đã bắt tay vào khai thác Việt Nam với quy mô lớn- chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương? 

A.   Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự 

B.    Bóc lột để làm giàu cho chính quốc 

C.    Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp 

D.   Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án:

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Câu 6: Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? 

A.   Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp. 

B.    Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân. 

C.    Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

D.   Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Đáp án:

Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là 

A.   Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển 

B.    Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp 

C.    Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh 

D.   Hệ thống đường giao thông được mở rộng

Đáp án:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập không hoàn toàn làm cho kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên sự chuyển biến này chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng. Nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, phát triển thiếu cân đối và bị lệ thuộc vào tư bản Pháp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất? 

A.   Kinh tế tư bản chủ nghĩa 

B.    Kinh tế phong kiến 

C.    Kinh tế nông nghiệp thuần túy 

D.   Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Đáp án:

Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã du nhập không hoàn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tiếp tục duy trì phương thức sản xuất phong kiến, hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng) làm cho tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi từ nền kinh tế phong kiến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân.

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Câu 9: Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? 

A.   Tư bản nhà nước 

B.    Tư bản tư nhân 

C.    Tư bản ngân hàng 

D.   Tư bản công nghiệp

Đáp án:

Trong cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế tư bản nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất. Vì thời kì này cơ sở hạ tầng ở Đông Dương lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư một số vốn lớn, thời gian quay vòng vốn chậm. Hơn nữa tình hình chính trị ở Đông Dương còn bất ổn ⇒ Tư bản tư nhân còn e ngại và nhà nước phải đi tiên phong mở đường đầu tư.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A.   Cầu Chương Dương 

B.    Cầu Long Biên

C.    Cầu Tràng Tiền

D.   Cầu Hàm Rồng

Đáp án:

Cầu Đu-me là tên gọi khác của cầu Long Biên được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng và cũng là cây cầu lớn nhất Đông Dương, được người Pháp ca ngợi gọi là cây cầu nối liền hai thế kỷ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

A.   Giai cấp công nhân và tư sản.

B.    Giai cấp tư sản.

C.    Giai cấp tiểu tư sản.

D.   Giai cấp công nhân.

Đáp án:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, bên cạnh hai giai cấp cũ ở địa chủ và nông dân, còn xuất hiện thêm lực lượng xã hội mới gồm:

- Giai cấp mới: công nhân.

- Tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam

A.   Phát triển nhanh, cân đối.

B.    Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.

C.    Không phụ thuộc vào chính quốc.

D.   Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.

Đáp án:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào chính quốc.

Đáp án cần chọn là: D

B. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI

Câu 1: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A.   Học sinh, sinh viên.

B.    Tiểu thương, địa chủ.

C.    Nhà báo, nhà giáo.

D.   Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Đáp án:

Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ 

A.   một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

B.    một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh. 

C.    một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh. 

D.   từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Đáp án:

Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở tên giàu có. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?

A.   giai cấp tư sản dân tộc 

B.    đại địa chủ phong kiến 

C.    giai cấp nông dân 

D.   giai cấp công nhân

Đáp án:

Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành 2 bộ phận là đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ với thái độ chính trị khác nhau. Trong đó, thực dân Pháp lấy lực lượng đại địa chủ để làm chỗ dựa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là 

A.   Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản 

B.    Địa chủ phong kiến và tư sản 

C.    Địa chủ phong kiến và nông dân 

D.   Công nhân và nông dân

Đáp án:

- Trước khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.

- Trong khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm:

+ Giai cấp mới: công nhân.

+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ giai cấp 

A.   Nông dân 

B.    Thợ thủ công 

C.    Nô tì        

D.   Binh lính

Đáp án:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, một bộ phận nông dân bị phá sản vì đế quốc, địa chủ phong kiến cướp mất ruộng đất, phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm và trở thành công nhân.

⇒ Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của công nhân là từ giai cấp nông dân.

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Sự gắn bó giữa giai cấp công nhân và nông dân là nhân tố quan trọng hình thành liên minh công – nông ở giai đoạn 1930 – 1931 sau này. Đó cũng là đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân.

Câu 6: Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát? 

A.   Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết 

B.    Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế 

C.    Vì họ chưa quan tâm đòi các quyền tự do dân chủ 

D.   Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp

Đáp án:

Khi mới ra đời mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu là vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc). Họ chưa có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình.

⇒ Phong trào công nhân vẫn mang tính tự phát.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

A.   Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh 

B.    Không quan tâm phát triển nông nghiệp 

C.    Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất. 

D.   Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Đáp án:

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nạn bắt lính đưa sáng chiến trường châu Âu làm cho sức sản xuất ở nông thôn ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là tình trạng chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng lên, hạn hán, thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam? 

A.   Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt 

B.    Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển 

C.    Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại 

D.   Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Đáp án:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai caapsm tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)  của thực dân Pháp đã:

A.   Giúp các sĩ phu phong kiến Việt Nam chuyển hẳn sang lập trường tư sản.

B.    Thúc đẩy phong trào công nhân từng bước chuyển từ tự phát sang tự giác.

C.    Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

D.   Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Đáp án:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đã làm nảy sinh lực lượng xã hội mới. Sự biến này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX – con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào? 

A.   Công nghiệp khai mỏ 

B.    Nông nghiệp 

C.    Giao thông vận tải 

D.   Công nghiệp chế biến

Đáp án:

Nông nghiệp là ngành kinh tế đầu tiên mà thực dân Pháp hướng đến trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Với nghị định 10/1889 và 1896 cho phép tư bản Pháp có quyền xin cấp một lần 500 ha đã dẫn tới sự mở rộng của đại sở hữu ruộng đất dưới hình thức đồn điền. Từ đó dẫn đến sự ra đời sớm của bộ phận công nhân nông nghiệp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”? 

A.   Bạch Thái Bưởi 

B.    Nguyễn Hữu Hào 

C.    Lê Phát Đạt 

D.   Trần Hữu Định

Đáp án:

Bạch Thái Bưởi là người được mệnh danh là “ông vua đường thủy” ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những trước đó, Bạch Thái Bưởi quyết tâm đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…

Đáp án cần chọn là: A

Bài giảng: Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp - Cô Nguyễn Thúy Hảo (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 chọn lọc, có đáp án khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên