Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề)
Tuyển chọn Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 8 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Ngữ Văn 8.
Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề)
Để mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 8 bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC - HIỂU:(3 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.
- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.
(Nơi bắt đầu của tình bạn, Bùi Thị Hồng Ngọc)
Câu 1:(2 điểm)
a) Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích làm em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 học kì 1 (1 điểm)
b) Từ đoạn trích, em hiểu nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành? (Viết thành đoạn văn từ 2 - 3 câu) (1 điểm)
Câu 2:(1 điểm)
“Tùng ... tùng ... tùng...” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
a) Hãy tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn (0.5 điểm)
b) Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn. (0.5 điểm)
II. TÂP LÀM VĂN
Câu 1: (3 điểm) Khi đến trường, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai, bạn bè như anh em và mái trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi thế, mỗi học sinh phải có trách nhiệm với nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm như vậy.
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp – nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.
Câu 2:(4 điểm) Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử mà em được đọc từ sách (báo).
--------------HẾT-------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
a.
*Phương pháp: Đọc, hiểu
*Cách giải:
- Nội dung: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.
- Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh).
b.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Gợi ý:
Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:
- Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán
- Sự thấu hiểu, yêu thương, nhường nhịn
…
Câu 2:
a.
*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức câu ghép
*Cách giải:
Câu ghép: Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.
b.
*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ tượng thanh.
*Cách giải:
- Từ tượng thanh: “Tùng ... tùng ... tùng...”
II. LÀM VĂN
Câu 1:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.
+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp - nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.
- Hướng dẫn cụ thể:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: mái trường thân yêu và bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp.
*Giải thích:
- “Bổn phận, trách nhiệm”: điều mà mình phải làm, là nhiệm vụ của mình.
ð Mái trường là nơi rèn luyện kiến thức và đạo đức cho học sinh, ở nơi đó có thầy cô kính yêu và những người bạn thân thương. Mái trường giống như ngôi nhà chung của học sinh, bởi vậy học sinh cần có trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà chung ấy.
* Nêu lên những biểu hiện về những việc cần làm đối với ngôi nhà chung:
- Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- Yêu thương, chân thành giúp đỡ bạn bè.
- Chấp hành nghiêm túc các nội quy trường lớp.
- Giữ gìn tài sản chung của nhà trường.
…
* Trình bày ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm đối với mái trường:
- Các em sẽ trưởng thành hơn, trở thành một người có đạo đức, một công dân tốt cho xã hội sau này.
- Thầy cô quý mến và các bạn yêu quý, từ đó các em có được những mối quan hệ tốt và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường.
…
* Phê phán những học sinh chưa làm tròn bổn phân, trách nhiệm của mình đối với trường lớp.
* Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
* Tổng kết.
Câu 2:
*Phương pháp:
- Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
*Gợi ý:
Thí sinh tự chọn văn bản đã được đọc trong sách báo viết về tình mẫu tử để kể lại câu chuyện đó. Qua đó bộc lộ những cảm nghĩ của mình về tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện trong truyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”
(Trích “Con có biết”, Nhã Nam tuyển chọn)
a) Theo em, người mẹ đã dạy con điều gì? (1.0 điểm)
b) Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng ấy (1.0 điểm)
c) Viết đoạn văn từ (2 - 3) câu nêu hành động cụ thể của em thể hiện sự trân trọng đối với những người yêu thương mình. (1.0 điểm)
Câu 2:(3.0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người.
Câu 3: (4.0 điểm) Hằng năm, các em học sinh thường được tham gia nhiều chuyến đi trải nghiệm thực tế do nhà trường tổ chức. Mỗi một chuyến đi luôn để lại những kỉ niệm đẹp khó quên. Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em trong chuyến đi thực tế ấy.
(Kể chuyện kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
b. Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?
Câu 2. (1,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 3. (1,0 điểm):
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.
(Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
a. Hãy chỉ ra câu ghép trong phần trích?
b. Phân tích các vế câu trong câu ghép trên?
Câu 4. (6,0 điểm)
Thuyết minh về một đồ dùng học tập (hoặc một đồ dùng sinh hoạt gia đình).
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1 ( 1.0 điểm)
Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:
... “ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18)
a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.
b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.
Câu 2 ( 1.0 điểm): Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.
Câu 3 ( 3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.
Câu 4 ( 5.0 điểm): Giới thiệu về mái trường em đang học.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1: (1.0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“ …Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ…”
a) Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định.
Câu 2: (2.0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) thuyết phục một người thân của mình không hút thuốc lá.
Câu 3: (2.0 điểm)
a) Trình bày cách nối các vế trong câu ghép.
b) Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau:
- Nếu… thì…
- Càng… càng…
Câu 4: (5.0 điểm) Thuyết minh về chiếc bàn học của em.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1: (3 điểm)
1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
( ...) “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:
- Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.
Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì? Kể theo ngôi thứ mấy?
b) Đoạn văn trên kể lại sự việc gì?
2. Nguyên nhân sâu xa nào đã tác động đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Câu 2: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(…) “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... ”
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
a) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên.
b) Phân tích cấu trúc của các câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy.
Câu 3: (5 điểm) Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại câu chuyện trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Câu 1 (1.0 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:
...“Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18)
a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.
b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.
Câu 2 (1.0 điểm): Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.
Câu 3 (3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.
Câu 4 (5.0 điểm) Giới thiệu về mái trường em đang học.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau:
“...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc, Nam Cao)
a. Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?
b. Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
c. Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo?
Câu 2:(2 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của văn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học?
Câu 3:(5 điểm) Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời văn của mình.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Câu 1 (2 điểm)
Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:
(…) Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. (…)
(Ngữ văn 8, tập một)
a) Phần trích trên thuộc văn bản nào?
b) Văn bản ở a thuộc loại văn bản gì?
c) Bao bì ni lông ở phần trích được coi là gì?
d) Văn bản ở a viết về chủ đề nào?
Câu 2 (2 điểm): Thế nào là câu ghép? Tìm cụm C - V (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu ghép dưới đây và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Câu 3 (6 điểm): Em hãy giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đó là chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan...
(O. Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
a. Cụm từ in nghiêng trong câu “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Cụm từ đó có ý nghĩa gì?
b. Xét về cấu tạo, câu in đậm trong đoạn trích trên là câu gì?
c. Kết thúc truyện, Xiu đã nói với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì sao?
d. Từ đó, em hiểu thế nào về quan điểm nghệ thuật của tác giả?
Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của cụ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri
Câu 3 (5,0 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.
--------------HẾT-------------
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)