Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 18 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo
Với bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 18 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 18. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 18 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Lưu trữ: Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực (sách cũ)
Bài 1: Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.4). Một lực F1 = 10 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thức hai F2 tác dụng lên điểm C của thước theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực F2 có hướng và độ lớn
A. bằng 0.
B. cùng hướng với F1→ và có độ lớn F2 = 12 N.
C. cùng hướng với F1→ và có độ lớn F2 = 10 N.
D. ngược hướng với F1→ và có độ lớn F2 = 16 N.
Chọn D.
Thước không chuyển động chứng tỏ đang cân bằng. Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay qua O ta được:
F1.OA = F2.OC ⟺ F2 = 10.80/50 = 16 N.
Đồng thời F2→ ngược hướng F1→
Bài 2: Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.5). Một lực F1 = 4 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn
A. cùng hướng với F1→ và có độ lớn R = 20 N.
B. cùng hướng với F1→ và có độ lớn R = 12 N.
C. ngược hướng với F1→ và có độ lớn R = 16 N.
D. ngược hướng với F1→ và có độ lớn R = 20 N.
Chọn D.
Thước không chuyển động chứng tỏ đang cân bằng. Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay qua O ta được:
F1.OA = F2.OB ⟺ F2 = 4.80/20 = 16 N.
Đồng thời F2→ cùng hướng F1→ .
Suy ra lực trục quay tác dụng lên thước R→ = - (F1→+F→_2) có độ lớn bằng R = 20 N, hướng ngược với F1→.
Bài 3: Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.6). Một lực F1 = 5 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên điểm C của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn
A. cùng hướng với F1→ và có độ lớn R = 13 N.
B. cùng hướng với F1→ và có độ lớn R = 8 N.
C. ngược hướng với F1→ và có độ lớn R = 3 N.
D. ngược hướng với F1→ và có độ lớn R = 5 N.
Chọn C.
Thước không chuyển động chứng tỏ đang cân bằng. Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay qua O ta được:
F1.OA = F2.OC ⟺ F2 = 5.80/50 = 8 N.
Đồng thời F2→ ngược hướng F1→.
Suy ra lực trục quay tác dụng lên thước R→ = - (F1→+F→_2) có độ lớn bằng:
R = F2 – F1 = 8 – 5 = 3 N, hướng ngược với F1→.
Bài 4: Một khung ABC có dạng một tam giác đều, có cạnh bằng ℓ, nằm trong mặt phẳng nằm ngang. Tác dụng một lực có độ lớn F nằm trong mặt phẳng nằm ngang và song song với cạnh BC, vào điểm A của khung. Momen của lực F đối với trục quay đi qua C và vuông góc với mặt phẳng khung là
Chọn D.
Cánh tay đòn của lực F→ là CH. Do đó momen của lực F→ đối với trục quay đi qua C và vuông góc với mặt phẳng khung là:
MF/C = F.CH = Fℓ√3/2.
Bài 5: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với
A. trọng tâm của vật rắn.
B. trọng tâm hình học của vật rắn.
C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực
D. điểm đặt của lực tác dụng.
Chọn C.
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.
Bài 6: Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 4,38 N
B. 5,24 N
C. 6,67 N
D. 9,34 N
Chọn C.
Thanh cân bằng nằm ngang khi:
MP’(O ) = MP(O) ↔ P’.OA = P. GO
Ở đây: OA = 30cm, OG = AB/2 – AO = 20cm
↔ P’ = P. GO/OA = 10. 20/30 = 6,67 N
Bài 7: Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra, người ta đặt một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Lấy g = 10 m/s2. Tính khối lượng của thanh.
A. 20 N
B. 40 N
C. 80 N
D. 120 N
Chọn B.
Trục quay tại O.
Theo điều kiện cân bằng thì MP/(O) = MF/(O)
→ P = F = 40 N.
Bài 8: Một thanh chắn đường AB dài 9 m, nặng 30 kg, trọng tâm G cách đầu B một khoảng BG = 6 m. Trục quay O cách đầu A một khoảng AO = 2 m, đầu A được treo một vật nặng. Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F = 100 N để giử cho thanh cân bằng ở vị trí nằm ngang. Tính khối lượng của vật nặng mà người ta đã treo vào đầu
A. Lấy g = 10 m/s2.
A. 30 kg
B. 40 kg
C. 50 kg
D. 60 kg
Chọn C.
