Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu quy trình phòng trừ sâu bệnh, bệnh hại cho một số loại hoa cúc phổ biến

Giải Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc

Kết nối năng lực trang 35 Chuyên đề Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu quy trình phòng trừ sâu bệnh, bệnh hại cho một số loại hoa cúc phổ biến.

Quảng cáo

Lời giải:

Quy trình phòng trừ sâu bệnh, bệnh hại cho một số loại hoa cúc phổ biến:

* Bệnh lở cổ rễ

Triệu chứng: Nấm trong đất xâm nhập vào cổ rễ phần sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu xám, lở loét, rễ bị thối mềm, lá bị héo dần và héo khô. Nhổ cây bệnh dễ bị đứt ngang gốc, chỗ vết đứt thối nham nhở.

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Nấm phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ không khí khoảng 22-280C, đất thịt nặng, đất bí chặt, đóng váng sau khi tưới.

Quảng cáo


Biện pháp phòng trừ: Trước khi trồng phải thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng vụ trước tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu. Đất trồng cúc phải tơi xốp, thoát nước tốt. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh để bổ sung nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho cây và cải tạo kết cấu của đất, đồng thời bổ sung vi sinh vật có ích cho đất. Bón phân cân đối N, P, K theo nhu cầu của hoa cúc, đặc biệt là phân lân và kali.

* Bệnh phấn trắng

Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện trên lá non, trên những phần non của cây đang tăng trưởng, dạng bột màu trắng xám, hình bất định. Mặt dưới lá chỗ vết bệnh màu vàng nhạt. Bệnh làm cho lá vàng, khô héo rụng sớm, nụ thối, hoa nhỏ không nở được, hoặc nở lệch về một bên.

Quảng cáo

Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Oidium Chrysanthemi gây ra. Nấm phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 15-250C. Nếu nhiệt độ cao trên 330C nấm sẽ chết sau 24 giờ, ở 450C nấm chết sau 10 phút. Nấm tồn tại trên cây bệnh ở dạng sợi và bào tử.

Biện pháp phòng trừ: Chọn giống kháng bệnh, bón phân cân đối, chú ý bón kali, cắt cây, cành lá bị bệnh đem tiêu huỷ. Dùng các loại thuốc: Anvil, Rovral, Topsin-M để phun khi cây bệnh.

* Bệnh đốm vàng

Triệu chứng: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, màu xám nâu, hoặc xám đen hình tròn, hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng. Sau đó từ mép lá, chóp lá, vết bệnh lan vào phiến lá làm lá thối đen và rụng.

Quảng cáo

Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Alternaria sp gây ra. Nấm này phát sinh mạnh ở nhiệt độ từ 20-280C, ẩm độ >85%.

Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh. Dùng các loại thuốc gốc đồng, Topsin-M, Aliette 80NP, Rovral để phun.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên