Theo em, vì sao pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình cho những đối tượng trong thông tin 1

Giải Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự

a) trang 47 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi trang 47 Chuyên đề KTPL 10: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người dưới 18 tuổi khi họ thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Pháp luật hình sự có nhiều quy định tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

Thông tin 2. Người bị tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi, họ không nhận thức được hành vi của mình.

Thông tin 3. Người có chức vụ, quyền hạn phạm tội tham nhũng bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

a) Theo em, vì sao pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình cho những đối tượng trong thông tin 1?

Quảng cáo

Lời giải:

Pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình cho những đối tương trong thông tin 1 vì những lí do sau:

- Thứ nhất, việc loại trừ hình phạt chung thân, tử hình đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ là vì lợi ích của đứa bé và sự công bằng đối với nó. Thai nhi hoặc trẻ nhỏ có sinh mệnh gắn liền với người mẹ, tử hình người mẹ đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền sống của thai nhi hay ít ra là điều kiện sống tối cần thiết của đứa trẻ mới sinh. Đó là sự chà đạp quyền con người dã man và vô nhân đạo, không thể được chấp nhận trong xã hội văn minh.

- Thứ hai, loại trừ hình phạt chung thân, tử hình đối với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ xuất phát từ đòi hỏi về tính nhân đạo của chính sách pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng.

- Thứ ba, việc loại trừ hình phạt chung thân, tử hình đối với người phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ thể hiện sự thừa nhận, tôn vinh của xã hội đối với công lao của người mẹ. Thiên chức sinh sản, nuôi dưỡng của người phụ nữ được tạo hóa sinh ra để tái sản xuất con người, kiến tạo nhân loại. Cho dù người phụ nữ đã phạm tội lỗi ghê gớm đến đâu nhưng việc người ấy đang mang thai, nuôi con nhỏ nghĩa là đang đóng góp công sức lớn đối với sự phát triển của loài người.

- Thứ tư, việc loại trừ hình phạt chung thân, tử hình trong trường hợp này là bởi quyền thực hiện thiên chức làm mẹ là quyền con người thiêng liêng, không thể tước đoạt.

Quảng cáo


Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên