Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)

Tuyển chọn Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 9 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9.

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I. (4.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) Hoàng Lê nhất thống trí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của Văn học Việt Nam thời trung đại.

Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả bằng đoạn văn ngắn (5 -7 câu).

Câu 2. (1.0 điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

Câu 3. (1.0 điểm) Tóm tắt hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

Câu 4. (1.0 điểm) Tại sao gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử.

Quảng cáo

PHẦN II (6.0 điểm):

Kể về một lần mắc lỗi mà em ân hận, day dứt mãi.

Đáp án và thang điểm

PHẦN I. (4.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) Hoàng Lê Nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi do một nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê khi quân Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn thống nhất đất nước.

Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 -1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan triều nhà Nguyễn.

Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên trong đó có 7 hồi là do Ngô Thì Du viết, 3 hồi cuối là sự chắp vá, ghép nối những sự việc từ thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết viết.

Câu 2. (1.0 điểm)

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:

Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn tiểu thuyết này còn viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào những năm 30 cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.

Câu 3. (1.0 điểm)

Quảng cáo

Tóm tắt

Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn ở Thăng Long phải tạm rút lui về Tam Điệp và cho người vào Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.

Nhận được tin ngày 24/11 Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân thành hai đạo thủy -bộ. Ngày 25/15 làm lễ tế trời đất, lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, vừa tiến quân vừa mở cuộc tuyển binh. Ngày 30 tháng Chạp, quân Quang Trung ra tới Tam Điệp, hội quân với Sở và Lân. Quang Trung khẳng định, chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người thanh. Ông cho mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở Thăng Long mở tiệc lớn. Tiếp đó, nghĩa quân lên đường, tới rạng sáng mùng 3 Tết thì bí mật bao vây đồn Ngọc Hồi, dùng kế sách để quân Thanh đầu hàng nhanh, hạ đồn dễ dàng. Rạng sáng ngày 5 Tết, nghĩa quân tấn công đồn Ngọc Hồi, quân giặc dùng mưu hèn nhưng cuối cùng vẫn bị ta đánh bại. Cuối cùng, quân Thanh phải đầu hàng, thái thú Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung dẫn quân toàn thắng vào Thăng Long. Trong khi đó, vua tôi Lê Chiêu Thống và tướng giặc Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, bỏ chạy, tàn quân tháo chạy giẫm lên nhau mà chết.

Câu 4. (1.0 điểm)

Hoàng Lê nhất thống chí được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử vì:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn của bộ sử thi. Tác phẩm mang giá trị về văn học và sử học.

Tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến đầy biến động cuối thế kỉ XVIII, những nhân vật ở tầng lớp trên của xã hội phong kiến không còn giữ đúng vai trò, trách nhiệm với dân. Trong triều đình, vua chúa tham quan sống sa đọa. Vua Cảnh Hưng cam chịu sống bạc nhược, Trịnh Tông trở thành con rối của đám kiêu binh. Vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước, luồn cúi. Cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi này phản ánh rõ nét đời sống cơ cực của người dân dưới thời Lê mạt: bất ổn, đói khổ. Bên cạnh đó là hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn mà nổi bật là hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, có tài cầm quân, có công đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.

PHẦN II. (6.0 điểm):

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết viết một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận.

- Bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng, dùng từ đặt câu chính xác, chữ viết sạch sẽ, đúng chính tả.

Quảng cáo

b. Yêu cầu về kiến thức:

- Học sinh có nhiều cách làm bài. Những câu chuyện được kể phải là câu chuyện thật sự gây xúc động, ám ảnh người viết. Người viết phải có cảm xúc chân thực (buồn, đau khổ, hối hận ...). Bài viết có những suy ngẫm về lỗi lầm, về con người, về cuộc đời. Bài viết cần có những ý sau:

- Hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm.

- Quá trình mắc lỗi.

- Tâm trạng sau khi mắc lỗi.

- Suy ngẫm của bản thân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1. (2.0 điểm)

Đọc đoạn thơ rồi thực hiện các yêu cầu:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

(Ngữ văn 9, tập 1, trang 81 – NXB Giáo dục, 2007)

a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Xác định thể thơ.

c. Chép lại câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

d. Tìm một thành ngữ có trong đoạn thơ.

Câu 2. (3.0 điểm)

Trong Truyện Kiều có hai câu thơ:

Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Hai câu thơ trên gợi cho em nhớ đến hai câu thơ nào trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (Ngữ Văn 9 – Tập I)? Nêu nội dung chính của hai câu thơ vừa chép? Qua đó em có nhận xét gì về ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du?

Câu 3. (3.0 điểm)

Thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, Nguyễn Du đã từng viết:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

a. Em hiểu như thế nào về ý thơ trên?

b. Từ cuộc đời của Vũ Nương -nhân vật trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều -nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa và nay?

Câu 4. (2.0 điểm)

Miêu tả vẻ đẹp của nàng Kiều, Nguyễn Du viết:

... "Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh..."

(SGK Ngữ văn 9-tập 1)

Khi chép lại hai câu thơ này để phân tích, một bạn học sinh đã chép nhầm từ hờn trong câu thơ thứ hai thành từ buồn. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng việc chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thơ?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN I (4.0 điểm)

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:

Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Nhà vua nói "đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị" nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ "Sông núi nước Nam" có nội dung tương tự.

Câu 3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

PHẦN II. (6.0 điểm)

Hãy cho biết suy nghĩ của em về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương bằng một bài văn nghị luận ngắn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):

Chọn đáp án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm.

Câu 1. Yêu cầu "Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa" thuộc về phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Câu 2. Phương án nào sau đây không nói về thuật ngữ?

A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ.

B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao.

C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm khoa học.

D. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ.

Câu 3. Đoạn trường tân thanh là tên gốc của tác phẩm nào?

A. Truyện Lục Vân Tiên.

B. Truyện Kiều.

C. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh.

D. Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 4. Truyện Kiều viết bằng thể loại nào dưới đây?

A. Truyện thơ

B. Tiểu thuyết chương hồi

C. Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết lịch sử

II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):

Giới thiệu về chiếc quạt giấy -một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 Điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn

Hai đứa ở hai đầu xa thẳm

Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.


Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như Đông với Tây một dải rừng liền.

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)

Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (1.0 điểm) Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?

Câu 3. (2.5 điểm) Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 Điểm):

Đóng vai Vũ Nương kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?

(Tiếng thu -Lưu Trọng Lư)

Câu 1.(1.0 điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên.

Câu 2.(1.0 điểm) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.

Câu 3.(2.0 điểm) Từ bài thơ trên hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về mùa thu.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

(Chiều xuân – Anh Thơ)

Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2.(1.0 điểm) Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì?

Câu 3. (2.5 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ? Từ đó anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả?

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

Vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

(Quê hương -Tế Hanh)

Câu 1. (1.0 điểm) Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào?

Câu 2. (1.0 điểm) Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng.

Câu 3.(2.0 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

Đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

PHẦN I (3.0 điểm):

Giải thích ý nghĩa và cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại nào.

- Nói băm nói bổ.

- Nói như đấm vào tai.

- Điều nặng tiếng nhẹ.

- Nửa úp nửa mở.

- Mồm loa tép nhảy.

- Đánh trống lảng.

- Nói như dùi đục chấm mắm cáy.

PHẦN II (7.0 Điểm):

Nghị luận văn học đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.  Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

-Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. 

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc – ghê -nhép)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5. Bài học rút ra từ văn bản trên? 

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên