[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí lớp 6 có đáp án (3 đề) - Chân trời sáng tạo
[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí lớp 6 có đáp án (3 đề) - Chân trời sáng tạo
Với bộ 3 đề thi Giữa kì 1 Địa Lí lớp 6 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Địa Lí 6 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Địa Lí 6.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?
A. Trường, lớp. B. Văn hóa. C. Nhà xưởng. D. Sinh vật.
Câu 2. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?
A. 361. B. 180. C. 360. D. 181.
Câu 3. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?
A. Đức. B. Ý. C. Anh. D. Nga.
Câu 4. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ
A. Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
B. Đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C. Số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
D. Mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 5. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 6. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
A. Đường. B. Điểm. C. Diện tích. D. Hình học.
Câu 7. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần
A. Kí hiệu bản đồ. B. Tỉ lệ bản đồ.
C. Bảng chú giải và kí hiệu. D. Bảng chú giải.
Câu 8. Bản đồ là
A. Hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
B. Hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
C. Hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
D. Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Câu 9. Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 có nghĩa là
A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.
Câu 10. Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong
A. Các mạng xã hội. B. Trí não con người.
C. Sách, vở trên lớp. D. Sách điện tử, USB.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm). Cho hình sau:
VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM A, B, C, D TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI
Dựa vào hình trên và kiến thức đã học, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên.
b) Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.
Câu 2 (2 điểm). Hãy kể tên 5 đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
C |
C |
A |
B |
A |
C |
D |
C |
B |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
a) Vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau; kinh tuyến gốc là đường thẳng, còn những kinh tuyến còn lại là những đường cong. b) Tọa độ Địa Lí của các điểm A, B, C, D - A (300B, 1500T) - B (600B, 900Đ). - C (300N, 600Đ). - D (600N, 1500T). |
1,0 2,0 |
2 |
Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu là: - Kí hiệu điểm: Vườn quốc gia, cao su, trâu bò, lợn, thiếc, sắt… - Kí hiệu đường: Đường máy bay, dòng biển, di cư, hướng di chuyển của bão, ranh giới quốc gia… - Diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, mật độ dân số... |
0,5 0,75 0,75 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kí hiệu đường thể hiện
A. Ranh giới. B. Cảng biển. C. Sân bay. D. Ngọn núi.
Câu 2. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?
A. Hình học. B. Tượng hình. C. Điểm. D. Diện tích.
Câu 4. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam.
Câu 5. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ
A. Mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
B. Độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.
C. Khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.
D. Độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.
Câu 6. Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?
A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều. B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.
C. Hạn chế không gian vùng đất sống. D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.
Câu 7. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. Mép bên trái tờ bản đồ. B. Mũi tên chỉ hướng đông bắc.
C. Các đường kinh, vĩ tuyến. D. Bảng chú giải, kí hiệu bản đồ.
Câu 8. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là
A. Kinh tuyến Đông. B. Kinh tuyến gốc. C. Kinh tuyến 1800. D. Kinh tuyến Tây.
Câu 9. Đường Xích đạo chia quả Địa cầu thành
A. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam. B. Nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.
C. Bán cầu Bắc và nửa cầu Tây. D. Nửa cầu Đông và bán cầu Bắc.
Câu 10. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?
A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.
B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.
C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.
D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm). Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào? Em hãy vẽ mô phỏng các kí hiệu trên?
Câu 2 (2 điểm). Giữa hai bản đồ tự nhiên Việt Nam có tỉ lệ 1: 10 000 000 và 1: 15 000 000, bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn, bản đồ nào thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn?
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
C |
D |
D |
A |
C |
C |
B |
A |
B |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
Kí hiệu mô tả các đối tượng sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ: - Kí hiệu đường: ranh giới tỉnh. - Kí hiệu điểm: mỏ khoáng sản, nhà máy. - Kí hiệu vùng: vùng trồng rừng, sông. |
1,5 1,5 |
2 |
- Các bản đồ có tỉ lệ số: Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại -> Bản đồ tự nhiên Việt Nam 1: 10 000 000 có tỉ lệ lớn hơn bản đồ 1: 15 000 000. - Bản đồ có tỉ lệ 1: 10 000 000 thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn. Vì bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì các chi tiết được thể hiện càng nhiều. |
1,0 1,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?
A. Địa bàn. B. Khí áp kế. C. Nhiệt kế. D. Sách, vở.
Câu 2. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?
A. 18. B. 20. C. 36. D. 30.
Câu 3. Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 102009’Đ). Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Việt Nam?
A. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Tây.
B. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
C. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.
D. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông.
Câu 4. Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ
A. Hướng Bắc đến Nam. B. Cực Bắc xuống cực Nam.
C. Xích đạo đến hai cực. D. Kinh tuyến đến vĩ tuyến.
Câu 5. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?
A. Tượng hình. B. Tượng thanh. C. Chữ. D. Hình học.
Câu 6. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là
A. Đọc bản chú giải. B. Tìm phương hướng.
C. Xem tỉ lệ bản đồ. D. Đọc đường đồng mức.
Câu 7. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?
A. Đường. B. Hình học. C. Điểm. D. Diện tích.
Câu 8. Gió mùa mùa hạ thổi vào Việt Nam theo hướng nào sau đây?
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Nam.
Câu 9. Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?
A. 1: 7.500. B. 1: 200.000. C. 1: 15.000. D. 1: 1.000.000.
Câu 10. Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?
A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ. B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.
C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng. D. Định hướng không gian, tìm đường đi.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm). Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1: 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy trên thực tế hai thành phố đó cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét?
Câu 2 (3 điểm). Cho hình sau:
CÁC ĐƯỜNG KINH TUYẾN, VĨ TUYẾN TRÊN QUẢ ĐỊA CẦU
a) Dựa vào hình trên và kiến thức đã học, em hãy so sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.
b) Tìm 3 câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
C |
B |
D |
B |
A |
C |
D |
A |
D |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
- Theo đề bài, ta có tỉ lệ 1: 6 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm trên thực tế. - Công thức: Khoảng cách thức tế = Khoảng cách hai địa điểm trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. - Áp dụng công thức, ta có: + Khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng là: 1,5 x 6 000 000 = 9 000 000 (cm) = 90 km. + Khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Vinh là: 5 x 6 000 000 = 30 000 000 (cm) = 300 km. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
2 |
a) So sánh các đường vĩ tuyến với nhau, kinh tuyến với nhau - Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau (do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của Trái Đất với nhau). - Các đường vĩ tuyến có độ dài khác nhau + Đường vĩ tuyến gốc (Xích đạo) có độ dài lớn nhất. + Càng xa Xích đạo về hai cực các đường vĩ tuyến càng nhỏ dần. b) Một số câu ca dao tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. 1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. 2. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão. 3. Kiến đắp thành thì bão, kiến ẵm con chạy vào thì mưa. 4. Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy, mưa Tam Đảo bảo nhau đi cày. 5. Giông bể Đông bắc nồi rang thóc, giông bể Tây đổ thóc ra phơi. 6. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 7. Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc. |
0,75 0,75 1,5 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. Kinh tuyến. B. Kinh tuyến gốc. C. vĩ tuyến. D. vĩ tuyến gốc.
Câu 2. Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là
A. Bản đồ. B. GPS. C. Bảng, biểu. D. Internet.
Câu 4. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến
A. Trên. B. Dưới. C. Bắc. D. Nam.
Câu 5. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?
A. Hình học. B. Đường. C. Điểm. D. Diện tích.
Câu 6. Cách đọc bản đồ đúng là
A. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.
B. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
C. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.
D. Chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.
Câu 7. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam.
Câu 8. Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ nhỏ?
A. 1: 100.000. B. 1: 500.000. C. 1: 10.000. D. 1: 1.000.000.
Câu 9. Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam.
Câu 10. Lược đồ trí nhớ là
A. Những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.
B. Những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.
C. Những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.
D. Những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm).
1. Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
2. Tỉ lệ số và tỉ lệ thước khác nhau như thế nào?
Câu 2 (3 điểm).
a) Hãy vẽ lược đồ trí nhớ để chỉ đường cho một người bạn của em đến nhà một người bạn khác. Ví dụ:
- Khoảng cách từ nơi đứng đến nhà bạn đó khoảng 2 km về hướng đông bắc.
- Từ nơi đứng, đi về hướng bắc khoảng 500 m, gặp một ngã ba, đổi diện ngã ba là chợ.
- Từ ngã ba, rẽ phải, đi thẳng khoảng 300 m có cây xăng ở bên phải, từ cây xăng đi thẳng khoảng 700 m sẽ gặp một ngã tư.
- Từ ngã tư đó, rẽ trái, đi thẳng khoảng 500 m nữa là tới, nhà bạn đó nằm ở bên trái đường.
b) Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
B |
D |
C |
C |
B |
A |
D |
C |
A |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu. 2. Sự khác nhau - Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. - Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế. |
0,5 0,75 0,75 |
2 |
a) Lược đồ trí nhớ tham khảo
b) Tính khoảng cách trên bản đồ - Theo đề bài, ta có bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 000 cm trên thực tế và 25 km = 2 500 000 cm. - Công thức: Khoảng cách thức tế = Khoảng cách hai địa điểm trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. -> Khoảng cách giữa hai địa điểm đó trên bản đồ là: 2 500 000 : 500 000 = 5 (cm) trên bản đồ. |
1,0 0,5 0,5 1,0 |
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)