Xét trục quay tai O.
Điều kiện cân bằng:
→ PA.AO = P.OG + F.OB
→ mA.2.10 = 30.10.1 + 100.7
→ mA = 50 kg.
Bài 9: Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc 60°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó.
A. 300 N
B. 51,96 N
C. 240 N
D. 30 N
Chọn D.
Điều kiện cân bằng: MF/(O) = MP/(O)
→ P.d = F.OA ↔ mg.OG.cos60° = F.OA
→ 30.10.30.0,5 = F.150
→ F = 30 N.
Bài 10: Một thanh gỗ dài 1,5 m nặng 12 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây và gắn vào trần nhà sao cho phương của sợi dây thẳng đứng và giữ cho tấm gỗ nằm nghiêng hợp với trần nhà nằm ngang một góc 30°. Biết trọng tâm của thanh gổ cách đầu gắn bản lề 50 cm. Tính lực căng của sợi dây. Lấy g = 10 m/s2 .
A. 120 N
B. 80 N
C. 40 N
D. 20 N
Chọn C.
Ta xét trục quay tại O.
Ta có điều kiện cân bằng: MT/(O) = MP/(O)
→ T.d’ = P.d
→ T.OA.cos30° = P.OG.cos30°
→ T.1,5 = 12.10.0,5
→ T = 40 N.
Bài 11: Một thanh đồng chất có trọng lượng P được gắn vào tường nhờ một bản lề và được giữ nằm ngang bằng một dây treo thẳng đứng (Hình 18.1). Xét momen lực đối với bản lề. Hãy chọn câu đúng.
A. Momen của lực căng > momen của trọng lực
B. Momen của lực căng < momen của trọng lực
C. Momen của lực căng = momen của trọng lực
D. Lực căng của dây = trọng lượng của thanh.
Chọn C.
Thanh chịu tác dụng của 3 lực: Trọng lực P dặt tại chính giữa thanh, lực căng T của sợi dây và phản lực toàn phần Q tại bản lề.
Thanh có thể quay quanh bản lề. Do vậy khi xét momen lực đối với bản lề thì MQ/O = 0.
Khi thanh cân bằng thì momen của lực căng = momen của trọng lực.
Bài 12: Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng
A. 100 N.
B. 25 N.
C. 10 N.
D. 20 N.
Chọn D.
Áp dụng quy tắc momen lực:
Bài 13: Một thanh AB có trọng lượng 150 N, có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BG = 2AG. Thanh AB được treo lên trần bằng dây nhẹ, không dãn ( Hình 18.2). Cho góc α=30, lực căng dây T có giá trị là
A. 75 N.
B. 100 N.
C. 150 N.
D. 50 N.
Chọn D.
Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay tại A, ta được:
P.AG.cosα = T.AB.cosα => T = P/3 = 50 N
Bài 14: Một cái xà nằm ngang chiều dài 10 m trọng lượng 200 N. Một đầu xà gắn vào tường, đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với phương nằm ngang góc 60o. Lực căng của sợi dây là
A. 200 N.
B. 100 N.
C. 116 N.
D. 173 N.
Chọn C.
Áp dụng quy tắc momen lực ta được:
Bài 15: Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.3). Một lực F1 = 4 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực F2 có hướng và độ lớn
A. bằng 0.
B. cùng hướng với F1→ và có độ lớn F2 = 1,6 N.
C. cùng hướng với F1→ và có độ lớn F2 = 16 N.
D. ngược hướng với F1→ và có độ lớn F2 = 16 N.
Chọn C.
Thước không chuyển động chứng tỏ đang cân bằng. Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay qua O ta được:
F1.OA = F2.OB ⟺ F2 = 4.80/20 = 16 N.
Đồng thời F2→ cùng hướng F1→
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực cực hay có đáp án (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều cực hay có đáp án
- Trắc nghiệm Bài 20: Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế cực hay có đáp án
- Trắc nghiệm Bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn - Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định cực hay có đáp án
- Trắc nghiệm Bài 22: Ngẫu lực cực hay có đáp án
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều