[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

Tuyển chọn [Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 3 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Mùa hoa sấu

Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.

Từ những cành sấu non bật ra những chùm hao trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

Băng Sơn

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:

1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?

A. Cây sấu ra hoa.

B. Cây sấu thay lá.

C. Cây sấu thay lá và ra hoa.

2. Hình dạng hoa sấu như thế nào?

A. Hoa sấu nhỏ li ti.

B. Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

C. Hoa sấu thơm nhẹ.

3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?

A. Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.

B. Hoa sấu hăng hắc.

C. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.

4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?

A. 1 hình ảnh.

B. 2 hình ảnh.

C. 3 hình ảnh.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Trần Bình Trọng

      Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Giặc tức giận, giết ông. Khi ấy, ông mới 26 tuổi.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

-----------------------------Hết-----------------------------

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. B (1 điểm) 

2. B (1 điểm)

3. A (1 điểm)

4. B (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. 

Gợi ý: 

+ Người em muốn kể là ai? 

+ Người đó yêu thương em như thế nào? 

+ Tình cảm của em với người đó như thế nào?

- Kĩ năng: 3 điểm

+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

HS đọc thầm bài “Trận bóng dưới lòng đường” (SGK Tiếng Việt 3, trang 54&55). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng: 

Trận bóng dưới lòng đường

Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng "kít... ít" làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy tán loạn.

Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ hết sợ, lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác quát to:

- Chỗ này là chỗ chơi bóng à?

Đám học trò sợ hãi bỏ chạy.

Từ một gốc cây, Quang lén nhìn sang. Bác đứng tuổi xuýt xoa, hỏi han ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi vừa dìu ông cụ lên xe, vừa bực bội:

- Thật là quá quắt!

Quang sợ tái cả người. Cậu bống thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo:

- Ông ơi... cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ.

NGUYỄN MINH

1. Các bạn chơi bóng gì dưới lòng đường?

A. Bóng chuyền 

B. Bóng đá 

C. Bóng rổ

2. Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?

A. Ở sân vận động.

B. Ở trước sân trường.

C. Ở dưới lòng đường.

3. Tác hại của việc chơi bóng dưới lòng đường là gì?

A. Dễ gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông và cho chính mình.

B. Dễ gây tai nạn cho người đi bộ trên vỉa hè. 

C. Cả hai ý trên.

4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây:

- Em là học sinh lớp 3.

…………………………………………………………………………

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài “Các em nhỏ và cụ già” (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 62 - 63)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu đi học của em.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. B (1 điểm) 

2. C (1 điểm)

3. C (1 điểm)

4. Ai là học sinh lớp 3? (1 điểm) 

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Giới thiệu câu chuyện

- Diễn biến sự việc: 

Từ nhà đến trường:

+ Lời mẹ dặn.

+ Tâm trạng của em.

+ Cảnh vật… (quan sát: nhìn, nghe….)

Tại sân trường:

+ Cảnh vật…. (quan sát: nhìn, nghe….)

+ Tâm trạng của em.

+ Hoạt động của em.

- Cảm nhận của em sau buổi đi học. 

Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Đọc thầm bài: Ông ngoại (sách Tiếng Việt 3- tập 1/ trang 34). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Ông ngoại

Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.

Một sáng, ông bảo:

- Ông cháu mình đến xem trường thế nào.

Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống, ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại - "thầy giáo" đầu tiên của tôi.

Theo NGUYỄN VIỆT BẮC

1. Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đến thăm trường vào dịp nào?

A. Nghỉ hè

B. Khai giảng

C. Trong năm học mới

2. Ông ngoại giúp bạn nhỏ những gì để chuẩn bị đi học?

A. Dẫn bạn nhỏ đi mua sách vở, chọn bút.

B. Dạy bạn nhỏ những chữ cái đầu tiên

C. Hướng dẫn bạn nhỏ bọc vở, dán nhãn.

D. Tất cả những điều trên.

3. Gạch dưới những hình ảnh được so sánh trong những câu văn sau:

A. Những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

B. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.

4. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì?” trong các câu sau:

A. Chú cá heo này đã cứu sống một phi công.

B. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần, lấy cái nón của má đội lên đầu.

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: gió heo may. (Sách Tiếng Việt lớp 3- tập 1/ trang 70) 

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy kể về một người hàng xóm mà em biết.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. A (1 điểm) 

2. D (1 điểm) 

3. Học sinh trả lời đúng yêu cầu (1 điểm) 

4. Học sinh trả lời đúng yêu cầu (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

 -Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

Gợi ý: 

- Người hàng xóm mà em yêu quý là ai? Làm nghề gì?

- Hình dáng của người đó ra sao?

- Đặc điểm bên ngoài nổi bật nhất của người đó? (Ví dụ: làn da, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, đôi mắt, ...)

- Tính tình của người đó ra sao? (Ví dụ: hòa đồng, vui vẻ, dễ gần, thân thiện, tốt bụng, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người như thế nào? ...)

- Tình cảm của gia đình em với người đó hoặc của người đó với gia đình em?

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Học sinh đọc thầm bài: “Các em nhỏ và cụ già” SGK, tiếng Việt 3, tập 1, trang 62-63 sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Các em nhỏ và cụ già

Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? –Một em trai hỏi.

Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:

- Chắc là cụ bị ốm?

- Hay là cụ đánh mất cái gì?

- Chúng mình thử hỏi xem đi!

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp.

Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về.

Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

1. Các bạn nhỏ đi đâu?

A. Các bạn nhỏ đi học.

B. Các bạn nhỏ rủ nhau đi chơi.

C. Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.

D. Các bạn nhỏ đi về nhà sau khi học xong ở trường.

2. Điều gì khiến các em phải dừng lại?

A. Gặp một chuyện bất thường trên đường.

B. Gặp một cụ già đang ngồi ven đường vẻ mệt mỏi, u sầu.

C. Gặp một em bé lạc đường.

D. Gặp một cụ già đôi mắt bị mù, không đi được.

3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

A. Ông cụ bị mất tiền.

B. Cụ bà bị ốm nặng ở bệnh viện, không có tiền trả viện phí.

C. Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi.

D. Ông cụ buồn về chuyện gia đình.

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

4. Trong câu Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu, em có thể thay từ u sầu bằng từ nào?

A. Buồn bã

B. vui vẻ

C. Bướng bỉnh

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài viết: Gió heo may, SGK, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 70.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một người hàng xóm mà em yêu quý.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A.Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. C (1 điểm)

2. B (1 điểm) 

3. C (1 điểm) 

4. A (1 điểm) 

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

Gợi ý: 

- Người hàng xóm mà em yêu quý là ai? Làm nghề gì?

- Hình dáng của người đó ra sao?

- Đặc điểm bên ngoài nổi bật nhất của người đó? (Ví dụ: làn da, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, đôi mắt, ...)

- Tính tình của người đó ra sao? (Ví dụ: hòa đồng, vui vẻ, dễ gần, thân thiện, tốt bụng, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người như thế nào? ...)

- Tình cảm của gia đình em với người đó hoặc của người đó với gia đình em?

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

* Đọc thầm bài: Quạt cho bà ngủ (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 23)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu trả lời dưới đây: 

Quạt cho bà ngủ 

Ơi chích choè ơi
Chim đừng hót nữa
Bà em ốm rồi
Lặng cho bà ngủ.

Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng.

Căn nhà đã vắng
Cốc chén lặng im
Đôi mắt lim dim
Ngủ ngon bà nhé.

Hoa xoan, hoa khế
Chín lặng trong vườn
Ba mơ tay cháu
Quạt đầy hương thơm.

Câu 1: Bạn nhỏ trong bài thơ làm việc gì để chăm sóc bà?

A. Đang đọc sách cho bà nghe.

B. Quạt cho bà ngủ.

C. Im lặng cho bà ngủ.

Câu 2: Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn thế nào?

A. Căn nhà đã vắng, cốc chén nằm im.

B. Hoa cam, hoa khế chín lặng trong vườn.

C. Cả hai ý trên.

Câu 3: Bà mơ thấy gì?

A. Ngấn nắng thiu thiu đậu trên tường trắng.

B. Tay cháu quạt đầy hương thơm.

C. Bàn tay bé nhỏ vẫy quạt thật đều.

Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:

a. Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

    ............................................................................................................. 

b. Ông tôi làm cho tôi chiếc đèn ông sao.

    ................................................................................................................ 

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của người thân của em đối với em.


-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A.Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. B (1 điểm) 

2. C (1 điểm) 

3. B (1 điểm) 

4. Học sinh trả lời đúng yêu cầu (1 điểm) 

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

Gợi ý: 

+ Người em muốn kể là ai? 

+ Người đó yêu thương em như thế nào? 

+ Tình cảm của em với người đó như thế nào?

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Đọc thầm bài: Tiếng ru (SGK TV 3, tập 1, trang 64)

Tiếng ru

Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người - đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
 Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                         TỐ HỮU

Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn câu trả lời đúng:

1. Vì sao con ong yêu hoa?

A. Vì hoa có nhiều màu sắc đẹp.

B. Vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật

C. Vì hoa có hương thơm.

2. Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?

A. Vì núi, đất, sông, biển do tự nhiên tạo thành.

B. Vì núi, đất, sông, biển là anh em bạn bè với nhau

C. Vì núi nhờ có đất bồi mà cao được, biển nhờ có nước của sông đổ về.

3. Câu thơ lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của bài thơ?

...............................................................................................

................................................................................................

4. Gạch chân những hình ảnh so sánh trong các câu thơ sau:

Ông trăng như cái mâm vàng Mọc lên từ đáy đầm làng quê tôi.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Những chiếc chuông reo (SGK TV 3 tập 1 trang 67) viết đoạn “Tôi rất thích... một góc nung”

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại buổi đầu em đi học.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. B (1 điểm) 

2. C (1 điểm) 

3. Học sinh trả lời đúng yêu cầu (1 điểm) 

4. Học sinh trả lời đúng yêu cầu (1 điểm) 

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Giới thiệu câu chuyện

- Diễn biến sự việc: 

Từ nhà đến trường:

+ Lời mẹ dặn.

+ Tâm trạng của em.

+ Cảnh vật… (quan sát: nhìn, nghe….)

Tại sân trường:

+ Cảnh vật…. (quan sát: nhìn, nghe….)

+ Tâm trạng của em.

+ Hoạt động của em.

- Cảm nhận của em sau buổi đi học. 

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Đọc thầm Bài: Ông ngoại (SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 34) Đọc kĩ bài và khoanh tròn chữ cái trước dòng trả lời đúng nhất: 

Ông ngoại

Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.

Một sáng, ông bảo:

- Ông cháu mình đến xem trường thế nào.

Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống, ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại - "thầy giáo" đầu tiên của tôi.

Theo NGUYỄN VIỆT BẮC

Câu 1: Ông ngoại đưa tác giả đến trường vào dịp:

A. cuối mùa thu    

B. cuối mùa hè      

C. mùa hè

Câu 2: Âm thanh nào âm vang mãi trong đời đi học của tác giả?

A. Tiếng ông ngoại         

B. Tiếng thầy cô    

C. Tiếng trống trường

Câu 3: Hình ảnh nào trong bài tiêu biểu cho tiết trời sắp vào thu?

A. Cái nắng dịu của mùa hè.

B. Không khí mát dịu, bầu trời xanh ngắt.

C. Mây xanh như dòng sông trôi lặng lẽ.

Câu 4: Hình ảnh so sánh trong bài là:

A. Bầu trời xanh như dòng sông trong.

B. Cái vắng lặng của ngôi trường như căn lớp học.

C. Cả 2 ý đều sai.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Nghe viết: Bài Quê hương ruột thịt (SGK trang 78).

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nói về lớp em.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. B (1 điểm)

2. C (1 điểm)

3. B (1 điểm)

4. B (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

Gợi ý: 

- Lớp em có bao nhiêu học sinh? Trong đó có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ? 

- Ban cán sự lớp em gồm có những ai? 

- Thành tích học tập và kỉ luật của lớp em như thế nào? 

- Tình cảm của em dành cho lớp như thế nào? 

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

-        Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

-        Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Đọc thầm bài: “Người mẹ” (Trang 29-30 SGK TV3 Tập 1). Trả lời các câu hỏi sau: 

Người mẹ

Bà mẹ chạy ra ngoài, hớt hải gọi con. Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm, bà vừa thiếp đi một lúc, Thần Chết đã bắt nó đi.

     Thần Đêm Tối đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen, bảo bà:

- Thần Chết chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những người đã cướp đi đâu.

     Bà mẹ khẩn khoản cầu xin Thần chỉ đường cho mình đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.

Đến một ngã ba đường, bà mẹ không biết phải đi lối nào. Nơi đó có một bụi gai băng tuyết bám đầy. Bụi gai bảo:

- Tôi sẽ chỉ đường cho bà, nếu bà ủ ấm tôi.

     Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá. Bụi gai chỉ đường cho bà.

Bà đến một hồ lớn. Không có một bóng thuyền. Nước hồ quá sâu. Nhưng bà nhất định vượt qua hồ để tìm con. Hồ bảo:

- Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt. Hãy khóc đi, cho đến khi đôi mắt rơi xuống!

     Bà mẹ khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã, đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ xuống hồ, hóa thành hai hòn ngọc. Thế là bà được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết.

Thấy bà, Thần Chết ngạc nhiên, hỏi:

- Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?

Bà mẹ trả lời:

- Vì tôi là mẹ. Hãy trả con cho tôi!

Theo AN-ĐÉC-XEN

(Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch

Câu 1: Thần chết đã bắt mất con của bà mẹ lúc nào?

A. Lúc bà mẹ chạy ra ngoài.

B. Lúc bà vừa thiếp đi một lúc.

C. Lúc bà đang thức trông con.

Câu 2: Bà mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?

A. Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó.

B. Giũ sạch băng tuyết bám đầy bụi gai.

C. Chăm sóc bụi gai hàng ngày.

Câu 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:

- Mẹ đang giặt quần áo.

Câu 4: Viết lại hình ảnh so sánh và từ so sánh trong câu thơ sau:

Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

Hình ảnh so sánh:     .................................................................................... 

Từ so sánh:  ................................................................................................. 

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

“Các em nhỏ và cụ già” TV2 Tập1 Trang 62 (Đề bài và Đoạn 4)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về gia đình em với một người bạn mới quen.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. B (1 điểm) 

2. A (1 điểm) 

3. Học sinh trả lời theo đúng yêu cầu (1 điểm) 

4. Học sinh trả lời theo đúng yêu cầu (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý sau: 

Gợi ý: 

- Gia đình em gồm những ai? 

- Nghề nghiệp của mỗi thành viên trong gia đình? 

- Những hoạt động thường ngày của gia đình em? 

- Tình cảm của em dành cho gia đình em như thế nào? 

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Đọc thầm bài: “Các em nhỏ và cụ già” (Trang 62-63 SGK TV3, Tập 1)

Các em nhỏ và cụ già

Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? –Một em trai hỏi.

Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:

- Chắc là cụ bị ốm?

- Hay là cụ đánh mất cái gì?

- Chúng mình thử hỏi xem đi!

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp.

Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về.

Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

1. Các bạn nhỏ đi đâu về:

A. Đi học về

B. Đi chơi về

C. Đi thăm bạn bị ốm.

2. Điều gì trên đường về khiến các bạn phải dùng lại?

A. Một ông cụ nhờ dẫn qua đường 

B. Trông thấy một cụ già đang ngồi khóc.

C. Trông thấy một ông cụ rất mệt mỏi và u sầu.

3. Điều gì làm cho ông cụ buồn?

A. Vì bà nhà ông bị ốm nặng.

B. Vì ông cụ bị mất hết tiền.

C. Vì ông cụ đang bị ốm.

4. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:

a. Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước.

........................................................................................................ 

b. Cô giáo đang giảng bài.

......................................................................................................... 

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Ông ngoại (Từ đầu …… những chữ cái đầu tiên.) (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 34-35)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) kể về gia đình em.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 9

A.Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. B (1 điểm) 

2. C (1 điểm) 

3. A (1 điểm) 

4. Học sinh đặt câu theo đúng yêu cầu – mỗi câu 0,5 điểm

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

Gợi ý: 

- Gia đình em gồm những ai? 

- Nghề nghiệp của mỗi thành viên trong gia đình? 

- Những hoạt động thường ngày của gia đình em? 

- Tình cảm của em dành cho gia đình em như thế nào? 

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Dựa vào bài "Ông ngoại" Tiếng Việt 3 tập 1, trang 34 ,35. Hãy đọc thầm và khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Ông ngoại

Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.

Một sáng, ông bảo:

- Ông cháu mình đến xem trường thế nào.

Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống, ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại - "thầy giáo" đầu tiên của tôi.

Theo NGUYỄN VIỆT BẮC

1. Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?

A. Có những cơn gió mùa hè.

B. Không khí mát dịu mỗi sáng, trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

C. Trời xanh ngắt có gió mát.

2. Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?

A. Ông dẫn bạn đi mua vở chọn bút, hướng dẫn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực.

B. Ông dạy bạn nhỏ những chữ cái đầu tiên.

C. Cả hai ý trên.

3. Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?

A. Vì ông ngoài là người bạn của bạn nhỏ.

B. Vì ông ngoài là người đầu tiên dẫn bạn đến trường cho bạn nghe tiếng trống đầu tiên, dạy bạn những chữ cái đầu tiên.

C. Vì ông ngoại là người cho bạn nghe tiếng trống trường đầu tiên.

4. Ông ngoại là người dạy bạn những chữ cái đầu tiên. Câu trên thuộc mẫu câu nào sau đây:

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

"Các em nhỏ và cụ già " (Tiếng Việt 3 - tập 1, trang 63)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến.


-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 10

A.Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 2 điểm.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

1. B (1 điểm) 

2. C (1 điểm)

3. B (1 điểm)

4. A (1 điểm)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm) 

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm) 

- Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

Gợi ý: 

- Người hàng xóm mà em yêu quý là ai? Làm nghề gì?

- Hình dáng của người đó ra sao?

- Đặc điểm bên ngoài nổi bật nhất của người đó? (Ví dụ: làn da, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, đôi mắt, ...)

- Tính tình của người đó ra sao? (Ví dụ: hòa đồng, vui vẻ, dễ gần, thân thiện, tốt bụng, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người như thế nào? ...)

- Tình cảm của gia đình em với người đó hoặc của người đó với gia đình em?

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 9 khác
Tài liệu giáo viên